Lớp Giáo Lý
Ê The 4–5: “Tiết Lộ cho Chúng Thấy Tất Cả Những Điều Mặc Khải của Ta”


“Ê The 4–5: ‘Tiết Lộ cho Chúng Thấy Tất Cả Những Điều Mặc Khải của Ta’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ê The 4–5”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ê The 4–5

“Tiết Lộ cho Chúng Thấy Tất Cả Những Điều Mặc Khải của Ta”

các bảng khắc bằng vàng

Em có cảm thấy sẵn sàng học hỏi thêm từ Chúa không? Nếu không thì em có thể làm gì? Chúa đã truyền lệnh cho Mô Rô Ni niêm phong khải tượng được anh của Gia Rết ghi lại và giải thích rằng những phần này sẽ được tiết lộ khi mọi người có đức tin như anh của Gia Rết. Bài học này nhằm giúp em hiểu những điều em có thể làm để nhận thêm sự mặc khải.

Hãy giúp học viên tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong thánh thư.Hãy khuyến khích học viên sử dụng các kỹ năng học tập khác nhau để nâng cao sự hiểu biết của mình về thánh thư. Học viên có thể tìm kiếm các tình tiết trong câu chuyện, so sánh và kết nối các câu chuyện trong thánh thư với cuộc sống của chính các em, và xác định cách các em sẽ áp dụng những điều đã học được.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên đọc Ê The 4 như một phần của việc học thánh thư hằng ngày, tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp các em nhận được thêm sự mặc khải từ Chúa.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Khi chúng ta sẵn sàng

Hãy nghĩ về một đồ vật đặc biệt có giá trị đối với em hoặc gia đình em.

Ví dụ, em có thể muốn trưng ra hoặc mô tả điều gì đó có giá trị đối với mình.

  • Mặc dù em có thể thích chia sẻ đồ vật này với người khác, tại sao em có lẽ sẽ rất cẩn thận khi cho phép một đứa trẻ cầm nó?

  • Đứa bé sẽ cần phải học hoặc làm gì trước khi em tin tưởng đưa đồ vật đó cho nó?

Tương tự như vậy, Chúa yêu thích mặc khải lẽ thật cho chúng ta, nhưng Ngài chờ đợi cho đến khi chúng ta sẵn sàng tiếp nhận những lẽ thật đó (xin xem An Ma 12:9–11).

Phần bị niêm phong của Sách Mặc Môn

Một ví dụ về việc Chúa đang chờ đợi để tiết lộ lẽ thật cho đến khi chúng ta sẵn sàng là phần bị niêm phong của Sách Mặc Môn. Joseph Smith đã được truyền lệnh không được mở hoặc phiên dịch phần đó (xin xem Ê The 5:1). Phần này chứa đựng một biên sử về khải tượng được ban cho anh của Gia Rết.

Để giúp em tìm hiểu về phần bị niêm phong của Sách Mặc Môn, hãy sử dụng các thánh thư được liệt kê trong ngoặc đơn để trả lời các câu hỏi đúng hoặc sai sau đây.

Hãy cân nhắc mời học viên tìm câu trả lời cho những câu hỏi đúng hoặc sai này trong các nhóm nhỏ. Ngoài ra, anh chị em có thể mời học viên đọc các câu này và đoán câu trả lời, sau đó đọc các câu thánh thư để xem những câu đó có đúng không.

Ba câu trả lời đầu tiên là đúng, trong khi hai câu trả lời cuối cùng là sai.

  1. Đấng Cứu Rỗi đã hiện ra với anh của Gia Rết và phục sự ông (Ê The 3:20).

  2. Chúa đã cho anh của Gia Rết thấy tất cả dân cư trên thế gian, quá khứ và tương lai, không giữ lại bất cứ điều gì với ông (Ê The 3:25; 4:4).

  3. Chúa đã truyền lệnh cho anh của Gia Rết ghi lại những điều ông đã biết được và niêm phong biên sử đó. Nó được viết bằng một ngôn ngữ mà Chúa đã làm cho lộn xộn và không thể đọc được nếu không có những dụng cụ phiên dịch thiêng liêng (Ê The 3:21–22, 24, 27; 4:1).

  4. Chúa đã ban cho anh trai của Gia Rết ba viên đá có thể được sử dụng để phiên dịch biên sử (Ê The 3:23–24, 28).

  5. Không ai từng đọc được biên sử của anh Gia Rết (Ê The 4:2–5).

Nhận được thêm sự mặc khải

Qua Mô Rô Ni, Chúa đã mặc khải điều chúng ta phải làm để đến cùng Ngài, nhận được sự mặc khải và chuẩn bị bản thân để nhận được thêm sự mặc khải có trong phần bị niêm phong của Sách Mặc Môn.

Hãy viết nguyên tắc còn dở dang được liệt kê dưới đây lên trên bảng.

Đọc kỹ Ê The 4:5–15, tìm kiếm những cách thức để hoàn thành lẽ thật sau đây. Cụm từ “những điều này” trong câu 8 và 11 đề cập đến Sách Mặc Môn. Tấm màn che, như trong ví dụ được đưa ra trong câu 15, là một tấm màn hoặc mảnh vải được sử dụng để che chắn hoặc giấu một cái gì đó.

  • Chúa sẽ ban cho chúng ta có thêm sự mặc khải khi chúng ta …

Hãy mời học viên viết lên trên bảng các cụm từ trong thánh thư mà có thể hoàn thành chính xác nguyên tắc này. Các em cũng có thể bao gồm các câu mà các em đã tìm thấy những cụm từ đó. Sau đây là một số ví dụ:

  • “hối cải … và trở nên thanh sạch trước mặt Chúa” (Ê The 4:6)

  • “thực hành đức tin” (Ê The 4:7)

  • “tin những điều này” (đề cập đến những điều Chúa đã mặc khải, đặc biệt là Sách Mặc Môn) (Ê The 4:8, 11)

  • “đến cùng [Đấng Cứu Rỗi]” (Ê The 4:13–15)

  • cầu nguyện “với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” (Ê The 4:15)

Hãy cân nhắc hỏi xem học viên có bất kỳ câu hỏi nào về những cụm từ này không. Nếu có, hãy thực hiện sinh hoạt sau đây:

Nếu có thể giúp em hiểu rõ hơn bất kỳ cụm từ nào trong số này, thì hãy tra cứu các từ then chốt trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, hoặc Ứng Dụng Thư Viện Phúc Âm. Ví dụ, có thể hữu ích khi tra cứu “tấm lòng đau khổ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Để giúp học viên hiểu và cảm thấy tầm quan trọng của những hành động này, thì hãy mời các em thực hiện ít nhất một trong những điều sau đây:

  1. Hãy nghĩ về một tấm gương trong thánh thư hoặc ở thời hiện đại về việc một người nào đó thực hiện một hoặc nhiều hành động trong số này. Hãy viết ra cách mà những hành động này đã dẫn đến sự giúp đỡ và mặc khải từ Chúa như thế nào.

  2. Hãy nghĩ đến lúc mà việc thực hiện một hoặc nhiều hành động trong những hành động này đã dẫn đến một câu trả lời hoặc sự hướng dẫn từ Chúa trong cuộc sống của em. (Một ví dụ có thể là suy ngẫm về những điều em đã học được và tin tưởng qua việc nghiên cứu Sách Mặc Môn cho đến nay và làm thế nào mà điều đó đã dẫn đến sự mặc khải trong cuộc sống của em.)

Mời học viên chia sẻ những ví dụ và kinh nghiệm của mình.

  • Em nghĩ tại sao Chúa ban cho chúng ta nhiều điều mặc khải hơn khi chúng ta sống theo cách Ngài đã mô tả trong các câu 5–15?

  • Tại sao việc không trở thành kiểu người được Chúa mô tả có thể khiến chúng ta không sẵn sàng cho sự mặc khải tiếp theo?

  • Việc này dạy cho em điều gì về Chúa và kiểu người mà Ngài muốn chúng ta trở thành?

Chúa sẽ tiết lộ phần bị niêm phong của Sách Mặc Môn vào “kỳ định riêng” của Ngài (2 Nê Phi 27:21) khi chúng ta thực hành cùng một đức tin như anh của Gia Rết (xin xem Ê The 4:7). Tương tự như vậy, có thể có những sự mặc khải khác mà Chúa đang chờ đợi để ban cho em. Để kết thúc bài học này, hãy làm những điều sau đây:

  • Xem lại phần mô tả trong những câu này về những người sử dụng đức tin và được thánh hóa, suy ngẫm xem em giống họ như thế nào và em có thể cần phải cải thiện theo những cách nào.

  • Suy ngẫm và cầu nguyện để biết Chúa muốn em làm gì để nhận được thêm sự mặc khải từ Ngài. Hãy viết những suy nghĩ và cảm nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ và cảm nghĩ của các em về những điều các em đã học được hôm nay, nếu những điều đó không quá cá nhân. Cũng hãy chia sẻ những suy nghĩ và chứng ngôn của anh chị em.