Lớp Giáo Lý
An Ma 47–48: A Ma Lịch Gia và Lê Hôn Ti


“An Ma 47–48: A Ma Lịch Gia and Lê Hôn Ti”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 47–48”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 47–48

A Ma Lịch Gia và Lê Hôn Ti

người đứng trên đỉnh núi

Em đã bao giờ nghe người nào đó nói: “Chỉ một lần sẽ không sao đâu”, “Chỉ một chút thôi” hoặc “Không tệ lắm đâu” chưa? Khi chúng ta quyết định đầu hàng những cám dỗ của Sa Tan dù chỉ một chút, thì chúng ta đã cho nó chiến thắng chúng ta. Trong An Ma 47, chúng ta tìm hiểu một người đàn ông tên là Lê Hôn Ti, người chỉ nhượng bộ kẻ thù một chút và đã rơi vào hoàn cảnh rất nguy hiểm, thậm chí là mất mạng. Bài học này có thể giúp em chống lại những nỗ lực của Sa Tan để thắng được em.

Giúp học viên tích cực trong tiến trình học tập. Khi anh chị em giảng dạy, hãy tìm cách giúp học viên tích cực trong tiến trình học tập. Ví dụ, đặt ra những câu hỏi mở mà khuyến khích các câu trả lời thấu đáo và tạo ra các sinh hoạt khuyến khích sự tham gia, chẳng hạn như vẽ hoặc viết.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc 2 Nê Phi 28:7–8, 21–22 và nghĩ đến ví dụ về cách Sa Tan sử dụng các chiến thuật này trong thời đại của chúng ta.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Mồi nhử

Trước khi chia sẻ lời giải thích sau đây, hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh của một cần câu cá có mồi nhử và yêu cầu học viên chia sẻ những điều các em biết về mục đích của mồi nhử.

cần câu và mồi nhử

Mồi nhử là một loại bẫy được sử dụng để bắt cá. Mồi câu thu hút sự chú ý của cá và có thể nhử cá cố gắng cắn mồi. Rồi khi cá bị mắc câu, nó có thể bị bắt.

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những điểm tương đồng giữa mồi nhử và những cám dỗ của Sa Tan.

16:55
  • Một số cám dỗ nào Sa Tan sử dụng để xúi giục chúng ta phạm tội?

    Học viên có thể xác định những cách mà Sa Tan cố gắng làm cho những cám dỗ của nó có vẻ hấp dẫn, chẳng hạn như mang lại niềm vui hoặc sự nổi tiếng tạm thời hoặc làm cho chúng ta cảm thấy như không có nguy hiểm trong việc phạm tội.

  • Tại sao em muốn chống lại những cám dỗ này?

  • Điều gì có thể làm cho việc chống lại sự cám dỗ trở nên khó khăn?

Anh chị em có thể nhớ rằng A Ma Lịch Gia và một nhóm những người bất đồng chính kiến trong dân Nê Phi đã tìm cách hủy diệt nền tự do của dân Nê Phi và phá hoại giáo hội của Thượng Đế (xin xem An Ma 46:10). Sau khi bị Mô Rô Ni và những người Nê Phi khác ngăn cản, A Ma Lịch Gia đã trốn thoát để đến với dân La Man và cố gắng kích động họ giận dữ chống lại dân Nê Phi (xin xem An Ma 46:29–33; 47:1).

Hôm nay, em sẽ tìm hiểu về những nỗ lực tiếp theo của A Ma Lịch Gia để đạt được quyền lực. Nhiều chiến thuật của hắn tương tự như những chiến thuật mà Sa Tan sử dụng để chống lại chúng ta ngày nay. Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em tránh được những cám dỗ mà Sa Tan sử dụng trong những nỗ lực của nó để làm hại em.

A Ma Lịch Gia tìm cách trở thành vua của dân La Man

Có thể là hữu ích khi giới thiệu cho học viên các bước để áp dụng các câu thánh thư mà các em đã học được trong bài học “An Ma 43, 48–50”. Học viên có thể luyện tập sử dụng các bước này khi nghiên cứu câu chuyện này.

Hãy đọc An Ma 47:1–8, và tìm kiếm kế hoạch của A Ma Lịch Gia khi hắn đi đến giữa dân La Man.

  • A Ma Lịch Gia đã làm gì để có được ảnh hưởng và quyền lực giữa dân La Man?

  • Mục tiêu của A Ma Lịch Gia tương tự như mục tiêu của Sa Tan như thế nào? (xin xem 2 Nê Phi 26:22).

  • Các mục tiêu của Cha Thiên Thượng dành cho em khác với mục tiêu của Sa Tan như thế nào? (xin xem Môi Se 1:39). Tại sao điều này là quan trọng cần phải nhớ?

Nhóm dân La Man từ chối chiến đấu chống lại dân Nê Phi được một người tên là Lê Hôn Ti lãnh đạo.

Hãy đọc An Ma 47:9–12, tìm kiếm những điều A Ma Lịch Gia muốn Lê Hôn Ti làm.

Cân nhắc vẽ sơ đồ sau đây lên trên bảng để giúp học viên hình dung ra tình huống được mô tả trong những câu này.

Sau khi đọc câu 11, anh chị em có thể hỏi: “Tại sao có thể là không khôn ngoan khi đi xuống chân núi để gặp A Ma Lịch Gia?” Sau đó, học viên có thể đọc câu 12 và tìm kiếm những điều A Ma Lịch Gia đã làm khác đi trong lần thứ tư khi hắn cố gắng xúi giục Lê Hôn Ti gặp hắn.

Để minh họa cho cách tiếp cận khác của A Ma Lịch Gia, anh chị em có thể thêm các mũi tên vào sơ đồ trên bảng để cho thấy A Ma Lịch Gia đi gần đến đỉnh núi, cũng như yêu cầu của hắn là muốn Lê Hôn Ti đi xuống núi chỉ một chút.

hình ảnh tượng trưng cho Lê Hôn Ti và A Ma Lịch Gia trên Núi An Ti Pha
  • Lê Hôn Ti có thể đã cân nhắc một số lý do nào khi chấp nhận lời mời cuối cùng của A Ma Lịch Gia trong câu 12?

  • Em sẽ nói gì với Lê Hôn Ti nếu em ở trong đội quân của ông và ông ấy hỏi em lời khuyên về việc có nên gặp A Ma Lịch Gia không? Tại sao?

Hãy đọc An Ma 47:13–19, tìm kiếm xem Lê Hôn Ti đã phản ứng như thế nào trước những nỗ lực khác từ A Ma Lịch Gia và kết quả là gì.

  • Trong những phương diện nào các chiến thuật của A Ma Lịch Gia tương tự với các chiến thuật mà Sa Tan sử dụng để hủy diệt chúng ta? (Nếu cần, xin xem 2 Nê Phi 28:7–8, 21–22.)

Để trả lời cho câu hỏi trước, học viên có thể chỉ ra rằng Sa Tan là kẻ ngoan cố, dối trá, xảo quyệt và tàn nhẫn. Giống như A Ma Lịch Gia, Sa Tan có thể tìm cách thuyết phục chúng ta dần dần hạ thấp các tiêu chuẩn của mình và đặt bản thân vào những hoàn cảnh khiến chúng ta dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của nó. Cân nhắc mời học viên đánh dấu cụm từ “xuống” bất cứ nơi nào cụm từ này xuất hiện trong An Ma 47:10–13. Em học được lẽ thật gì từ câu chuyện này về sự nguy hiểm của việc đầu hàng trước những cám dỗ của Sa Tan, dù chỉ là một chút?

Cuộc chiến chống lại Sa Tan của em

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là nếu chúng ta đầu hàng trước những cám dỗ của Sa Tan dù chỉ là một chút thì chúng ta sẽ cho nó có được ảnh hưởng lớn hơn để dẫn chúng ta đi lạc lối.

Hãy suy nghĩ xem em đã nhìn thấy lẽ thật này được thể hiện như thế nào trong cuộc sống của mình hoặc cuộc sống của những người khác. Sinh hoạt sau đây có thể giúp em xác định một số cách mà Sa Tan có thể cố gắng làm cho em dễ bị tổn thương trước những cám dỗ của nó và những cách thức mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp bảo vệ em chống lại những cám dỗ đó.

Cân nhắc cho cả lớp thực hiện sinh hoạt này trên bảng. Ngoài ra, anh chị em có thể trưng ra hướng dẫn cho sinh hoạt này và sắp xếp học viên vào các nhóm nhỏ để cùng nhau làm việc. Sau đó, mỗi nhóm có thể chia sẻ bức vẽ của nhóm với cả lớp.

Để chuẩn bị cho học viên tham gia sinh hoạt này, anh chị em có thể sử dụng những lời phát biểu trong video của Chị Elaine S. Dalton và Chủ Tịch Henry B. Eyring trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo”.

  • Bước 1: Vẽ một người thiếu niên đứng trên đỉnh một ngọn núi. Ở dưới chân núi, hãy liệt kê những cám dỗ hoặc chiến thuật mà Sa Tan sử dụng để cố gắng khiến chúng ta đi “xuống” một chút để nó có thể thắng được chúng ta. Hãy nhớ chừa khoảng trống giữa người thiếu niên và những cám dỗ mà em liệt kê để có chỗ cho bước 2.

  • Bước 2: Ở trên đỉnh núi, hãy liệt kê một số nguồn tài liệu hoặc lời giảng dạy mà Chúa đã ban cho chúng ta mà có thể bảo vệ chúng ta khỏi những cám dỗ của Sa Tan. (Đối với một số ví dụ, hãy cân nhắc nghiên cứu một vài trong số các câu sau đây: 1 Nê Phi 15:24; Hê La Man 5:12; Giáo Lý và Giao Ước 10:5; 11:12–13; 20:22; 87:8.)

Lập ra một kế hoạch

Hãy suy nghĩ về cách áp dụng những lẽ thật mà em đã nghiên cứu ngày hôm nay vào cuộc sống của mình. Cân nhắc ghi lại câu trả lời của em cho những câu hỏi sau đây:

Trưng ra những câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để ghi lại câu trả lời của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Có khi nào em đã chống lại những cám dỗ của Sa Tan bằng cách sử dụng các công cụ mà Chúa đã cung cấp cho em không?

  • Em sẽ cố gắng như thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ của Thượng Đế nhiều hơn để chống lại những cám dỗ của Sa Tan?

Mời các học viên tình nguyện chia sẻ câu trả lời của các em cho câu hỏi đầu tiên. Hãy nhắc rằng các em không nên chia sẻ bất cứ điều gì quá cá nhân hoặc thiêng liêng.

Khuyến khích học viên chống lại những cám dỗ của Sa Tan bằng cách hành động theo những suy nghĩ và ấn tượng mà các em liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy làm chứng về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp các em.