Lớp Giáo Lý
An Ma 26: “Chúng Ta Hãy Hãnh Diện trong Chúa”


“An Ma 26: ‘Chúng Ta Hãy Hãnh Diện trong Chúa’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 26”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 26

“Chúng Ta Hãy Hãnh Diện trong Chúa”

nhóm giới trẻ hạnh phúc

Em đã bao giờ có một trải nghiệm mà em rất nôn nóng để kể cho một người nào đó không? Em muốn mọi người biết điều gì? Tương tự như vậy, Am Môn và các anh em của ông hân hoan về giáo vụ 14 năm của họ giữa dân La Man, và họ muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Họ đã chứng kiến quyền năng và tình yêu thương của Thượng Đế khi hàng ngàn dân La Man được đưa đến sự hiểu biết về lẽ thật. Bài học này có thể giúp em cảm nhận lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương dành cho Chúa và cho những phước lành mà Ngài ban cho em trong cuộc sống.

Chuẩn bị để trở thành một công cụ cho Đức Thánh Linh. Khi em cố gắng noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về sự vâng lời và sống theo phúc âm với tất cả tấm lòng của mình thì Thánh Linh sẽ ở cùng em. Em không cần phải hoàn hảo—chỉ cần siêng năng cố gắng. Hãy tìm kiếm sự tha thứ qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi mỗi khi em vấp ngã.

Học viên chuẩn bị: Học viên có thể đọc An Ma 26:11–16 và suy ngẫm về ý nghĩa của cụm từ “hãnh diện trong Chúa”.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em đam mê điều gì?

Học viên có thể thảo luận những câu hỏi sau đây theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Một cách khác là anh chị em có thể mời một hoặc hai học viên chia sẻ ngắn gọn với cả lớp.

Hãy suy ngẫm về một vài thời điểm khi em nhiệt huyết hoặc đam mê với điều gì đó—là điều mà một khi đã bắt đầu nói về nó thì thật khó để em có thể dừng lại!

  • Tại sao em cảm thấy hào hứng đến như vậy về điều này?

  • Em hy vọng người khác sẽ cảm thấy gì khi em nói về nó? Tại sao?

Sau khi các con trai của Mô Si A trở về từ giáo vụ kéo dài 14 năm của họ với dân La Man, Am Môn đã nói chuyện với các anh em của mình về những kinh nghiệm của họ. Hãy đọc An Ma 26:8, 16, tìm kiếm những điều Am Môn cảm thấy nhiệt huyết và đam mê.

Trong An Ma 26:16, Am Môn đã sử dụng các từ hãnh diện, hoan hỷca ngợi trong khi nói về Chúa. Hãnh diện có nghĩa là hân hoan hoặc đưa ra “lời tán tụng, tôn vinh và tạ ơn” (Merriam-Webster.com, “Glory”; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Vinh Quang, Vinh Hiển,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Em có thể muốn đánh dấu những từ này trong câu 16 và trong các câu khác mà em học hôm nay.

Cân nhắc việc mời học viên viết định nghĩa về từ hãnh diện trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em hoặc ghi chú gần An Ma 26:16. Học viên có thể có thêm các định nghĩa hoặc suy nghĩ để chia sẻ dựa trên phần chuẩn bị bài học của các em.

Hãy dành một vài phút để suy ngẫm về những điều sau đây:

  • Em cảm thấy như thế nào về mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng? Tại sao?

  • Em có nói với người khác về Ngài với sự hào hứng và vui mừng không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Khi em nghiên cứu An Ma 26 hôm nay, hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà tấm gương của Am Môn khi chia sẻ cách ông cảm nhận về Thượng Đế có thể làm gia tăng tình yêu thương và lòng biết ơn của em dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

“Những phước lành vĩ đại như vậy”

Xác định xem học viên sẽ có lợi nhiều nhất bằng cách đọc các đoạn thánh thư sau đây (và các đoạn thánh thư khác sau này trong bài học) cùng với cả lớp, trong các nhóm nhỏ hay theo cặp. Sử dụng các câu hỏi được cung cấp hoặc những câu hỏi khác mà anh chị em có thể nghĩ đến để giúp học viên hiểu và phân tích nội dung và ngữ cảnh.

Hãy đọc An Ma 26:1–4, 8–16, tìm hiểu xem Am Môn đã nói như thế nào về Thượng Đế và về những điều Ngài đã làm cho anh em của ông và dân La Man.

  • Em thấy điều gì là nổi bật trong cách Am Môn nói về Thượng Đế?

  • Em đã tìm thấy những lẽ thật nào có thể soi dẫn cho người nào đó để hãnh diện trong Chúa?

Cân nhắc yêu cầu học viên viết lên trên bảng những lẽ thật mà các em đã phát hiện ra. Hoặc học viên có thể viết những lẽ thật này trên các giấy ghi chú và đọc to những tờ giấy đó trước khi dán lên bảng. Ví dụ, Thượng Đế ban những phước lành vĩ đại (câu 1–3); Thượng Đế có thể làm việc qua chúng ta để hoàn thành công việc vĩ đại của Ngài và ban phước cho những người khác (câu 3); với sức mạnh của Chúa chúng ta có thể làm được tất cả mọi điều (câu 12); và Thượng Đế đầy quyền năng, thương xót và kiên nhẫn với con cái của Ngài (câu 16).

Sau đó, anh chị em có thể muốn trưng ra những hình ảnh sau đây để nhắc học viên về những kinh nghiệm của Am Môn với tư cách là một người truyền giáo mà khiến ông ca ngợi Thượng Đế. Anh chị em có thể mời học viên kể lại ngắn gọn một số sự kiện được ghi lại trong An Ma 17–21.

Am Môn chiến đấu với dân La Man
Am Môn giảng dạy cho La Mô Ni
hoàng hậu than khóc cho La Mô Ni

Mặc dù những kinh nghiệm của chúng ta khác với những kinh nghiệm của Am Môn, nhưng chúng ta có thể có những lý do tương tự để ca ngợi Thượng Đế.

Để giúp học viên suy ngẫm về những lý do mà các em có thể có để ca ngợi Thượng Đế thì anh chị em có thể muốn trưng ra các câu hỏi sau đây. Hãy cho học viên thời gian để trả lời một trong những câu hỏi trong nhật ký ghi chép việc học tập, sau đó mời những học viên nào mà sẵn lòng để chia sẻ câu trả lời của các em với cả lớp.

  • Suy ngẫm xem làm thế nào em đã là hoặc có thể là một “[công cụ] trong bàn tay của Thượng Đế” (An Ma 26:3) để ban phước cho những người khác. Làm thế nào mà những kinh nghiệm này có thể khiến em ca ngợi Thượng Đế?

  • Em có một số lý do nào khác để ca ngợi Thượng Đế?

  • Việc hãnh diện trong những điều Thượng Đế đã làm cho một người có thể tạo sự khác biệt nào trong cuộc sống của người đó?

“Lý do mạnh mẽ để hoan hỷ”

Khi Am Môn nhớ lại khoảng thời gian ông là một người truyền giáo và sự tương tác của ông với Thượng Đế, ông đã cảm thấy hãnh diện và hoan hỷ về Thượng Đế là ai và những điều mà ông đã có thể làm được trong cuộc sống của mình nhờ có Thượng Đế.

Cân nhắc cung cấp giấy để học viên hoàn thành sinh hoạt học tập sau đây. Để có sự đa dạng, phần đầu tiên của sinh hoạt có thể được hoàn thành cùng với cả lớp. Học viên có thể nghiên cứu các nhóm người khác nhau và ghi lại những điều các em tìm thấy lên trên bảng. Cân nhắc sử dụng câu hỏi có gạch đầu dòng hoặc những câu hỏi khác mà anh chị em nghĩ đến để giúp học viên hãnh diện trong Chúa.

Gấp một mảnh giấy thành ba phần hoặc tạo ba cột trên một trang nhật ký ghi chép việc học tập của em. Ghi vào đầu của mỗi cột với một trong các nhóm người sau đây:

Đọc các đoạn thánh thư cho mỗi nhóm người và ghi lại trong cột những điều Thượng Đế đã làm cho họ.

  • Em thấy điều gì là nổi bật về những điều Thượng Đế đã làm cho những nhóm người này? Tại sao điều này sẽ khiến cho mọi người hãnh diện trong Ngài?

Hãy cho học viên có nhiều thời gian để hoàn thành phần sau đây dành cho cá nhân trong sinh hoạt này. Khuyến khích học viên suy nghĩ kỹ lưỡng và thành tâm trong khi các em làm việc.

Lật lại tờ giấy đã gấp hoặc tạo ba cột mới trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Ghi vào đầu mỗi cột một tiêu đề sau đây:

  • Thượng Đế đã ban phước cho tôi như thế nào

  • Thượng Đế đã ban phước cho những người mà tôi yêu thương như thế nào

  • Những điều tôi biết và cảm nhận về Thượng Đế

Em có thể muốn cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng, xin Ngài mang những ý nghĩ và ký ức vào tâm trí của mình. Khi em nhớ lại cách Thượng Đế đã ban phước cho em và những người khác cùng suy ngẫm về những cảm nghĩ của em dành cho Ngài, thì Đức Thánh Linh có thể giúp em cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế dành cho em.

Ghi lại câu trả lời của em trong mỗi cột và giải thích lý do tại sao những câu trả lời đó khiến em hãnh diện trong Thượng Đế.

Cân nhắc sử dụng các câu hỏi sau đây để giúp học viên hiểu được lẽ thật và tầm quan trọng của những cảm nhận mà các em đã có. Khuyến khích học viên nào sẵn lòng thì hãy chia sẻ những điều các em cảm nhận khi suy ngẫm về những lý do để hãnh diện trong Chúa.

  • Làm thế nào mà sinh hoạt này giúp em cảm thấy niềm vui lớn lao hơn nơi Thượng Đế hoặc tình yêu thương và lòng biết ơn nhiều hơn dành cho Ngài?

  • Em nghĩ mối quan hệ của em với Chúa sẽ thay đổi như thế nào nếu em dành thời gian để nhớ đến và hãnh diện trong Ngài một cách thường xuyên hơn?

Khuyến khích học viên hành động theo lời mời sau đây.

Khi suy ngẫm về những điều em đã học và cảm nhận ngày hôm nay, em có thể muốn lập một mục tiêu để dành thời gian ghi nhớ và hãnh diện trong Thượng Đế. Em cũng có thể cảm thấy được thúc giục để chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác như Am Môn. Hãy tìm một cơ hội để chia sẻ, và suy ngẫm cách em có thể giúp người khác cảm nhận được những điều em đã cảm thấy về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.