Lớp Giáo Lý
Ê The 1: “Hãy Kêu Cầu Chúa”


“Ê The 1: ‘Hãy Kêu Cầu Chúa’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ê The 1”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ê The 1

“Hãy kêu cầu Chúa”

em thiếu nữ đang cầu nguyện

Sự giao tiếp của em với Chúa thay đổi như thế nào khi em đối mặt với những thử thách? Khi những kẻ tà ác cố gắng xây một ngọn tháp để lên trời, Chúa đã làm lộn xộn tiếng nói của chúng để chúng không thể hiểu nhau (xin xem Sáng Thế Ký 11:1–9). Anh của Gia Rết đã kêu cầu Chúa, cầu xin rằng Ngài sẽ cất bỏ sự lộn xộn này khỏi gia đình và bạn bè của ông (xin xem Ê The 1:34–37). Chúa đã đáp lại những lời cầu nguyện tha thiết của ông bằng lòng trắc ẩn và lòng thương xót. Bài học này có mục đích soi dẫn cho em cầu nguyện một cách chân thành và kiên định hơn.

Dạy các khái niệm cơ bản. Học viên có thể thường xuyên nghe về các khái niệm cơ bản trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô (chẳng hạn như lời cầu nguyện). Việc giúp học viên nhận thấy những khái niệm cơ bản này có thể ban phước như thế nào cho cuộc sống của các em sẽ giúp các em tiếp tục tham gia vào các bài học dạy về những khái niệm cơ bản này.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên đọc Ê The 1:34–37 và đánh dấu cụm từ “kêu cầu Chúa”. Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ cụm từ này có ý nghĩa như thế nào đối với các em và nó có thể khác ra sao với cách mà đôi khi chúng ta cầu nguyện.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những hành động chân thành và nhất quán

Hãy cân nhắc trưng ra hoặc viết lên trên bảng những câu cần điền vào chỗ trống sau đây. Hãy mời học viên tham gia theo các cặp hoặc nhóm nhỏ và chia sẻ cách các em có thể điền vào chỗ trống.

Hãy nghĩ về một hành động tốt để làm, chẳng hạn như học tập, tập thể dục hoặc phục vụ những người khác. Sử dụng hành động đó trong những câu sau đây, và hoàn thành các cụm từ cho phù hợp.

  • Nếu có người nào đó thỉnh thoảng (hành động), thì .

  • Nếu có người nào đó (hành động) một cách chân thành và nhất quán trong một thời gian dài, thì .

  • Em có thể hoàn thành cả hai câu này như thế nào bằng cách sử dụng hành động cầu nguyện?

    Hãy cân nhắc viết những câu trả lời của học viên cho câu hỏi sau đây lên trên bảng.

  • Chúng ta có thể không luôn luôn chân thành hoặc kiên định trong những lời cầu nguyện như chúng ta muốn vì một số lý do nào?

Hãy mời học viên suy ngẫm câu trả lời của các em cho những câu hỏi trong đoạn sau đây. Đừng mời các em chia sẻ câu trả lời của mình.

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những lời cầu nguyện của riêng em. Điều gì giúp em chân thành và kiên định? Điều gì có thể ngăn cản em chân thành và kiên định? Tại sao em muốn cải thiện?

Trong khi học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em trong những lời cầu nguyện.

Sách Ê The

Ở phần này trong Sách Mặc Môn, Mô Rô Ni đưa vào sách Ê The. Sách này chứa đựng câu chuyện về dân Gia Rết. Nó được phiên dịch từ 24 bảng khắc bằng vàng được tìm thấy bởi những người được Lim Hi gửi đi (xin xem Mô Si A 8:7–11; Ê The 1:1–2). Sách này bắt đầu với câu chuyện về anh của Gia Rết và những lời cầu nguyện của ông lên Chúa. Hãy nhìn vào dòng thời gian sau đây (được ước tính) để xem ông sống vào thời gian nào so với những người khác mà em đã nghiên cứu trong Sách Mặc Môn năm nay:

Hãy cân nhắc trưng ra dòng thời gian sau đây để giúp học viên hiểu dân Gia Rết sống ở thời điểm nào. Việc hiểu ngữ cảnh này của thánh thư có thể giúp học viên đạt được nhiều hiểu biết sâu sắc hơn khi các em nghiên cứu.

dòng thời gian của những người trong Sách Mặc Môn từ năm 3000 trước Công Nguyên đến năm 400 sau Công Nguyên

Hãy đọc Ê The 1:33 để xem điều gì đang xảy ra khi câu chuyện về dân Gia Rết bắt đầu.

  • Em biết gì về “ngọn tháp vĩ đại” và việc “Chúa làm lộn xộn tiếng nói của dân chúng” (Ê The 1:33)?

Hãy lắng nghe câu trả lời của học viên và tóm tắt câu chuyện sau đây hoặc xem video sau đây nếu hữu ích.

Nếu câu chuyện này không quen thuộc với em, thì hãy cân nhắc xem video “The Tower of Babel” (0:58), có trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc Sáng Thế Ký 11:1–9 (xin xem thêm đoạn thứ hai trong trang tựa của Sách Mặc Môn).

0:57
  • Em có thể cảm thấy như thế nào nếu sống trong thời gian này?

Kêu cầu Thượng Đế trong đức tin

Đôi khi, thánh thư chứa đựng những cụm từ được lặp đi lặp lại để làm cho những cụm từ đó được nhấn mạnh hoặc quan trọng hơn. Việc tìm kiếm những cụm từ lặp đi lặp lại này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những điều tác giả được soi dẫn đang cố gắng giảng dạy.

Hãy đọc Ê The 1:34–37 để xem Gia Rết và anh của ông đã tìm cách giải quyết các vấn đề của họ như thế nào. Hãy cân nhắc đánh dấu các cụm từ lặp đi lặp lại cho thấy cách anh của Gia Rết đã cầu nguyện và cách Chúa đã đáp ứng.

  • Em học được gì từ những cụm từ mà em đã đánh dấu?

Hãy lắng nghe kỹ khi học viên trả lời. Hãy viết lên trên bảng bất kỳ nguyên tắc chân chính nào được các em chia sẻ.

Một nguyên tắc mà chúng ta học được từ câu chuyện này là khi chúng ta kêu cầu Thượng Đế trong đức tin thì Ngài sẽ có lòng trắc ẩn đối với chúng ta.

Hãy mời học viên nhớ lại phần chuẩn bị cho buổi học. Sau khi học viên đã viết ra những suy nghĩ của mình về những gợi ý sau đây, hãy cân nhắc chia các em theo cặp và mời các em chia sẻ câu trả lời của mình.

Hãy viết ra cách em sẽ giải thích nguyên tắc này cho một người nào đó. Hãy bao gồm những điểm sau đây trong lời giải thích của em:

  • Em nghĩ việc kêu cầu Chúa trong đức tin có nghĩa là gì và điều này có thể khác như thế nào với cách mà đôi khi chúng ta cầu nguyện

  • Những câu trả lời của Chúa dành cho anh của Gia Rết dạy cho em điều gì về Ngài

  • Một số cách Chúa có thể đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta với lòng trắc ẩn

Để xem một ví dụ hiện đại về việc Chúa đáp ứng với lòng trắc ẩn trước lời cầu nguyện chân thành và kiên định, xin xem “Những Sự Đáp Ứng cho Lời Cầu Nguyện” từ phút 2:17 đến 4:32, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Điều quan trọng là nhận ra rằng chúng ta không biết anh của Gia Rết phải mất bao lâu mới nhận được câu trả lời. Anh Cả Brook P. Hales thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ những điều sau đây:

Đức Chúa Cha biết chúng ta, biết các nhu cầu của chúng ta và sẽ giúp chúng ta một cách trọn vẹn. Đôi khi sự giúp đỡ đó được đưa ra ngay lúc đó hoặc ít nhất là ngay sau khi chúng ta cầu xin sự giúp đỡ thiêng liêng. Đôi khi những ước muốn tha thiết và xứng đáng nhất của chúng ta không được đáp ứng theo cách chúng ta hy vọng, nhưng chúng ta thấy Thượng Đế có các phước lành lớn lao hơn dành cho chúng ta trong tương lai. Và đôi khi, những ước muốn ngay chính của chúng ta không được đáp ứng trong cuộc sống này. (Brook P. Hales, “Những Sự Đáp Ứng cho Lời Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 12)

  • Em nghĩ tại sao những lời giảng dạy này quan trọng cho chúng ta ghi nhớ?

    Nếu học viên có được lợi ích từ việc nghiên cứu thêm về cách Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện thì hãy cân nhắc thực hiện sinh hoạt bổ sung có tiêu đề “Những sự đáp ứng cho lời cầu nguyện” tại thời điểm này trong bài học.

Nếu câu trả lời của các em không quá cá nhân, thì hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ một số cách thức mà Chúa đã thể hiện lòng trắc ẩn đối với các em khi các em cầu nguyện lên Ngài. Anh chị em cũng có thể thêm những kinh nghiệm của chính mình.

Sự kiên định trong lời cầu nguyện

Hãy đọc Ê The 1:38–43; 2:5, 13–15, tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc hơn về lời cầu nguyện và những câu trả lời của Chúa.

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được. Nếu là hữu ích thì hãy đặt ra một số câu hỏi sau đây:

  • Những cụm từ nào trong Ê The 1:432:14 cho thấy cảm nghĩ của Chúa về sự kiên định của chúng ta trong lời cầu nguyện? Em nghĩ tại sao Ngài muốn chúng ta cầu nguyện lên Ngài một cách kiên định?

  • Anh của Gia Rết đã có một thời gian khi ông ít kiên định trong những lời cầu nguyện của mình (xin xem Ê The 2:14). Ngày nay, chúng ta có thể kém kiên định trong những lời cầu nguyện của mình vì một số lý do nào?

Cải thiện việc cầu nguyện

Hãy tưởng tượng em đang ở trong một cuộc thảo luận của hội đồng giới trẻ về cách giúp giới trẻ cải thiện những lời cầu nguyện của họ.

Hãy cân nhắc mời một số học viên lên đứng trước lớp để thảo luận. Học viên có thể đưa ra câu hỏi của riêng mình trong cuộc thảo luận hoặc sử dụng các câu hỏi dưới đây.

  • Em đã làm hoặc có thể làm điều gì để làm cho những lời cầu nguyện của mình có ý nghĩa hoặc chân thành hơn?

  • Em đã làm gì để giúp mình cầu nguyện một cách kiên định hơn? Em có thể làm những điều nào khác?

  • Việc suy nghĩ về mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự kiên định và chân thành trong những lời cầu nguyện của em? (Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Cầu Nguyện”.)

Hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh và suy ngẫm về bất kỳ sự thay đổi nào em cảm thấy cần phải thực hiện trong những lời cầu nguyện của mình. Hãy đặt ra một mục tiêu cụ thể và cam kết theo dõi bất kỳ ấn tượng nào mà em nhận được.