Lớp Giáo Lý
Mô Rô Ni 4–5: Tiệc Thánh


“Mô Rô Ni 4–5: Tiệc Thánh”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Mô Rô Ni 4–5”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Mô Rô Ni 4–5

Tiệc Thánh

bánh mì và nước Tiệc Thánh

Với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta được mời tham gia vào các giáo lễ thiêng liêng và lập các giao ước với Cha Thiên Thượng của chúng ta. Khi chúng ta cố gắng tuân giữ các giao ước của mình, Cha Thiên Thượng ban phước cho chúng ta. Giáo lễ mà chúng ta tham dự thường xuyên nhất là lễ Tiệc Thánh. Bài học này có thể giúp em tuân giữ giao ước đã lập khi em dự phần Tiệc Thánh để em có thể có Thánh Linh của Chúa ở cùng mình.

Hiểu được những nhu cầu học tập của học viên. Hãy tìm cách để hiểu những nhu cầu học tập của học viên trong lớp của anh chị em. Điều này có thể bao gồm những mong muốn của học viên cũng như bất kỳ thử thách nào trong học tập. Hãy tìm cách tích hợp các phương pháp học tập khác nhau, chẳng hạn như giáo cụ trực quan, làm việc theo nhóm hoặc học tập cá nhân, để học viên có thể nhận được lợi ích tối đa từ kinh nghiệm học lớp giáo lý của các em.

Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên chuẩn bị sẵn sàng trước khi đến lớp để đọc thuộc lòng càng nhiều càng tốt những lời cầu nguyện Tiệc Thánh.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tại sao em đi nhà thờ?

Để chuẩn bị cho học viên nghiên cứu về Tiệc Thánh, hãy cân nhắc chia sẻ câu chuyện sau đây hoặc một kinh nghiệm cá nhân về tầm quan trọng của Tiệc Thánh.

Chị Cheryl A. Esplin, trước đây là cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã chia sẻ một câu hỏi mà một người con trai đã hỏi người cha 96 tuổi của mình: “Cha ơi, tại sao cha đi nhà thờ? Cha không thể thấy, cha không thể nghe, cha đi lại khó khăn. Tại sao cha lại đi nhà thờ?” (“Tiệc Thánh—một Sự Đổi Mới cho Tâm Hồn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 14).

  • Em nghĩ người cha đã trả lời câu hỏi này như thế nào?

Người cha đáp: “Đó là vì Tiệc Thánh. Cha đi để dự phần Tiệc Thánh’” (Cheryl A. Esplin, “Tiệc Thánh,” trang 14).

  • Em biết điều gì về Tiệc Thánh mà có thể đã khiến người cha trả lời như vậy?

    Những câu hỏi sau đây là để học viên tự suy ngẫm. Hãy cân nhắc mời học viên ghi lại câu trả lời của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập. Có thể là hữu ích khi mời các em đặt ra những câu hỏi về Tiệc Thánh.

  • Tiệc Thánh quan trọng như thế nào đối với em? Tại sao?

  • Em thực hiện những nỗ lực nào để có một kinh nghiệm Tiệc Thánh có ý nghĩa?

Trong biên sử của mình, Mô Rô Ni đã đưa vào những lời cầu nguyện mà trước đây Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho dân Nê Phi để thực hiện Tiệc Thánh (xin xem Mô Rô Ni 4:1–2). Khi em nghiên cứu những lời cầu nguyện này trong Mô Rô Ni 4–5, hãy lắng nghe những sự thúc giục để biết mình có thể làm gì để tuân giữ các giao ước em lập khi dự phần Tiệc Thánh.

Tiệc Thánh

Khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta lập một giao ước với Cha Thiên Thượng và tái lập các giao ước mà chúng ta đã lập tại lễ báp têm (xin xem Mô Si A 18:8–10; Giáo Lý và Giao Ước 20:37). “Một giao ước là một sự thỏa thuận thiêng liêng giữa Thượng Đế và một người hoặc một nhóm người. Thượng Đế đặt ra những điều kiện cụ thể, và Ngài hứa ban phước cho chúng ta khi chúng ta tuân theo những điều kiện đó” (Gospel Topics, “Covenant”, ChurchofJesusChrist.org).

Hãy cân nhắc sao chép bảng biểu sau đây lên trên bảng và mời cả lớp điền vào cột bên trái bằng cách sử dụng Mô Rô Ni 4:3. Học viên cũng có thể chép nó vào nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

Giao Ước Tiệc Thánh

Những điều tôi hứa sẽ làm

Những cách thức để tôi giữ lời hứa của mình

  • Em sẽ tóm tắt ra sao về những điều chúng ta hứa khi dự phần bánh?

Một cách để tóm tắt phần giao ước Tiệc Thánh của chúng ta là khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta hứa sẽ sẵn lòng mang danh của Đấng Cứu Rỗi, luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Học viên có thể được tổ chức thành các nhóm gồm ba người. Hãy chỉ định mỗi nhóm một trong những lời hứa mà chúng ta đưa ra như là một phần của giao ước Tiệc Thánh. Hãy mời nhóm thảo luận về lời hứa được chỉ định cho các em và chia sẻ những ý tưởng có thể được sử dụng để điền vào cột thứ hai trong bảng biểu.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian, thì hãy tổ chức lớp học thành các nhóm mới có ba thành viên. Mỗi nhóm mới nên có những học viên mà đã nghiên cứu các yếu tố khác của giao ước Tiệc Thánh. Hãy mời học viên thảo luận về những điều các em đã học được trong các nhóm ban đầu của mình và giúp nhau điền vào cột thứ hai trong bảng biểu.

Nếu học viên có được lợi ích từ việc nghiên cứu thêm về ý nghĩa của việc mang danh của Đấng Cứu Rỗi, thì hãy cân nhắc sử dụng lời phát biểu và những câu hỏi sau đây. Hãy cân nhắc mời học viên suy ngẫm xem các em mong muốn những điều Đấng Cứu Rỗi muốn nhiều như thế nào so với những điều các em muốn hoặc những điều thế gian muốn dành cho các em.

Anh chị em cũng có thể sử dụng Mô Si A 18:8–10Giăng 14:15 để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của các em về các cách tuân giữ giao ước Tiệc Thánh.

  • Em nghĩ việc sẵn lòng mang danh của Đấng Cứu Rỗi có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích:

Chúng ta hứa mang danh của Ngài. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhìn nhận chính mình như thuộc về Ngài. Chúng ta sẽ đặt Ngài lên trước hết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ muốn những gì Ngài muốn thay vì những gì chúng ta muốn hoặc những điều thế gian dạy chúng ta muốn. (Henry B. Eyring, “That We May Be One”, Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 67)

  • Làm cách nào em có thể mang lấy danh của Đấng Cứu Rỗi tốt hơn?

  • Việc mang lấy danh của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta trở nên giống như Ngài trong những phương diện nào?

Luôn có Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta

em thiếu nữ đang dự phần Tiệc Thánh

Hãy đọc Mô Rô Ni 4:35:2, tìm kiếm những điểm giống và khác nhau giữa lời cầu nguyện ban phước bánh và lời cầu nguyện ban phước rượu (nước).

  • Em đã tìm thấy những điểm giống nhau nào?

  • Cha Thiên Thượng sẽ làm gì nếu chúng ta tuân giữ giao ước mà chúng ta lập trong Tiệc Thánh?

Một nguyên tắc chúng ta học được là khi tuân giữ giao ước mà chúng ta lập trong Tiệc Thánh, chúng ta có thể luôn có Thánh Linh của Chúa ở cùng chúng ta.

  • Hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà sự sẵn lòng tuân giữ những lời hứa sau đây của em giúp em hội đủ điều kiện để luôn có Thánh Linh của Chúa ở cùng mình:

    • Mang danh của Đấng Cứu Rỗi.

    • Luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài.

    • Tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

  • Em sẽ có được lợi ích như thế nào khi luôn có được Đức Thánh Linh ở cùng với mình?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy cách chúng ta có thể đến gần Tiệc Thánh và được ban phước bằng cách tuân giữ các giao ước trong đó. Hãy đọc lời phát biểu sau đây hoặc xem video “The Aaronic Priesthood and the Sacrament” từ phút 6:48 đến 7:22 trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Chúng ta được truyền lệnh phải hối cải tội lỗi của mình và đến cùng Chúa với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối cùng dự phần Tiệc Thánh đúng theo các giao ước Tiệc Thánh. Khi chúng ta tái lập các giao ước báp têm của mình theo cách này, thì Chúa sẽ làm mới tác dụng thanh tẩy của phép báp têm của chúng ta. Theo cách này, chúng ta được làm cho trong sạch và có thể luôn có Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta. Sự quan trọng của giáo lễ này là hiển nhiên trong lệnh truyền của Chúa rằng chúng ta dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 59:8–9). (Dallin H. Oaks, “The Aaronic Priesthood and the Sacrament”, Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 38)

Tuân giữ giao ước Tiệc Thánh

Hãy cân nhắc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Tiệc Thánh và mời các học viên nào mà sẵn sàng để làm điều tương tự.

Hãy mời học viên suy ngẫm về những điều các em có thể làm để tuân giữ giao ước Tiệc Thánh của các em. Hãy cân nhắc trưng ra các đoạn sau đây và mời học viên trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em. Anh chị em cũng có thể gợi ý rằng việc tuân giữ giao ước Tiệc Thánh có thể là một trong những mục tiêu phát triển của giới trẻ.

Hãy suy ngẫm về những nỗ lực của em để giữ những lời hứa em đưa ra khi dự phần Tiệc Thánh. Điều gì đang diễn ra tốt đẹp? Điều gì có thể được cải thiện?

Hãy chọn một hoặc nhiều lời hứa mà em muốn tập trung vào. Hãy viết ra điều gì đó cụ thể mà em có thể làm. Em có thể muốn suy ngẫm điều này vào lần tới khi dự phần Tiệc Thánh.

Hãy chú ý xem làm thế nào mà việc tuân giữ các giao ước của em giúp em có được Đức Thánh Linh ở cùng với mình và sự khác biệt mà em thấy trong cuộc sống của mình.