Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: “Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”


“Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: ‘Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Mặc Môn viết trên các bảng khắc bằng vàng

Mormon Abridging the Plates (Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc), tranh do Tom Lovell họa

Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một

Mặc Môn 1–6

“Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”

Khi anh chị em đọc Mặc Môn 1–6, hãy suy ngẫm điều anh chị em học được từ tấm gương của Mặc Môn. Hãy ghi lại điều anh chị em được soi dẫn để làm.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Mặc Môn đã không “ghi chép đầy đủ” tất cả “những cảnh tượng đổ máu khủng khiếp” đầy tà ác mà ông đã thấy giữa dân Nê Phi (Mặc Môn 2:18; 5:8). Nhưng điều ông ghi lại trong Mặc Môn 1–6 là đủ để nhắc chúng ta về những người vốn ngay chính trước đây có thể sa ngã đến mức nào. Giữa những sự tà ác lan tràn đó, dễ hiểu khi Mặc Môn trở nên mệt mỏi và thậm chí chán nản. Mặc cho mọi điều ông đã thấy và trải qua, ông không bao giờ mất đi đức tin vào lòng thương xót lớn lao của Thượng Đế và lòng tin chắc rằng sự hối cải là cách thức để nhận được điều đó. Và mặc dù chính dân của Mặc Môn đã khước từ lời mời khẩn khoản của ông để hối cải, ông vẫn biết rằng ông có nhiều đối tượng hơn để thuyết phục. Ông tuyên bố: “Này, tôi viết cho tất cả mọi người ở các nơi tận cùng của trái đất.” Nói cách khác, ông viết cho anh chị em (xin xem Mặc Môn 3:17–20). Và sứ điệp của ông dành cho anh chị em ngày nay là chính cùng một sứ điệp mà đã có thể cứu dân Nê Phi vào thời của họ: “Tin vào phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. … Hối cải và chuẩn bị để đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô” (Mặc Môn 3:21–22).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Mặc Môn 1

Tôi có thể sống ngay chính mặc cho sự tà ác quanh tôi.

Mở đầu trong chương đầu tiên của Mặc Môn, anh chị em sẽ lưu ý có nhiều sự khác biệt lớn giữa Mặc Môn và dân chúng quanh ông. Khi anh chị em đọc Mặc Môn 1, hãy xem xét đối chiếu những phẩm chất và ước muốn của Mặc Môn so với dân ông. Ghi lại những kết quả đến với ông và họ (anh chị em sẽ tìm được một ví dụ trong các câu 14–15). Anh chị em học được điều gì giúp soi dẫn cho anh chị em sống một cách ngay chính trong một thế giới tà ác?

Khi đọc Mặc Môn 2–6, anh chị em hãy tiếp tục tìm xem cách Mặc Môn minh chứng cho đức tin của ông nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mặc cho những ảnh hưởng tà ác quanh ông.

Hình Ảnh
Dân Nê Phi và dân La Man gây chiến với nhau

Battle (Trận Chiến), tranh do Jorge Cocco họa

Mặc Môn 2:10–15

Nỗi buồn theo ý Chúa dẫn đến sự thay đổi chân thật và lâu dài.

Khi Mặc Môn trông thấy nỗi buồn của dân ông, ông đã hy vọng họ sẽ hối cải. Nhưng “sự buồn rầu của họ không đưa họ tới sự hối cải” (Mặc Môn 2:13)—nó không phải là sự buồn rầu theo ý Chúa mà đưa đến những thay đổi thật sự (xin xem 2 Cô Rinh Tô 7:8–11). Thay vì vậy, dân Nê Phi cảm thấy buồn rầu theo kiểu thế gian (xin xem Mặc Môn 2:10–11). Để hiểu được sự khác biệt giữa buồn rầu theo ý Chúa và buồn rầu theo kiểu thế gian, hãy cân nhắc làm một bảng biểu cho anh chị em có thể ghi lại điều mình học được từ Mặc Môn 2:10–15 về hai loại buồn rầu này. Bảng biểu của anh chị em có lẽ trông giống như sau:

Nỗi buồn theo ý Chúa

Nỗi buồn theo kiểu thế gian

Nỗi buồn theo ý Chúa

Đến cùng Chúa Giê Su (câu 14)

Nỗi buồn theo kiểu thế gian

Nguyền rủa Thượng Đế (câu 14)

Nỗi buồn theo ý Chúa

Nỗi buồn theo kiểu thế gian

Nỗi buồn theo ý Chúa

Nỗi buồn theo kiểu thế gian

Trong khi suy ngẫm điều mình học được, anh chị em hãy xem xét cách mà điều đó có thể ảnh hưởng anh chị em trong những nỗ lực vượt qua tội lỗi và trở nên giống Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn.

Xin xem thêm Dieter F. Uchtdorf, “Anh Em Có Thể Làm Điều Đó Ngay Bây Giờ!Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 55-57.

Mặc Môn 3:3, 9

Tôi nên luôn luôn thừa nhận có bàn tay Thượng Đế trong cuộc sống của mình.

Mặc Môn đã ghi chép một sự yếu kém ông thấy trong dân Nê Phi: họ đã quên thừa nhận những phương cách mà Chúa ban phước cho họ. Chủ Tịch Henry B. Eyring khẩn nài chúng ta “tìm ra những cách thức để nhận biết và ghi nhớ lòng nhân từ của Thượng Đế. … Hãy cầu nguyện, suy ngẫm, và hỏi các câu như là: Có phải Thượng Đế đã gửi một sứ điệp mà chỉ dành cho tôi không? Tôi đã thấy bàn tay của Ngài trong cuộc sống của mình hoặc cuộc sống của con cái tôi không? … Tôi làm chứng rằng Ngài yêu thương chúng ta và ban phước cho chúng ta, nhiều hơn đa số chúng ta có thể nhận biết được” (“Hãy Ghi Nhớ, Hãy Ghi Nhớ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 67, 69).

Trong khi đọc Mặc Môn 3:3, 9, anh chị em có thể suy ngẫm xem bằng cách nào mình đang thừa nhận ảnh hưởng của Thượng Đế trong cuộc đời mình. Những phước lành nào đến khi anh chị em thừa nhận ảnh hưởng của Ngài? Những hậu quả nào đến vì không thừa nhận Ngài? (xin xem Mặc Môn 2:26).

Mặc Môn 5:8–24; 6:16–22

Chúa Giê Su Ky Tô đứng dang rộng tay đón nhận tôi.

Dân Nê Phi chối bỏ những lời dạy của Mặc Môn, nhưng ông đã hy vọng rằng biên sử của ông sẽ ảnh hưởng anh chị em. Trong khi đọc Mặc Môn 5:8–246:16–22, anh chị em học được gì về những hậu quả của tội lỗi? Anh chị em học được gì từ các đoạn này về những cảm nghĩ mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su dành cho anh chị em, thậm chí khi anh chị em phạm tội? Anh chị em cảm thấy được Chúa Giê Su Ky Tô tìm đến anh chị em với vòng tay rộng mở như thế nào? Anh chị em cảm thấy soi dẫn để làm gì nhờ điều đó?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

Mặc Môn 1:2

“Biết quan sát nhanh nhạy” có nghĩa là gì?   Làm thế nào ân tứ biết quan sát nhanh nhạy là một phước lành đối với Mặc Môn? Làm thế nào ân tứ đó có thể là một phước lành đối với chúng ta?

Mặc Môn 1:1–6, 15; 2:1–2

Con cái trong gia đình anh chị em có hiểu rằng chúng có thể phát triển những phẩm chất và quyền năng thuộc linh lớn lao mặc dù chúng còn nhỏ không? Tấm gương của Mặc Môn có thể giúp chúng. Cân nhắc vẽ một đường thể hiện các mốc thời gian lúc còn thơ ấu và khi niên thiếu của Mặc Môn, sử dụng số tuổi và các sự kiện được đưa ra trong Mặc Môn 1:1–6, 152:1–2. Trong khi thảo luận những phẩm chất và kinh nghiệm của Mặc Môn, hãy chỉ ra các phẩm chất mà con cái anh chị em có mà đã truyền cảm hứng cho anh chị em và những người quanh chúng.

Mặc Môn 2:18–19

Mặc Môn đã sử dụng những từ ngữ nào để mô tả thế giới mà ông đang sống? Làm thế nào ông duy trì được niềm hy vọng mặc cho sự tà ác quanh mình? Làm thế nào gia đình chúng ta có thể làm như vậy?

Mặc Môn 3:12

Mặc Môn đã cảm thấy như thế nào về dân chúng quanh ông, mặc dù họ tà ác? Chúng ta có thể làm gì để phát triển được tình yêu thương giống như ông?

Mặc Môn 5:2

Tại sao chúng ta do dự để kêu cầu Cha Thiên Thượng khi gặp khó khăn? Chúng ta có thể làm gì để nương cậy vào Cha Thiên Thượng nhiều hơn?

Mặc Môn 5:16–18

Để giúp gia đình anh chị em hình dung ra “bị trôi giạt khắp nơi, chẳng khác chi trấu bay trước gió” (câu 16) có nghĩa là gì, hãy xé nhỏ một mảnh giấy và cho mọi người thổi chúng bay ra xung quanh. Giải thích cho họ rằng trấu là vỏ của hạt gạo, và nó đủ nhẹ để bị thổi bay ra xung quanh. Việc “sống không có Đấng Ky Tô và Thượng Đế trong thế gian này” (câu 16) giống với trấu bay trước gió như thế nào?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giảng dạy giáo lý rõ ràng và giản dị. Phúc âm của Chúa thật đẹp trong sự giản dị (xin xem GLGƯ 133:57). Thay vì cố gắng tiêu khiển cho gia đình mình bằng những bài học phức tạp, hãy đảm bảo rằng điều anh chị em giảng dạy được tập trung vào giáo lý thanh khiết và giản dị.

Hình Ảnh
Mặc Môn nhìn dân Nê Phi và La Man đánh nhau từ trên cao

Mormon’s Miraculous Book (Quyển Sách Diệu Kỳ của Mặc Môn), tranh do Joseph Brickey họa

In