Lớp Giáo Lý
Ê The 3: “Đức Tin Lớn Lao”


“Ê The 3: ‘Đức Tin Lớn Lao’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ê The 3”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ê The 3

“Đức Tin Lớn Lao ”

anh của Gia Rết nhìn thấy ngón tay của Chúa

Em có bao giờ thực sự suy ngẫm về sự khác biệt mà đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể tạo ra trong cuộc sống của chúng ta không? Một ví dụ tuyệt vời là anh của Gia Rết, người đã tìm đến Chúa với một kế hoạch để giải quyết các vấn đề của mình và khiêm nhường cầu nguyện với “đức tin lớn lao” (Ê The 3:9) đến nỗi “tấm màn che mắt [ông] được cất bỏ đi” (Ê The 3:6), ông đã nhìn thấy và trò chuyện với Chúa. Bài học này nhằm giúp em khiêm nhường sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô khi anh chị em giảng dạy thánh thư.Hãy dành thời gian để giúp học viên nhận ra những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi và quyền năng cứu chuộc của Ngài. Chỉ ra những đoạn thánh thư có thể làm gia tăng đức tin của các em nơi Ngài. Cân nhắc đặt ra những câu hỏi mà sẽ mời học viên suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban phước, củng cố và hướng dẫn các em.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên nghĩ về ba người mà các em ngưỡng mộ từ lịch sử Giáo Hội hoặc thánh thư và cách mà những người này cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Em cho thấy đức tin của mình bằng cách nào?

Những điều sau đây sẽ giúp chuẩn bị cho học viên tìm hiểu thêm về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Thay vì yêu cầu học viên liệt kê các ví dụ, anh chị em có thể chuyển sang phần cuối của bài học để cho học viên xem một trong các video hoặc kể câu chuyện của Jan Roothoff.

Hãy lập một bản liệt kê ba người mà em ngưỡng mộ từ lịch sử Giáo Hội hoặc thánh thư.

  • Những người này cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua một số cách thức nào?

  • Làm thế nào em có thể biết được em đang sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình?

  • Tại sao em muốn sử dụng đức tin?

Hãy cân nhắc viết những câu trả lời của học viên cho câu hỏi thứ hai lên trên bảng. Hãy mời học viên suy ngẫm những câu trả lời này và đánh giá đức tin của chính các em. Nếu hữu ích, thì hãy thêm một số hoặc tất cả các câu tự đánh giá sau đây và mời học viên hoàn thành các câu đó.

Để giúp em suy nghĩ về đức tin của chính mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì hãy cho biết các câu sau đây đúng như thế nào với em theo thang điểm từ 1–5 (1 = không bao giờ; 2 = thỉnh thoảng; 3 = thường xuyên; 4 = hầu như luôn luôn; 5 = luôn luôn):

  • Tôi tin nơi Đấng Ky Tô và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

  • Qua lời cầu nguyện chân thành dâng lên Cha Thiên Thượng, tôi tìm kiếm sự giúp đỡ từ Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô trong những vấn đề của mình và tin tưởng vào sự hướng dẫn và giúp đỡ của hai Ngài.

  • Tôi hành động và tin cậy Chúa giúp đỡ tôi.

Khi nghiên cứu bài học này, hãy tìm cách tìm hiểu thêm về cách em có thể khiêm nhường sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và lý do tại sao em có thể muốn làm điều đó.

Thực hành đức tin

Trong bài học trước, em đã học được rằng Chúa đã truyền lệnh cho anh trai của Gia Rết đóng những chiếc thuyền và băng qua đại dương để đến đất hứa; tuy nhiên, những chiếc thuyền này lại không có ánh sáng. Chúa đã yêu cầu anh của Gia Rết đề xuất một giải pháp (xin xem Ê The 2:23). Khi anh của Gia Rết hành động trong đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Chúa đã giúp giải quyết vấn đề của ông và ban phước cho ông theo những cách vượt hơn cả những điều ông đã cầu xin.

biểu tượng viết nhật ký Hãy cung cấp tài liệu phát tay sau đây, và mời học viên điền vào tài liệu đó một mình hoặc theo các nhóm nhỏ.

Đức Tin của Anh của Gia Rết

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)—“Ê The 3: ‘Đức Tin Lớn Lao’”

Hãy đọc các câu bên dưới mỗi bức tranh sau đây và viết những điều anh của Gia Rết đã làm hoặc nói để cho thấy đức tin. (Để hiểu Ê The 3:2–3, điều quan trọng là hiểu rằng vì Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, chúng ta sống trong một thế giới nơi chúng ta bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế và tất cả chúng ta đều phạm tội và xa cách về mặt thuộc linh với Thượng Đế.)

Ê The 3:1

anh của Gia Rết đang trèo lên núi

Ê The 3:2–5

anh của Gia Rết đang cầu nguyện trên một ngọn núi

Ê The 3:6–10

anh của Gia Rết nhìn thấy ngón tay của Chúa

Ê The 3:11–16, 19–20

anh của Gia Rết đang nói chuyện với Chúa
  • Em đã học được gì từ kinh nghiệm của anh của Gia Rết?

Hãy mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em. Hãy viết các nguyên tắc chân chính mà các em nêu lên trên bảng.

Một nguyên tắc mà chúng ta có thể học được là khi khiêm nhường sử dụng đức tin nơi Chúa, chúng ta sẽ đến gần Ngài hơn.

Để giúp học viên hiểu rõ hơn về đức tin của anh của Gia Rết, hãy cân nhắc chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ để thực hiện bốn sinh hoạt sau đây. Ngoài ra, hãy mời học viên làm việc theo các nhóm bốn người, mỗi học viên thực hiện một trong bốn sinh hoạt. Sau đó, học viên có thể chia sẻ những điều các em đã học được trong nhóm và, nếu hữu ích, hãy chia sẻ những điểm nổi bật với cả lớp.

  1. Anh của Gia Rết “nấu chảy một tảng đá và đúc ra mười sáu viên đá nhỏ”, cầm những viên đá ấy đi lên “đỉnh núi mà kêu cầu Chúa” (Ê The 3:1). Hãy viết ra lý do tại sao em cảm thấy việc sẵn lòng hành động và làm những điều chúng ta có thể làm để giải quyết vấn đề là một phần quan trọng của đức tin của chúng ta nơi Chúa.

  2. Khi anh của Gia Rết cầu nguyện, ông đã nói về “sự yếu kém của [ông] trước mặt [Thượng Đế]” (Ê The 3:2) và khiêm nhường cầu xin sự giúp đỡ. Hãy viết về việc hiểu được yếu kém của chính chúng ta và sự phụ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào Chúa có thể ảnh hưởng như thế nào đến những lời cầu nguyện và đức tin của chúng ta nơi Ngài.

  3. Khi anh của Gia Rết cầu xin Chúa chạm vào những viên đá để làm cho chúng phát sáng, ông đã làm chứng: “Hỡi Chúa, con biết Ngài là Đấng toàn năng, và Ngài có thể làm tất cả những gì Ngài muốn vì lợi ích cho loài người” (Ê The 3:4). Hãy viết về cách em đã hoặc sẽ biết rằng Chúa có quyền năng giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của mình. Em có thể bao gồm sự hiểu biết đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến đức tin của chúng ta nơi Ngài.

  4. Anh của Gia Rết đã hứa rằng ông sẽ tin những lời Chúa sẽ nói trong tương lai (xin xem Ê The 3:11–12). Hãy viết ra lý do tại sao em nghĩ rằng anh của Gia Rết đã tin cậy nơi Chúa đến mức ông ấy đã đồng ý với điều này.

Đến gần Chúa hơn

  • Chúa đã ban phước cho anh của Gia Rết theo những cách khác nhau nào nhờ vào đức tin của ông?

  • Anh của Gia Rết đã đến gần Chúa hơn qua kinh nghiệm này trong những phương diện nào?

Có thể là hữu ích để đánh dấu những lời của Chúa dành cho anh của Gia Rết: “Ngươi được cứu chuộc khỏi sự sa ngã; do đó ngươi được mang trở lại sự hiện diện của ta” (Ê The 3:13). Khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa trong các vấn đề cá nhân của mình, thì chúng ta cũng có thể nhận được sự giúp đỡ của Ngài trong mục tiêu vĩnh cửu của mình để không còn bị tách rời khỏi Ngài và trở về sống với Ngài.

Hãy xem hoặc đọc một trong các ví dụ sau đây về việc giới trẻ sử dụng đức tin của họ.

  • Xin xem “Faith and the Goal” (4:40). Một cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp kể về cách cô ấy sử dụng đức tin nơi Chúa.

    4:39
  • Xin xem “Rebuilding My Faith When I Felt Lost” (6:25). Sau khi trở về sớm từ công việc truyền giáo, một thanh niên đã xây đắp lại đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

    0:0
  • Hãy đọc câu chuyện về Jan Roothoff, một cậu bé ở Hà Lan đã tìm kiếm tiên tri Joseph F. Smith để chữa lành đôi mắt bị bệnh của mình (Saints: The Story of the Church of Jesus Christ in the Latter Days, tập 3, Boldly, Nobly, and Independent, 1893–1955 [năm 2022], trang 123–125).

Hãy mời học viên chia sẻ điều các em đã học được từ video hoặc câu chuyện này.

  • Em hoặc những người mà em biết đã có những kinh nghiệm nào giúp củng cố đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy kết thúc bằng việc viết ra một cách thức giúp em sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô nhiều hơn và lý do tại sao. Sau đây là một số ý tưởng chung chung để giúp em hoàn thành sinh hoạt này. Em sẽ cần thêm vào những chi tiết để áp dụng cho bản thân.

  • Thực hiện một hành động cụ thể để giải quyết một vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.

  • Đặt ra một mục tiêu để cầu nguyện một cách khiêm nhường hơn và tin cậy nơi Chúa.

  • Tích cực làm một điều để mang em đến gần Chúa hơn.

Hãy tìm kiếm những cách em cảm thấy gần Chúa hơn khi em hành động theo đức tin.

Học viên sẽ có cơ hội chia sẻ cách các em đã sử dụng đức tin và kết quả từ việc đó trong một bài học đánh giá sắp tới (“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9”).

Hãy kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi và các phước lành đến từ việc thực hành đức tin nơi Ngài.