Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 23–29 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 93: “Nhận Được Sự Trọn Vẹn của Ngài”


“Ngày 23–29 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 93: ‘Nhận Được Sự Trọn Vẹn của Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 23–29 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 93,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
Ê Tiên thấy Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô

I See the Son of Man Standing on the Right Hand of God (Tôi Thấy Con của Người Đứng ở bên Tay Phải của Thượng Đế), tranh của Walter Rane

Ngày 23–29 tháng Tám

Giáo Lý và Giao Ước 93

“Nhận Được Sự Trọn Vẹn của Ngài”

Giáo Lý và Giao Ước 93 dạy rằng “lẽ thật là sự hiểu biết về những sự vật đúng theo trạng thái của chúng đang có, đã có, và sẽ có” (câu 24). Trong khi anh chị em học tiết này, hãy tìm kiếm lẽ thật và ghi lại điều anh chị em học được. Anh chị em sẵn lòng làm điều gì để nhận được lẽ thật? (xin xem các câu 27–28).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Joseph Smith đã dạy rằng: “Khi leo lên một cái thang, các anh chị em phải bắt đầu từ dưới và leo lên từng bậc một, cho đến khi các anh chị em lên đến đỉnh; và nó cũng như vậy với các nguyên tắc phúc âm—các anh chị em cần phải bắt đầu với nguyên tắc đầu tiên, và tiếp tục cho đến khi các anh chị em học được tất cả các nguyên tắc của sự tôn cao” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 288).

Đôi khi cái thang của sự tôn cao dường như cao đến mức không tưởng, nhưng chúng ta được sinh ra là để leo lên đến đỉnh. Bất kể những hạn chế mà chúng ta có thể nhìn thấy trong bản thân mình, Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài vẫn thấy một điều gì đó vinh quang trong chúng ta, một điều gì đó giống như Thượng Đế. Giống như Chúa Giê Su Ky Tô “đã ở cùng với Thượng Đế từ lúc khởi đầu,” nên “[anh chị em] cũng đã ở [đó]” (Giáo Lý và Giao Ước 93: 21, 23). Giống như Ngài “tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác, cho đến khi Ngài nhận được sự trọn vẹn,” nên “[anh chị em] sẽ nhận được từ ân điển này đến ân điển khác” (các câu 13, 20). Phúc âm phục hồi dạy chúng ta về bản tính thật sự của Thượng Đế, và vì vậy phúc âm cũng dạy chúng ta về chính bản thân chúng ta và điều chúng ta có thể trở thành. Mặc cho những nỗ lực của “kẻ tà ác” (câu 39)—và mặc cho những gì anh chị em cảm thấy mình thiếu sót—thì anh chị em thật sự là một người con của Thượng Đế với tiềm năng để “nhận được sự trọn vẹn của Ngài vào đúng lúc” (câu 19).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 93

Chúng ta thờ phượng Thượng Đế Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô.

Khi nói về điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 93, Chúa đã giải thích: “Ta ban cho các ngươi những lời này để các ngươi có thể hiểu và biết cách thờ phượng, và biết là phải thờ phượng ai, để các ngươi có thể đến với Đức Chúa Cha trong danh ta, và nhận được sự trọn vẹn của Ngài vào đúng lúc” (câu 19). Trong khi nghiên cứu điều mặc khải này, hãy đánh dấu những lẽ thật mà anh chị em tìm thấy về Các Đấng mà chúng ta thờ phượng: Thượng Đế Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em học được điều gì về “cách để thờ phượng” Hai Ngài? và cách để “đến cùng Đức Chúa Cha”?

Tiên Tri Joseph Smith đã dạy: “Nếu loài người không thấu hiểu đặc tính của Thượng Đế, thì họ không hiểu chính mình được” (Những Lời Giảng Dạy: Joseph Smith trang 43). Khi anh chị em học về Đấng Cứu Rỗi bằng cách nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 93, hãy tìm kiếm điều mà anh chị em cũng học được về bản thân mình. Ví dụ, anh chị em học được điều gì về Ngài từ các câu 3, 12, 21, và 26? Anh chị em tìm thấy những lẽ thật tương tự nào về bản thân mình trong các câu 20, 23, và 28–29? (Xin xem thêm 1 Giăng 3:2; 3 Nê Phi 27:27; Dean M. Davies, “Các Phước Lành của Sự Thờ Phượng,” Liahona, tháng Mười Một, năm 2016, trang 93–95.)

Giáo Lý và Giao Ước 93:1–39

Vinh quang của Thượng Đế là sự sáng và lẽ thật.

Anh chị em có thể để ý thấy rằng vinh quang, ánh sáng, và lẽ thật thường xuyên xuất hiện trong điều mặc khải này. Trong khi nghiên cứu cụ thể các câu 21–39, hãy tạo một bản liệt kê các lẽ thật mà anh chị em học được về vinh quang, ánh sáng, và lẽ thật. Làm thế nào những lẽ thật này soi dẫn cho anh chị em để tìm kiếm thêm ánh sáng và lẽ thật lớn lao hơn? Những lẽ thật này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách mà anh chị em sống cuộc sống hằng ngày của mình?

Hình Ảnh
cửa sổ kính

Chúng ta nhận được ánh sáng và lẽ thật khi tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế.

Giáo Lý và Giao Ước 93:40–50

“Hãy sắp xếp nhà mình cho có trật tự.”

Vào khoảng câu 40, Giáo Lý và Giao Ước 93 dường như chuyển từ những lời giảng dạy về vinh quang của Thượng Đế và tiềm năng thiêng liêng của chúng ta sang lời hướng dẫn về cách làm cha mẹ và việc sắp xếp trật tự nhà của chúng ta. Những lời giảng dạy của Chúa về ánh sáng, lẽ thật, và vinh quang trong các câu 1–39 giúp anh chị em hiểu và nghe theo lời khuyên nhủ trong các câu 40–50 như thế nào?

Xin xem thêm David A. Bednar, “Được Siêng Năng Hơn và Biết Lo Lắng Hơn trong Gia Đình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 17–20.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 93:2.Chúa Giê Su Ky Tô là “sự sáng thật” trong cuộc sống chúng ta như thế nào? Làm thế nào chúng ta thấy được Ánh Sáng của Ngài trong những con người ở xung quanh chúng ta?

Giáo Lý và Giao Ước 93:3–29.Để giúp gia đình anh chị em thảo luận điều họ học được trong tiết 93 về Đấng Cứu Rỗi và về chính bản thân họ, anh chị em có thể chơi một trò chơi so sao cho tương xứng. Ví dụ, anh chị em có thể chuẩn bị một bộ thẻ với các câu từ tiết 93 mà dạy các lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi (xin xem các câu 3, 12, 21, 26) và một bộ thẻ khác với các câu dạy một điều gì đó tương tự về chính bản thân chúng ta (xin xem các câu 20, 23, 28–29). Mọi người trong gia đình có thể lần lượt lấy một tấm thẻ từ mỗi bộ, đọc các câu thánh thư, và cố gắng tìm các lẽ thật mà tương hợp với nhau. Những lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi và về bản thân mình?

Giáo Lý và Giao Ước 93:12–13, 20.Nhận được “từ ân điển này đến ân điển khác” và tiếp tục nhận được “từ ân điển này đến ân điển khác” có nghĩa là gì? (câu 12 -13). Các câu này gợi ý điều gì về cách chúng ta trưởng thành và học hỏi? Việc biết được điều này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta đối xử với người khác—và với bản thân chúng ta?

Giáo Lý và Giao Ước 93:24.Hãy đọc định nghĩa về lẽ thật mà được tìm thấy trong câu thánh thư này, và mời mọi người trong gia đình chia sẻ một điều gì đó từ tiết 93 mà họ coi là một lẽ thật vô giá. Có những định nghĩa nào khác về lẽ thật mà chúng ta tìm được trong Giăng 14:6; Gia Cốp 4:13; hoặc một bài thánh ca về lẽ thật, như là “Này Lẽ Thật Là Gì?” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 31).

Giáo Lý và Giao Ước 93:40.Có lẽ khi anh chị em đọc câu thánh thư này, gia đình anh chị em có thể hát một bài về việc học hỏi ở nhà, như là “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66). Trẻ nhỏ có thể thích tạo ra những động tác để làm theo lời ca. Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm điều gì để mời thêm “ánh sáng và lẽ thật” vào nhà của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 93:41–50.Cả gia đình hãy bàn bạc chung với nhau về điều mà có thể “không phải [trong nhà của mình].” Chúng ta có thể làm điều gì để “sắp xếp nhà mình cho có trật tự”? (các câu 43–44).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Tôi Là Con Đức Chúa Cha,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58.

Cải Thiện Việc Học Hỏi Của Chúng Ta

Đọc nhiều hơn một lần. Anh chị em có thể chọn để đọc Giáo Lý và Giao Ước 93 nhiều hơn một lần trong suốt tuần này. Vào mỗi lần anh chị em đọc, thì anh chị em có thể nhận thấy mình sẽ ấn tượng với những lẽ thật khác nhau và được soi dẫn trong một cách thức mới mẻ. Việc đọc nhiều lần cũng sẽ mang lại các cơ hội cho anh chị em suy ngẫm sâu xa hơn.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Light and Truth (Ánh Sáng và Lẽ Thật), tranh do Simon Dewey họa

In