Lớp Giáo Lý
Mô Rô Ni 1: Tôi Không Chối Bỏ Đấng Ky Tô


“Mô Rô Ni 1: Tôi Không Chối Bỏ Đấng Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Mô Rô Ni 1”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Mô Rô Ni 1

Tôi Không Chối Bỏ Đấng Ky Tô

Mô Rô Ni

Việc làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô chưa bao giờ là điều dễ dàng. Gần cuối Sách Mặc Môn, tiên tri Mô Rô Ni tiết lộ rằng các tín đồ của Đấng Ky Tô sẽ bị xử tử nếu họ không chối bỏ Đấng Cứu Rỗi (xin xem Mô Rô Ni 1:2). Bởi vì Mô Rô Ni đã không chối bỏ Chúa Giê Su Ky Tô, ông buộc phải lang thang đến bất cứ nơi nào có thể để được an toàn và trốn tránh dân La Man. Có lẽ em đã cảm thấy cô đơn khi cố gắng sống theo đức tin của mình và trung thành với Đấng Cứu Rỗi và Giáo Hội của Ngài. Bài học này có thể giúp thúc đẩy em luôn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và không chối bỏ Ngài.

Hãy đặt ra những câu hỏi mời gọi sự xem xét nội tâm. Những câu hỏi mà mời học viên suy ngẫm về thánh thư, về tình hình hiện tại của các em, về cảm nghĩ của các em dành cho Đấng Cứu Rỗi, hoặc về việc áp dụng các nguyên tắc có thể mời Thánh Linh giảng dạy cho các em.

Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy ngẫm về một kinh nghiệm mà các em hoặc một người nào đó mà các em biết đã noi theo Chúa Giê Su Ky Tô mặc dù cảm thấy cô đơn hoặc bị ngược đãi.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Đối mặt với sự chống đối

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về việc em có xu hướng hành động như thế nào khi em ở với những người có thể không có cùng các tiêu chuẩn hoặc niềm tin của em về Thượng Đế.

Hãy cân nhắc trưng ra sơ đồ này lên trên bảng. Một lựa chọn khác là cho học viên bốn tờ giấy màu khác nhau để đưa lên trong sinh hoạt này. Việc làm như vậy có thể giúp thu hút học viên tham gia vào bài học.

các hình vuông màu xanh lá cây, vàng, cam và đỏ

Những màu sắc trong sơ đồ này có thể giúp em tưởng tượng các mức độ chống đối khác nhau mà một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô có thể gặp phải. Màu xanh lá cây có thể tượng trưng cho không có sự chống đối. Màu vàng và màu cam có thể cho thấy mức độ chống đối ngày càng gia tăng, trong khi màu đỏ có thể tượng trưng cho sự chống đối gay gắt nhất.

Sau khi giới thiệu những màu sắc trong sơ đồ này tượng trưng cho điều gì, thì hãy cân nhắc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân hoặc những kinh nghiệm được chia sẻ trong đại hội trung ương mà trong đó một người đã phải đối mặt với sự chống đối với tư cách là môn đồ của Đấng Ky Tô. Hãy mời học viên chọn màu sắc mà các em cảm thấy phù hợp nhất để mô tả mức độ của từng tình huống. Điều này có thể giúp bắt đầu một cuộc trò chuyện về việc trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô.

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã phục vụ trong quân đội khi còn là một thanh niên và chứng kiến nhiều hành động can đảm. Ông đã chia sẻ tấm gương sau đây.

Hãy nghĩ về màu sắc mà em sẽ chọn để tượng trưng cho mức độ chống đối mà người thanh niên này đã trải qua. Em nghĩ em sẽ hành động như thế nào trong một tình huống tương tự?

16:18

Một tấm gương mà tôi không bao giờ quên là lòng can đảm thầm lặng của một thủy thủ 18 tuổi—không cùng tín ngưỡng với chúng ta—là người biết khiêm nhường để cầu nguyện. Trong số 250 người đàn ông trong thủy thủ đoàn, anh ấy là người duy nhất quỳ xuống cầu nguyện mỗi đêm bên cạnh giường của mình, đôi khi ngay giữa những lời nhạo báng của những kẻ không tin và giễu cợt. Anh ấy đã cúi đầu xuống cầu nguyện lên Thượng Đế. Anh ấy không bao giờ nao núng. Anh ấy không bao giờ chùn bước. Anh ấy có lòng can đảm. (Thomas S. Monson, “Hãy Vững Lòng Bền Chí”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 67)

  • Em thấy điều gì là nổi bật ở tấm gương này?

  • Em nghĩ điều gì là khó khăn khi luôn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô? Điều gì giúp đỡ cho em?

Hãy liệt kê một số tình huống khác mà trong đó việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô có thể là một thử thách. Hãy thử tưởng tượng các chi tiết cụ thể và nghĩ xem màu nào trên sơ đồ sẽ phù hợp nhất với từng tình huống.

Tất nhiên, việc nói về cam kết của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô dễ dàng hơn nhiều so với việc làm theo trong giây phút chúng ta bị thử thách. Khi em học, hãy tìm kiếm động lực mà em cần để luôn trung thành với niềm tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và các tiêu chuẩn của Giáo Hội phục hồi của Ngài.

Mô Rô Ni bị dân La Man săn đuổi

Khi Mô Rô Ni được giao trách nhiệm lưu giữ và bảo tồn biên sử của dân Nê Phi, ông cũng phải đối mặt với sự chống đối.

Hãy đọc Mô Rô Ni 1:1–4, suy ngẫm xem em có thể đánh giá sự chống đối mà ông phải đối mặt như thế nào.

Để giúp em hiểu rõ hơn về cuộc sống có thể đã như thế nào đối với Mô Rô Ni, em cũng có thể xem “Moroni Invites All to Come unto Christ” từ phút 0:00 đến 3:59, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.

8:38
  • Em đánh giá Mô Rô Ni đã gặp sự chống đối gay gắt thế nào?

  • Chúng ta có thể học hỏi được gì từ tấm gương của Mô Rô Ni?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được là chúng ta có thể trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không chối bỏ Ngài.

Hãy cân nhắc viết lẽ thật này lên trên bảng. Bằng cách này, học viên có thể nhìn thấy lẽ thật đó khi các em đọc các tấm gương khác nhau về những người sống theo lẽ thật này.

  • Tại sao việc chúng ta trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô lại là điều quan trọng?

  • Em nghĩ Mô Rô Ni đã có những kinh nghiệm nào giúp ông trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô như vậy?

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể thúc đẩy em không chối bỏ Ngài?

Hãy cân nhắc đánh dấu những lời của Mô Rô Ni trong câu 3. Em cũng có thể ghi lại tên của mình bên cạnh tên của Mô Rô Ni để giúp thúc đẩy em luôn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy mời học viên chia sẻ ví dụ về các cá nhân trong thánh thư mà đã trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô trong những hoàn cảnh khó khăn. Hãy cân nhắc sử dụng một số ví dụ dưới đây. Hãy cung cấp ngữ cảnh khi cần thiết. Cũng hãy giúp học viên nhận ra rằng Chúa Giê Su Ky Tô luôn trung thành và chân chính. Ngài sẵn sàng chết vì mỗi người chúng ta.

Cho thấy cam kết của chúng ta

Đây có lẽ là thời điểm tốt để học viên báo cáo về sự chuẩn bị của các em cho bài học này. Anh chị em có thể giúp học viên thực hiện điều này bằng cách đặt ra một câu hỏi như sau.

  • Khi nào thì em hoặc một người nào đó em biết đã cho thấy sự cam kết với Đấng Ky Tô trong những hoàn cảnh khó khăn?

    Hãy cân nhắc mời học viên trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Có bất kỳ hoàn cảnh nào mà trong đó em đang phải đối mặt với sự chống đối vì đã noi theo Chúa Giê Su Ky Tô không?

  • Em có thể làm gì để trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô trong những hoàn cảnh đó?

Để giúp học viên suy ngẫm về những điều các em đã học được trong bài học này, hãy cân nhắc mời các em làm một tấm áp phích hoặc một bài đăng trên mạng xã hội mà có thể thúc đẩy các em và những người khác trung thành với Đấng Ky Tô trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các em có thể treo tấm áp phích ở đâu đó để tạo động lực cá nhân hoặc chia sẻ nó với những người khác. Hãy cung cấp các tài liệu mà học viên sẽ cần và những hướng dẫn cho sinh hoạt này. Nếu có thể, hãy trưng ra một ví dụ gần đây từ tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Dưới đây là một ví dụ.

áp phích về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Học viên có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm một hình ảnh để sử dụng trong phần “Image Collections (Bộ Sưu Tập Hình Ảnh)” trên trang www.ChurchofJesusChrist.org/media. Sau đó, hãy giúp học viên tìm những câu thánh thư về việc trung thành với Chúa Giê Su Ky Tô để đưa vào thông điệp của các em. Các em có thể sử dụng một câu từ Mô Rô Ni 1, một câu thánh thư mà các em tự tìm thấy hoặc một câu từ bản liệt kê mà anh chị em cung cấp như sau.

Hãy cho học viên đủ thời gian để tạo bài đăng hoặc áp phích của các em và cho phép các em chia sẻ những điều đã tạo ra với các bạn cùng lớp. Hãy nhớ tìm cách tạo ra một môi trường an toàn nơi học viên biết rằng những điều các em đã tạo ra là có giá trị và có ý nghĩa.