Lớp Giáo Lý
Mô Rô Ni 2–3: Thẩm Quyền Chức Tư Tế


“Mô Rô Ni 2–3: Thẩm Quyền Chức Tư Tế”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Mô Rô Ni 2–3”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Mô Rô Ni 2–3

Thẩm Quyền Chức Tư Tế

em thiếu nữ đang được làm lễ xác nhận

Thẩm quyền chức tư tế chân chính từ Thượng Đế là điều quan trọng trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Trong số vài lời cuối cùng dành cho các thế hệ tương lai, Mô Rô Ni đã dạy về thẩm quyền để thực hiện các giáo lễ của chức tư tế. Khi làm như vậy, ông đã bảo tồn những lẽ thật quan trọng về cách chức tư tế được sử dụng. Bài học này có thể giúp em hiểu được thẩm quyền của chức tư tế trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi.

Giúp học viên tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm cách thánh thư dạy các nguyên tắc mà giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi. Hãy mời học viên tìm kiếm những điều các em có thể học được về quyền năng, lòng thương xót và ảnh hưởng của Chúa Giê Su Ky Tô từ các nguyên tắc phúc âm được các em khám phá ra trong thánh thư.

Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên nói chuyện với một người nắm giữ chức tư tế hoặc một người phục vụ trong một chức vụ kêu gọi của Giáo Hội. Học viên có thể hỏi cá nhân đó cảm thấy như thế nào về việc nhận được thẩm quyền của Đấng Cứu Rỗi để thực hiện những trách nhiệm của mình.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Trước giờ học, hãy giấu một đồ vật anh chị em sẽ cần trong bài học, chẳng hạn như phấn, bút viết bảng hoặc thánh thư của anh chị em. Hãy mời học viên tìm đồ vật đó và hỏi tại sao nó cần thiết cho bài học.

Hãy nhắc học viên rằng nhiều lẽ thật minh bạch và quý báu đã bị mất đi trong thời kỳ Đại Bội Giáo (xin xem 1 Nê Phi 13:26–27, 32). Các bài viết của Mô Rô Ni dạy những lẽ thật quan trọng về cách tổ chức Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi mà đã bị thất lạc trong thời kỳ Bội Giáo.

“Có giá trị”

Mô Rô Ni là một trong những người cuối cùng nắm giữ chức tư tế trong gian kỳ của ông trên lục địa Châu Mỹ. Ông biết rằng khi ông qua đời, sự hiểu biết quan trọng về Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi và thẩm quyền chức tư tế của Ngài sẽ bị mất đi. Trong số vài lời cuối cùng của mình, Mô Rô Ni đã viết điều ông cảm thấy sẽ “có giá trị” đối với các thế hệ tương lai (Mô Rô Ni 1:4). Ông đã viết về thẩm quyền và các giáo lễ của chức tư tế mà chỉ có trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi.

Khi Đấng Cứu Rỗi phục sinh hiện đến cùng dân Nê Phi, “Ngài đưa tay sờ những môn đồ Ngài đã lựa chọn” và “ban cho họ quyền năng để ban truyền Đức Thánh Linh” (3 Nê Phi 18:36–37). Mô Rô Ni đã đưa vào trong biên sử của ông một số chỉ dẫn của Đấng Cứu Rỗi cho mười hai môn đồ người Nê Phi về cách ban truyền ân tứ Đức Thánh Linh.

Để tăng cường sự hợp tác của học viên, hãy cân nhắc mời các em làm việc với một người bạn cùng lớp hoặc cùng các nhóm nhỏ trong sinh hoạt sau đây. Học viên có thể nghiên cứu hoặc Mô Rô Ni 2 hoặc 3 và sau đó chia sẻ những điều các em học được với người đã nghiên cứu chương còn lại. Có thể cung cấp thông tin sau đây để hướng dẫn học viên trong việc học tập của các em.

Thẩm Quyền truyền giao ân tứ Đức Thánh Linh

Hãy đọc Mô Rô Ni 2:1–3, tìm kiếm những điều Mô Rô Ni đã dạy mà có giá trị.

  • Em đã tìm thấy điều gì trong những câu này mà em cảm thấy có giá trị?

  • Từ những điều em đã biết, thẩm quyền chức tư tế nào là cần thiết để truyền giao ân tứ Đức Thánh Linh?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ Mô Rô Ni 2?

Một lẽ thật là những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc ban ân tứ Đức Thánh Linh bằng phép đặt tay cho các tín hữu Giáo Hội đã được làm phép báp têm.

  • Em nghĩ tại sao việc truyền giao Đức Thánh Linh lại quan trọng như vậy? (Để biết một câu chuyện mà chứng minh điều này, em có thể đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 8:14–24.)

  • Việc biết rằng thẩm quyền truyền giao ân tứ Đức Thánh Linh đến từ Đấng Cứu Rỗi có thể ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về ân tứ này?

  • Ân tứ Đức Thánh Linh đã ban phước cho cuộc sống của em như thế nào?

Sắc phong những người khác vào các chức phẩm chức tư tế

Tiếp theo, Mô Rô Ni đã giải thích cách sắc phong các thầy tư tế và các thầy giảng.

Hãy đọc Mô Rô Ni 3:1–4, tìm hiểu xem các cá nhân được sắc phong chức phẩm chức tư tế bằng cách nào.

  • Em đã nhận thấy điều gì về cách các cá nhân được sắc phong chức phẩm chức tư tế?

Học viên có thể đọc và liên kết Những Tín Điều 1:5 với Mô Rô Ni 3.

Mặc dù Mô Rô Ni 3 đặc biệt đề cập đến việc sắc phong các chức phẩm chức tư tế cho các thầy tư tế và các thầy giảng, thẩm quyền này cũng áp dụng cho tất cả những người nắm giữ các chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi.

  • Tại sao những cá nhân phục vụ trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi cần có thẩm quyền của Ngài?

Nếu có thể, hãy mang đến lớp một bản hệ thống thẩm quyền chức tư tế.

Thẩm quyền chức tư tế đến từ Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi tất cả những người nắm giữ chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội đều có thẩm quyền chức tư tế, những người được sắc phong vào các chức phẩm chức tư tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc có một hệ thống thẩm quyền chức tư tế. Hệ thống này truy nguyên thẩm quyền của một người nắm giữ chức tư tế đến Chúa Giê Su Ky Tô. Những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc có thể yêu cầu một hồ sơ ghi lại hệ thống thẩm quyền của họ trên trang ChurchofJesusChrist.org. Giáo Hội không cung cấp hồ sơ về hệ thống thẩm quyền cho những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn. Tuy nhiên, nếu một người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn được một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc sắc phong, thì người này có thể tìm hiểu về hệ thống thẩm quyền của người mà đã sắc phong cho mình.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Việc hành động với thẩm quyền thiêng liêng đòi hỏi nhiều hơn chỉ là tờ hợp đồng giữa con người với nhau. Thẩm quyền này không thể do quá trình huấn luyện thần học hoặc một sự ủy quyền từ giáo đoàn mà có. Không, trong công việc do Thượng Đế cho phép làm, thì cần phải có quyền năng lớn lao hơn quyền năng đã có của những người trong giáo đoàn, ngoài đường, hoặc trong các trường dạy giáo lý—đây là một sự thật mà nhiều người chân thành đi tìm kiếm tôn giáo đã biết và đã công khai nhìn nhận trong suốt nhiều thế hệ dẫn đến Sự Phục Hồi. …

… [Hệ thống thẩm quyền chức tư tế của mỗi người nắm giữ chức tư tế trong Giáo Hội] không hề bị đứt gãy nhờ các thiên sứ phục sự được chính Vị Nam Tử của Thượng Đế gửi đến, mang theo ân tứ vô song này từ thiên thượng. (Jeffrey R. Holland, “Our Most Distinguishing Feature”, , tháng Năm năm 2005, trang 44)

Hãy cân nhắc cho học viên xem một dây xích. Hãy giải thích rằng mắt xích đầu tiên của chuỗi tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô và mắt xích thứ hai, là những người mà Ngài đã sắc phong cho chức tư tế. Mắt xích thứ ba tượng trưng cho những người mà họ đã sắc phong, v.v., qua các thế hệ cho đến những người nắm giữ chức tư tế ngày nay, tượng trưng cho mắt xích cuối cùng của dây xích.

  • Tại sao việc thẩm quyền chức tư tế có thể được truy nguyên từ Chúa Giê Su Ky Tô lại là điều quan trọng?

  • Việc biết được mối liên hệ này với Chúa Giê Su Ky Tô có thể ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của em về các giáo lễ, chức vụ kêu gọi hoặc những phước lành mà em nhận được qua chức tư tế?

Học viên có thể báo cáo về sinh hoạt chuẩn bị cho buổi học.

Học viên cũng có thể ôn lại Mô Rô Ni 2 và 3, tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các chương và báo cáo điều các em tìm thấy.

Chia sẻ những điều mà em đã học được

Nếu là hữu ích khi học viên thể hiện sự hiểu biết của mình về những điều các em đã nghiên cứu trong Mô Rô Ni 2–3, thì hãy cân nhắc thảo luận tình huống sau đây.

Hãy tưởng tượng rằng em có một người trong gia đình sẽ được làm phép báp têm và lễ xác nhận, được sắc phong vào chức tư tế, hoặc được phong nhiệm cho một chức vụ kêu gọi. Em có thể chia sẻ điều gì với họ từ Mô Rô Ni 2 hoặc 3 để giúp họ hiểu được tầm quan trọng của sự kiện này?