Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9: Mặc Môn 7–Ê The 15


“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9: Mặc Môn 7–Ê The 15”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9

Mặc Môn 7Ê The 15

em thiếu niên đang dựa vào cái cây

Việc suy ngẫm và đánh giá việc học tập phần thuộc linh của em có thể giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp em ghi nhớ và đánh giá những kinh nghiệm của em với Mặc Môn 7Ê The 15 đã giúp em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Hãy giúp học viên tự đánh giá để đến cùng Đấng Ky Tô.Việc tự đánh giá thường xuyên và kiên định có thể giúp học viên nhận thấy được các em đang trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn ra sao. Hãy mời học viên thành tâm suy ngẫm về những điều các em biết và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy khuyến khích các em chân thành đánh giá sự tiến bộ của mình và xem xét những sự thay đổi mà các em có thể thực hiện khi cố gắng sống theo phúc âm của Ngài.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên ôn lại những điều các em đã học được bằng cách hoàn thành câu sau: “Một bài học từ Mặc Môn 7Ê The 15 mà tôi muốn chia sẻ với một người bạn là …”

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội giải thích tầm quan trọng của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi của phúc âm và suy ngẫm về những nỗ lực của các em để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Phần nghiên cứu của lớp anh chị em về Mặc Môn 7Ê The 15 có thể đã tập trung vào những lẽ thật khác với những lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, anh chị em có thể điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Các vân gỗ của thân cây

Phần này của bài học nhằm chuẩn bị cho học viên giải thích một số điều các em đã học được và đánh giá những mục tiêu mà các em có thể đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu Mặc Môn 7Ê The 15. Đây có thể là một thời điểm tốt để mời học viên chia sẻ những câu trả lời của các em từ sinh hoạt chuẩn bị.

Hãy trưng ra một hình ảnh về các vân gỗ của thân cây và yêu cầu học viên chia sẻ những điều chúng ta có thể học được về một cái cây bằng cách kiểm tra các vân gỗ của nó.

gốc cây có vân gỗ

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

2:3

Việc chúng ta có thể học được biết bao nhiêu về cuộc sống bằng cách nghiên cứu thiên nhiên là một điều phi thường. Ví dụ, các nhà khoa học có thể nhìn vào những vòng tròn của thân cây và đưa ra những lời phỏng đoán thành thạo về khí hậu và điều kiện tăng trưởng cách đây hằng trăm và còn cả hằng ngàn năm. Một trong những điều chúng ta biết được từ việc nghiên cứu sự tăng trưởng của cây cối là vào những mùa có điều kiện lý tưởng thì cây cối tăng trưởng ở tốc độ bình thường. Tuy nhiên, trong những mùa có điều kiện tăng trưởng không lý tưởng, thì cây cối tăng trưởng chậm và dồn hết sinh lực vào những yếu tố cơ bản cần thiết để sống sót. (Dieter F. Uchtdorf, “Về Những Điều Quan Trọng Hơn Hết”, Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 19)

Giống như cây cối, chúng ta có những giai đoạn tăng trưởng và những lúc chúng ta có thể cảm thấy như mình chỉ đang cố gắng sống sót. Mỗi người chúng ta đều trải qua sự phát triển theo những cách khác nhau và ở những tốc độ khác nhau. Hãy nghĩ về những thời điểm trong cuộc sống của em khi em trải qua sự phát triển về phần thuộc linh.

  • Một số điều kiện nào đã giúp em phát triển về phần thuộc linh? Em đã trải qua sự phát triển nào?

  • Chúng ta có thể đánh giá định kỳ sự phát triển về phần thuộc linh của mình bằng những cách nào?

Trong bài học này, em sẽ có cơ hội giải thích một số điều em đã học được và đánh giá những mục tiêu mà có thể em đã đặt ra trong khi nghiên cứu Mặc Môn 7Ê The 15.

Hãy giải thích tầm quan trọng của Sách Mặc Môn

Trong phần này của bài học, học viên sẽ được mời giải thích về tầm quan trọng của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi của phúc âm. Các em có thể dựa trên những điều đã học được trong Mặc Môn 8. Nếu muốn, anh chị em có thể mở rộng sinh hoạt này để bao gồm vai trò của Sách Mặc Môn trong việc giúp quy tụ dân Y Sơ Ra Ên, dựa trên 3 Nê Phi 21.

Anh chị em có thể muốn xếp học viên thành những cặp đồng hành, như những người truyền giáo. Một cách để thực hiện điều này là viết các địa điểm hoặc quốc gia khác nhau dành cho các chỉ định truyền giáo trên các mảnh giấy nhỏ. Hãy viết mỗi chỉ định truyền giáo lên hai mảnh giấy nhỏ riêng biệt. Sau đó, hãy phát chúng cho cả lớp. Học viên có thể tìm thấy người đồng hành của mình bằng cách tìm kiếm người nhận được cùng sự chỉ định truyền giáo.

Hãy tưởng tượng rằng em là một người truyền giáo đang giải thích tầm quan trọng của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi phúc âm. Em sắp tặng một quyển Sách Mặc Môn cho một người nào đó đọc.

Hãy chuẩn bị những điều em sẽ nói bằng cách sử dụng một hoặc nhiều đoạn thánh thư trong Mặc Môn 8. Em cũng có thể sử dụng trang tựa của Sách Mặc Môn. Hãy tìm kiếm cơ hội để giải thích xem làm thế nào mà Sách Mặc Môn giúp chúng ta tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy di chuyển xung quanh phòng, hỗ trợ những cặp bạn đồng hành nếu cần. Nếu học viên cần trợ giúp trong việc xác định các đoạn thánh thư, thì anh chị em có thể hướng dẫn các em đến Mặc Môn 8:14–16, 25–26, 34–35. Nếu cần, hãy nhắc các em rằng câu 16 và 25 đề cập đến Joseph Smith.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian rồi, thì hãy mời những cặp bạn đồng hành đóng diễn tình huống với một cặp bạn đồng hành khác. Nếu thời gian cho phép, những cặp bạn đồng hành có thể tập giải thích lại cho một cặp bạn đồng hành khác.

Hãy suy ngẫm về những kế hoạch để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Phần này của bài học có thể giúp học viên suy ngẫm về những nỗ lực của các em để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên có thể so sánh việc sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô với việc nướng bánh mì.

Nếu có thể, hãy mang theo một tô để trộn bột và các thành phần để làm một ổ bánh mì. Anh chị em thậm chí có thể mang theo một ổ bánh mì để chia sẻ với các học viên. Hãy mời học viên giải thích vắn tắt tiến trình làm bánh mì bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau:

bánh mì
  • Một ổ bánh mì có một số thành phần nào?

  • Bên cạnh việc trộn các thành phần, thì em cần phải làm những điều gì khác để làm bánh mì?

Các thành phần trong một ổ bánh mì có thể bao gồm bột mì, men, muối và nước. Em cũng có thể cần thời gian để bánh mì nở, và em cần phải nướng bánh.

Việc nướng bánh mì có thể được so sánh với việc sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Những kết quả, bằng chứng, hoặc phép lạ mà em tìm kiếm giống như ổ bánh mì thành phẩm. Những nỗ lực của em để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể được so sánh với các thành phần, thời gian bánh nở và việc nướng bánh mì. Trong những bài học gần đây, em đã nghiên cứu câu chuyện về những cá nhân đã sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ê The 3:1–16; 12:6–22). Em cũng đã nghiên cứu những lời của các vị tiên tri mà mời em sử dụng đức tin nơi Chúa và tìm kiếm các phép lạ (xin xem Mặc Môn 9:15–27; Ê The 12:6–9).

Em có thể so sánh kỹ hơn việc sử dụng đức tin với việc làm bánh mì bằng cách thảo luận một số ý sau đây: việc chờ đợi Chúa giống như thời gian chờ lên men (xin xem Ê Sai 40:31), việc tuân giữ các giao ước của chúng ta giống như muối (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 101:39), và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi giống như nước (xin xem Giăng 4:14).

Hãy đọc Mặc Môn 9:19–21; Ê The 3:9; 12:6–9 để giúp em nhớ những điều đã học về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và các kế hoạch em có thể đã thực hiện.

Hãy mời học viên suy nghĩ về các kết quả, bằng chứng hoặc phép lạ mà các em tìm kiếm khi trả lời những câu hỏi sau đây. Anh chị em có thể muốn trưng ra các câu hỏi và mời học viên trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em đã làm gì để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Nếu việc sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô giống như việc nướng bánh mì, thì em hiện đang ở phần nào của tiến trình này? Em có đang vẫn thu thập hay trộn các thành phần không? Em có đang chờ đợi bột nở không? Bánh mì có đang được nướng không? Hay em đã ăn bánh mì rồi? Giải thích lý do tại sao.

  • Em đã có hoặc vẫn cần phải vượt qua một số thử thách nào? Điều gì đã giúp hoặc có thể giúp em vượt qua những thử thách đó?

  • Em cảm thấy như mình đã được ban phước như thế nào cho những nỗ lực mà em đã thực hiện để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy mời những học viên nào mà sẵn sàng để chia sẻ những kinh nghiệm của các em khi sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và ảnh hưởng của điều đó đối với cuộc sống của các em. Hãy cân nhắc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về việc anh chị em đã được ban phước như thế nào nhờ sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.