Lớp Giáo Lý
Hê La Man 10: Chúa Ban Phước Cho Nê Phi


“Hê La Man 10: Chúa Ban Phước Cho Nê Phi”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Hê La Man 10”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Hê La Man 10

Chúa Ban Phước Cho Nê Phi

em thiếu nữ đang suy ngẫm

Sau những lời tiên tri về vụ ám sát vị trưởng phán quan của mình, Nê Phi ngẫm nghĩ về tất cả những điều Chúa đã cho ông thấy, nhưng ông cũng nản lòng vì sự tà ác của dân chúng. Khi trở về nhà, ông có một kinh nghiệm đáng chú ý, trong đó Chúa đã ban phước cho ông vì sự trung tín của ông trong việc làm theo ý muốn của Ngài. Bài học này có thể giúp em hiểu được những lẽ thật từ kinh nghiệm của Nê Phi mà có thể mời sự hướng dẫn và quyền năng của Chúa vào trong cuộc sống của mình.

Mời học viên tự chịu trách nhiệm cho việc học tập của mình. Mặc dù giảng viên có vai trò quan trọng, nhưng học viên vẫn cần chịu trách nhiệm cuối cùng về việc học tập của các em. Học viên được gây dựng khi các em tìm kiếm lời của Thượng Đế để khám phá những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài cho bản thân mình. Hãy giúp học viên nhìn thấy được giá trị của việc đối chiếu với bản thân, suy ngẫm và tương tác trong lớp học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Hê La Man 10 và tìm kiếm những điều các em có thể học được từ tấm gương của Nê Phi mà có thể ban phước cho cuộc sống của các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Trở nên hội đủ điều kiện

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách mời một học viên mà biết cách thực hiện một kỹ năng cụ thể, như buộc cà vạt, để giải thích cho một học viên khác cách thực hiện kỹ năng này. Sau khi làm thử, em học viên biết cách làm đó có thể chỉ cho một học viên khác cách thực hiện kỹ năng này. Nếu anh chị em chọn thực hiện sinh hoạt này, thì hãy chuyển sang câu hỏi thứ hai sau đây.

  • Em có thể nghĩ ra một lần khi em học được điều gì đó bằng cách làm theo người khác không? Đó là điều gì thế?

  • Tại sao việc học bằng cách làm theo có thể đặc biệt có hiệu quả?

Hôm nay em sẽ có cơ hội học hỏi lẽ thật từ tấm gương của tiên tri Nê Phi. Em có thể nhớ rằng Nê Phi đã bị cáo buộc oan là có liên quan đến vụ ám sát vị trưởng phán quan của dân Nê Phi (xin xem Hê La Man 9:16–20). Nhờ sự soi dẫn, Nê Phi đã xác định được kẻ ám sát và được trả tự do (xin xem Hê La Man 9:20–38). Khi Nê Phi trở về nhà, ông đã có một kinh nghiệm quan trọng với Chúa được ghi chép lại trong Hê La Man 10. Ba sinh hoạt sau đây sẽ giúp hướng dẫn việc học tập của em về chương này.

biểu tượng tài liệu phát tay Hãy cân nhắc phát cho học viên các tài liệu phát tay sau đây và mời các em hoàn thành các sinh hoạt.

Anh chị em có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ để hoàn thành một trong các sinh hoạt học tập. Hãy nhớ chỉ định một nhóm trưởng thảo luận cho mỗi nhóm. Sau khi học viên đã có đủ thời gian để hoàn thành sinh hoạt học tập đầu tiên, hãy thành lập các nhóm mới và yêu cầu các em hoàn thành một sinh hoạt học tập khác. Có thể lặp lại tiến trình này cho đến khi học viên đã thực hiện xong cả ba sinh hoạt học tập.

Một ý tưởng khác có thể là cho học viên thời gian để tự nghiên cứu các tài liệu từ một trong các tài liệu phát tay và chuẩn bị một bài học ngắn về những điều các em đã học. Sau đó, có thể cho học viên cơ hội để dạy bài học của mình cho một nhóm nhỏ hoặc một vài học viên tình nguyện có thể dạy bài học của các em cho cả lớp.

Sinh Hoạt Học Tập 1: Suy Ngẫm và Sự Mặc Khải Cá Nhân

Em đã học được điều gì về việc nhận được sự mặc khải trong cuộc sống của mình? Trong phần đầu của Hê La Man 10, chúng ta tìm hiểu về một kinh nghiệm mà Nê Phi đã có, khi ông nhận được sự mặc khải và quyền năng từ Thượng Đế. Ví dụ của Nê Phi dạy chúng ta cách chúng ta có thể gia tăng khả năng tiếp nhận và nhận ra sự mặc khải từ Chúa.

Hãy đọc Hê La Man 10:1–3, tìm kiếm điều đã dẫn dắt Nê Phi nhận được sự mặc khải từ Chúa.

  • Em đã tìm thấy điều gì?

Lưu ý từ suy ngẫm trong các câu 2 và 3. Em có thể muốn đánh dấu từ đó trong thánh thư của mình.

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là việc suy ngẫm về những sự việc của Chúa chuẩn bị cho chúng ta để nhận được sự mặc khải.

  • Em có thể mô tả khái niệm suy ngẫm như thế nào cho một người không biết chắc điều đó là gì?

  • Tại sao việc suy ngẫm có thể giúp chúng ta nhận được sự mặc khải?

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Điều quan trọng là phải yên lặng và lắng nghe cùng tuân theo Thánh Linh. Chúng ta hoàn toàn có quá nhiều điều làm cho chúng ta xao lãng, nhiều hơn bất cứ lúc nào khác trong lịch sử của thế giới.

Mọi người đều cần thời gian để suy ngẫm và ngẫm nghĩ. Ngay cả Đấng Cứu Rỗi của thế giới, trong giáo vụ trên trần thế của Ngài, cũng tìm ra thời gian để làm như vậy. (M.Russell Ballard, “Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế” [Buổi họp đặc biệt devotional của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 4 tháng Năm năm 2014], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

  • Một số điều gây xao lãng nào có thể gây khó khăn cho việc suy ngẫm những điều thuộc linh?

  • Em có thể dành thời gian để suy ngẫm một số điều nào trong “những sự việc của Chúa”?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào hoặc em biết gì về việc suy ngẫm đã dẫn đến việc nhận được sự mặc khải?

Hãy suy nghĩ về một mục tiêu mà em có thể thực hiện để áp dụng lẽ thật này vào cuộc sống của mình. Cân nhắc ghi lại mục tiêu của em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Sinh Hoạt Học Tập 2: Tìm Cách Làm Theo Ý Muốn của Chúa Không Biết Mệt Mỏi

Hãy suy nghĩ về một lần em đã được yêu cầu để làm một điều gì đó mà dường như rất khó khăn. Chúa đã ban cho tiên tri Nê Phi những lệnh truyền khó khăn khi Ngài yêu cầu ông kêu gọi những người dân Nê Phi tà ác hối cải. Mặc dù rất khó khăn, Nê Phi đã làm việc siêng năng để làm theo ý muốn của Chúa.

Hãy đọc Hê La Man 10:4–5 và tìm kiếm điều Chúa đã phán cùng Nê Phi vì sự trung tín của ông.

  • Em thấy một số từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với mình trong những câu này? Tại sao?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là khi chúng ta tìm cách làm theo ý muốn của Chúa và phục vụ Ngài không biết mệt mỏi, thì Chúa sẽ ban phước cho chúng ta bằng nhiều cách.

  • Điều gì có thể khiến em cảm thấy khó khăn để muốn làm theo ý muốn của Chúa?

  • Em có thể nhớ điều gì về Chúa mà sẽ làm cho việc tuân theo ý muốn của Ngài dễ dàng hơn là theo ý muốn của em?

Từ không biết mệt mỏi được sử dụng trong những câu này có nghĩa là bền bỉ hoặc siêng năng.

Có thể là hữu ích khi mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 64:33 và một lời dạy liên quan mà Chúa đã chia sẻ về sự không biết mệt mỏi. Học viên có thể viết phần tham khảo này bên cạnh Hê La Man 10:4–5 trong thánh thư của các em.

  • Chúa Giê Su Ky Tô phục vụ Cha Thiên Thượng không biết mệt mỏi trong một số phương diện nào?

  • Làm cách nào em có thể phục vụ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không biết mệt mỏi trong thời đại của chúng ta?

Hãy suy nghĩ về một mục tiêu mà em có thể thực hiện để tìm kiếm ý muốn của Cha Thiên Thượng và phục vụ Ngài không biết mệt mỏi. Cân nhắc ghi lại mục tiêu của em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Sinh Hoạt Học Tập 3: Quyền Năng Gắn Bó

Hãy tưởng tượng Chúa ban cho em quyền năng để làm bất cứ điều gì mà em khẩn cầu Ngài. Đối với tiên tri Nê Phi, Thượng Đế nói rằng Ngài sẽ ban cho Nê Phi bất cứ điều gì ông ước muốn vì ông “sẽ không đòi hỏi những gì trái ý muốn của [Thượng Đế]” (Hê La Man 10:5).

Hãy đọc Hê La Man 10:7, tìm kiếm một trong những điều mà Chúa ban cho Nê Phi quyền năng để làm.

Quyền năng được mô tả trong câu 7 được gọi là quyền năng gắn bó. Từ câu này, chúng ta học được rằng quyền năng gắn bó niêm phong và cởi mở dưới thế gian và trên thiên thượng. Có thể là hữu ích khi biết rằng niêm phong có nghĩa là kết nối hoặc liên kết và cởi mở có nghĩa là ngắt kết nối hoặc hủy bỏ giao kèo.

Hãy cân nhắc viết các câu được liệt kê trong đoạn sau đây lên trên bảng và mời học viên viết chúng dưới dạng phần tham khảo chéo bên cạnh Hê La Man 10:7 trong thánh thư của các em.

Quyền năng gắn bó được đề cập trong câu 7 cũng chính là quyền năng gắn bó được nắm giữ bởi Ê Li (xin xem 1 Các Vua 17:1), Phi E Rơ và các vị sứ đồ (xin xem Ma Thi Ơ 16:15–19; 18:18), và Joseph Smith (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 132:46). Ngày nay, các chìa khóa của cùng quyền năng này được nắm giữ bởi Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và những người mà ông ủy thác cho họ. Với quyền năng này, các gia đình có thể được gắn bó với nhau mãi mãi qua các giáo lễ đền thờ.

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta lập các giao ước mà áp dụng cho cuộc sống này và cuộc sống tiếp theo?

  • Em đã được ban phước theo những cách nào nhờ sự hiểu biết rằng gia đình có thể được gắn bó vĩnh viễn?

  • Sự hiểu biết rằng gia đình có thể được gắn bó vĩnh viễn ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ hoặc lựa chọn của em?

Sau khi học viên đã hoàn thành các sinh hoạt học tập, hãy cân nhắc mời nhiều học viên chia sẻ điều gì đó mà các em cảm thấy đặc biệt quan trọng hoặc có ý nghĩa từ việc học của mình. Nếu thời gian cho phép, cũng có thể là hữu ích khi đọc Hê La Man 10:11–19 để xem những điều Nê Phi đã làm sau kinh nghiệm thiêng liêng này với Chúa.

Hãy làm chứng về những lẽ thật đã được nghiên cứu hôm nay, và khuyến khích học viên hành động theo bất kỳ ấn tượng thuộc linh nào mà các em có.