Lớp Giáo Lý
An Ma 19: “Cánh Tay của Ngài Dang Ra cho Tất Cả Những Người Nào Biết Hối Cải và Biết Tin”


“An Ma 19: ‘Cánh Tay của Ngài Dang Ra cho Tất Cả Những Người Nào Biết Hối Cải và Biết Tin’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 19”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 19

“Cánh Tay của Ngài Dang Ra cho Tất Cả Những Người Nào Biết Hối Cải và Biết Tin”

một em giới trẻ chia sẻ phúc âm với bạn bè

Khi em nghĩ về việc chia sẻ phúc âm với những người khác, em có bao giờ cảm thấy như có một số người sẽ không bao giờ chấp nhận những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi không? Em nghĩ Cha Thiên Thượng nhìn nhận những người này như thế nào? Từ những kinh nghiệm truyền giáo của Am Môn với dân La Man, chúng ta nhận thấy rằng Chúa đang chuẩn bị tấm lòng của mọi người từ mọi tầng lớp để đón nhận phúc âm của Ngài. Bài học này có thể giúp em hiểu rằng Chúa yêu thương tất cả mọi người và mong muốn họ đến cùng Ngài.

Tôn trọng niềm tin và ý kiến của những người khác. Hãy tìm cách phát triển một môi trường nơi mọi người tôn trọng niềm tin và ý kiến của những người khác. Khuyến khích học viên lắng nghe và cố gắng hiểu tại sao những người khác có thể có niềm tin khác với các em. Giúp học viên học cách thừa nhận niềm tin của những người khác và tập chia sẻ niềm tin của mình một cách tử tế và có suy xét. Bài luyện tập này có thể chuẩn bị cho các em để chia sẻ phúc âm với những người khác một cách nhã nhặn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghiên cứu An Ma 19 và tìm kiếm ảnh hưởng từ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi đối với những người La Man mà Am Môn giảng dạy.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tự khảo sát bản thân

Trưng ra bảng khảo sát sau đây và cho học viên thời gian để trả lời một cách thấu đáo và trung thực. Nếu không quá mang tính cá nhân thì hãy mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em.

Đánh giá bản thân theo thang điểm từ 1–5 về khả năng em nghĩ em sẽ mời những người sau đây tìm hiểu thêm về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  1. Một người nào đó em biết đã bày tỏ sự quan tâm đến Giáo Hội

  2. Một người bạn hoặc một người trong gia đình thường làm theo các tiêu chuẩn phúc âm nhưng chưa phải là tín hữu

  3. Một người bạn hoặc một người trong gia đình không làm theo các tiêu chuẩn phúc âm

  4. Một người nào đó em biết đã từ chối lời mời trước đó để tìm hiểu thêm về phúc âm từ những người khác

Hãy suy ngẫm về lý do tại sao em trả lời như vậy.

  • Những ý kiến cá nhân của chúng ta về người khác có thể ảnh hưởng như thế nào đến nỗ lực của chúng ta để chia sẻ phúc âm?

Khi các con trai của Mô Si A bắt đầu giáo vụ của họ với dân La Man, nhiều người cười nhạo họ và nghi ngờ rằng họ sẽ không bao giờ có được sự thành công giữa những người tà ác như vậy (xin xem An Ma 26:23–25). Tuy nhiên, Am Môn và các anh em của ông đã có được sự thành công. Em có thể nhớ lại rằng sau khi Am Môn dạy phúc âm cho Vua La Mô Ni, vị vua này đã tin vào những lời của Am Môn, cầu nguyện để được thương xót, và ngã xuống đất khi được Thánh Linh chế ngự (xin xem An Ma 18:40–43).

La Mô Ni cầu nguyện

Hôm nay em sẽ tìm hiểu về các sự kiện đã xảy ra trong gia đình của La Mô Ni sau khi Am Môn dạy cho nhà vua. Trong khi nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em hiểu rõ hơn về cách Cha Thiên Thượng nhìn nhận con cái của Ngài, bao gồm cả những người dường như sẽ không chấp nhận phúc âm.

Am Môn tiếp tục dạy cho gia đình của La Mô Ni

Mục đích của phần này trong bài học là giúp học viên nghiên cứu các sự kiện được ghi lại trong An Ma 19 và xác định nguyên tắc được dạy trong câu 36. Anh chị em có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp khác với các phương pháp được liệt kê trong phần này để giúp học viên nghiên cứu chương này trước khi xác định nguyên tắc.

Ví dụ: anh chị em có thể trình bày chương này bằng cách đóng kịch, trong đó anh chị em chọn sáu học viên và chỉ định một phần cho mỗi em. Một học viên có thể đóng vai là người kể chuyện (là người sẽ đọc câu 1, 6–7, 11–12, 15, 33–36), và năm học viên khác có thể đọc những lời nói trực tiếp hoặc những câu về hoàng hậu (câu 2, 4–5, 9, 29–30), Am Môn (câu 3, 6–8, 10, 14, 22–23), Vua La Mô Ni (câu 12–13, 31), A Bích (câu 16–17, 28) và những người La Man khác (câu 18–21, 24–27, 32). Có thể là hữu ích khi đưa ra những chỉ định này trước khi bắt đầu bài học để học viên có thể xác định những câu các em sẽ đọc.

Khi hoàng hậu của dân La Man biết về cái chết của chồng mình, bà đã cho người đi mời Am Môn đến gặp bà để bà có thể nói chuyện với ông (xin xem An Ma 19:1–3).

Hãy đọc An Ma 19:4–17, tìm kiếm những điều hoàng hậu và những người khác đã trải qua sau khi nói chuyện với Am Môn.

23:4

Ammon Serves and Teaches King Lamoni | Alma 17–19

Ammon and the sons of Mosiah go to teach the Lamanites the word of God. Ammon becomes King Lamoni’s servant and teaches him the gospel of Jesus Christ.

  • Em học được điều gì về hoàng hậu từ các câu này?

  • La Mô Ni đã học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô trong ba ngày trước đó?

  • Em nghĩ tại sao sự hiểu biết này mang lại cho La Mô Ni niềm vui như vậy?

Sau khi tập họp những người khác đến cung vua, tôi tớ của hoàng hậu là A Bích đã rất ngạc nhiên và buồn bã khi mọi người bắt đầu tranh luận với nhau về lý do tại sao nhà vua và những người khác nằm trên mặt đất như thể họ đã chết (xin xem An Ma 19:18–28).

Hãy đọc An Ma 19:29–36, tìm kiếm những điều A Bích đã làm trong khi mọi người tranh cãi và những điều đã xảy ra sau đó giữa những người La Man.

23:4

Ammon Serves and Teaches King Lamoni | Alma 17–19

Ammon and the sons of Mosiah go to teach the Lamanites the word of God. Ammon becomes King Lamoni’s servant and teaches him the gospel of Jesus Christ.

  • Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có ảnh hưởng gì đến nhiều người La Man mà đã chọn tin theo?

  • Mặc Môn đã dạy lẽ thật nào về Chúa trong câu 36 sau khi chia sẻ câu chuyện này?

Mong muốn của Thượng Đế để mọi người đến cùng Ngài

Từ những lời của Mặc Môn trong câu 36, chúng ta học được rằng cánh tay của Chúa dang rộng cho tất cả những người sẽ hối cải và tin vào danh của Ngài. Cân nhắc đánh dấu lẽ thật này trong thánh thư của em.

Trong ngữ cảnh này, cánh tay dang rộng của Chúa bao gồm lòng thương xót và sự sẵn lòng tha thứ của Ngài.

  • Những kinh nghiệm nào đã giúp em nhìn thấy tính đúng đắn của nguyên tắc này trong cuộc sống của chính em hoặc trong cuộc sống của những người khác?

Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm không quá cá nhân. Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm.

Cũng có thể là hữu ích khi dành thời gian tìm kiếm các ví dụ từ cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi, trong đó Ngài thể hiện sự sẵn lòng tìm đến mọi người từ mọi tầng lớp để giúp họ đến cùng Ngài. Trong số nhiều ví dụ, một số ví dụ về các đoạn thánh thư mà anh chị em có thể giới thiệu cho học viên bao gồm Ma Thi Ơ 9:10–13; Mác 5:25–34; Lu Ca 5:18–25; và Giăng 8:2–11. Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên nghiên cứu 2 Nê Phi 26:33 và mời các em liên kết câu này với An Ma 19:36 trong thánh thư của mình.

Đôi khi chúng ta có thể xác định sai lầm rằng người nào đó sẽ không quan tâm đến phúc âm vì vẻ ngoài của người đó hoặc những điều người đó đã làm trong quá khứ. Hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng một người nào đó trong tình huống này. Đây có thể là một người cụ thể mà em biết, hoặc em chỉ cần nghĩ về những người thường phù hợp với mô tả này.

Anh chị em có thể yêu cầu học viên vẽ một hình người que trong nhật ký ghi chép việc học tập mà tượng trưng cho người đã được mô tả trong đoạn trước. Các em có thể ghi lại câu trả lời của mình cho những câu hỏi bên dưới hình người que mà các em đã vẽ. Sau đó, thảo luận về những điều học viên đã viết.

  • Thượng Đế cảm thấy thế nào về người này?

  • Việc hiểu điều Thượng Đế cảm nhận về người này có thể ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của em đối với họ?

Hãy làm chứng về những lẽ thật mà anh chị em đã thảo luận hôm nay, và khuyến khích học viên tìm cách nhìn nhận người khác giống như cách của Thượng Đế hơn.