Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84: “Quyền Năng của Sự Tin Kính”


“Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84: ‘Quyền Năng của Sự Tin Kính,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith tiếp nhận Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc

Restoration (Sự Phục Hồi), tranh do Liz Lemon Swindle họa

Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám

Giáo Lý và Giao Ước 84

“Quyền Năng của Sự Tin Kính”

Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 84, anh chị em hãy suy ngẫm lời khuyên phải “sống theo từng lời nói phán ra từ miệng của Thượng Đế” (câu 44). Anh chị em sẽ sống theo những lời trong điều mặc khải này như thế nào?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Kể từ khi chức tư tế được phục hồi vào năm 1829, Các Thánh Hữu Ngày Sau đã được phước nhờ quyền năng thiêng liêng đó. Họ đã được làm phép báp têm, làm lễ xác nhận, và được kêu gọi để phục vụ bởi thẩm quyền chức tư tế, khá giống với chúng ta ngày nay. Nhưng việc có thể sử dụng quyền năng chức tư tế thì không giống với việc hoàn toàn hiểu về quyền năng ấy, và Thượng Đế đã có nhiều điều hơn nữa mà Ngài muốn Các Thánh Hữu của Ngài hiểu được—cụ thể là sự phục hồi của các giáo lễ đền thờ sắp tới. Điều mặc khải năm 1832 về chức tư tế, giờ đây là Giáo Lý và Giao Ước 84, đã mở rộng tầm nhìn của Các Thánh Hữu về chức tư tế thật sự là gì. Và tiết này có thể giúp chúng ta y như vậy ngày nay. Sau tất cả, có nhiều điều để học hỏi về quyền năng thiêng liêng mà nắm giữ “chìa khóa của sự hiểu biết về Thượng Đế,” mà làm cho “quyền năng của sự tin kính” được biểu hiện rõ rệt và chuẩn bị cho chúng ta “thấy mặt Thượng Đế, tức là Đức Chúa Cha, mà còn sống” (các câu 19–22).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 84:1–5, 17–28

Tôi có thể sử dụng được quyền năng chức tư tế và có các phước lành của Thượng Đế.

Khi anh chị em nghĩ về từ chức tư tế, điều gì đến trong tâm trí? Anh chị em có thường hay nghĩ về chức tư tế và ảnh hưởng của chức tư tế đến cuộc sống hằng ngày của anh chị em không? Sau khi suy ngẫm những câu hỏi này, hãy nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 84:1–5, 17–28, và xem xét điều Chúa muốn anh chị em biết về quyền năng chức tư tế của Ngài. Anh chị em có thể sử dụng những câu thánh thư này như thế nào để mô tả chức tư tế cho một ai đó và giải thích các mục đích của chức tư tế?

Anh chị em cũng có thể suy ngẫm các giáo lễ chức tư tế mà anh chị em từng tham gia. Anh chị em đã thấy “quyền năng của sự tin kính” (câu 20) được biểu hiện rõ rệt trong các giáo lễ đó như thế nào? Hãy xem xét điều Chúa muốn anh chị em làm để tiếp nhận nhiều quyền năng của Ngài vào cuộc sống của mình hơn.

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Chức Tư Tế,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

Giáo Lý và Giao Ước 84:31–42

Nếu tôi tiếp nhận Chúa và các tôi tớ Ngài, thì tôi sẽ nhận được mọi điều Đức Chúa Cha có.

Anh Cả Paul B. Pieper đã dạy: “Thật thú vị khi trong lời thề và giao ước của chức tư tế [Giáo Lý và Giao Ước 84:31–42], Chúa sử dụng các động từ nhậntiếp nhận. Ngài không sử dụng động từ sắc phong. Chính là ở trong đền thờ mà người nam và người nữ—cùng nhau—nhận và tiếp nhận các phước lành và quyền năng của cả Chức Tư Tế A Rôn và Mên Chi Xê Đéc” (“Revealed Realities of Mortality,” Ensign, tháng Một năm 2016, trang 21).

Khi anh chị em học Giáo Lý và Giao Ước 84:31–42, hãy tìm kiếm những từ “nhận” và “tiếp nhận.” Suy ngẫm ý nghĩa của các từ đó trong văn cảnh này. Anh chị em đang “tiếp nhận” Chúa và các tôi tớ của Ngài như thế nào?

Anh chị em cũng có thể ghi chú lại các phước lành trong những câu thánh thư này liên quan đến lời thề và giao ước của chức tư tế, là điều mà Thượng Đế “không thể vi phạm” (câu 40). Anh chị em tìm thấy điều gì soi dẫn mình để trung tín hơn trong việc tiếp nhận Đức Chúa Cha, các tôi tớ Ngài, và quyền năng chức tư tế của Ngài?

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Giao Ước,” “Lời Thề,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

Giáo Lý và Giao Ước 84:43–58

Tôi đến cùng Đấng Ky Tô khi tôi lưu tâm đến lời Ngài và lắng nghe Thánh Linh Ngài.

Việc thường xuyên đọc thánh thư và lời của các vị tiên tri thì không chỉ là một mục để hoàn thành trong bản liệt kê những việc thuộc linh cần làm. Anh chị em tìm thấy những lẽ thật nào trong Giáo Lý và Giao Ước 84:43–58 mà giúp anh chị em hiểu lý do tại sao anh chị em cần học lời của Thượng Đế đều đặn? Hãy lưu ý sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong các câu thánh thư này; việc “chuyên tâm chú ý đến những lời về cuộc sống vĩnh cửu” mang lại ánh sáng, lẽ thật, và “Thánh Linh của Chúa Giê Su Ky Tô” vào cuộc sống của anh chị em như thế nào? (các câu 43, 45).

Xin xem thêm 2 Nê Phi 32:3.

Hình Ảnh
người phụ nữ đang học thánh thư

Việc học thánh thư giúp tôi cảm thấy ảnh hưởng của Thánh Linh.

Giáo Lý và Giao Ước 84:62–91

Chúa sẽ ở cùng tôi khi tôi phục vụ Ngài.

Trong khi đọc các câu này, anh chị em có thể nhận ra các cách thức mà Chúa đã phán là sẽ hỗ trợ Các Sứ Đồ và những người truyền giáo của Ngài. Những lời hứa này có thể áp dụng ra sao vào công việc mà Ngài đã yêu cầu anh chị em làm? Ví dụ, những lời hứa trong câu 88 đã được ứng nghiệm như thế nào trong cuộc sống của anh chị em?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 84:6–18.Sau khi đọc về cách Môi Se nhận được thẩm quyền chức tư tế, một người nắm giữ chức tư tế trong gia đình anh chị em hoặc một người anh em phục sự có thể chia sẻ kinh nghiệm của người đó khi được sắc phong một chức phẩm chức tư tế. Nếu được, người ấy có thể chia sẻ và thảo luận về hệ thống thẩm quyền chức tư tế của người ấy. Tại sao điều quan trọng là chúng ta có thể truy ngược lại thẩm quyền chức tư tế trong Giáo Hội ngày nay cho đến thẩm quyền của Chúa Giê Su Ky Tô? Để yêu cầu một bản hệ thống thẩm quyền chức tư tế, hãy gửi email đến lineofauthority@ChurchofJesusChrist.org.

Giáo Lý và Giao Ước 84:20–21.Khi nào gia đình anh chị em đã kinh nghiệm được “quyền năng của sự tin kính” được biểu hiện rõ rệt qua một giáo lễ như là phép báp têm hoặc lễ Tiệc Thánh? Có lẽ anh chị em có thể nói về cách mà những giáo lễ này mang quyền năng của Thượng Đế vào cuộc sống chúng ta. Anh chị em cũng có thể trưng bày ra một bức hình đền thờ và thảo luận cách mà các giáo lễ đền thờ cho chúng ta thêm quyền năng để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể muốn hát một bài về chức tư tế, như là “Ca Khen Người” (Hymns, số 27), và thảo luận điều mà bài hát này dạy về chức tư tế.

Giáo Lý và Giao Ước 84:43–44.Anh chị em có thể cùng nhau chuẩn bị một bữa ăn hoặc một món ăn nhẹ và đặt tên mỗi nguyên liệu bằng một từ hoặc cụm từ trong câu 44. Tại sao điều quan trọng là chúng ta cần gồm vào mọi nguyên liệu của món ăn? Tại sao là điều quan trọng để sống theo từng lời của Thượng Đế?

Giáo Lý và Giao Ước 84:98–102.Chúng ta học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ “bài ca mới” (câu 98) trong những câu thánh thư này? Chúng ta có thể làm điều gì trong thời của mình để giúp mang lại những sự việc được mô tả trong bài ca này?

Giáo Lý và Giao Ước 84:106–110.Làm thế nào gia đình chúng ta “được gây dựng với nhau” bởi các ân tứ và nỗ lực của “mọi [người]”? (câu 110).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Ca Khen Người,” Hymns, số 27; xin xem “Các Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư với Gia Đình của Anh Chị Em.”

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy đưa ra lời mời để hành động và theo dõi những lời mời đó. Khi anh chị em mời gia đình mình hành động theo những gì họ đang học, anh chị em cho họ thấy rằng phúc âm là một điều gì đó có thể sống theo được, chứ không chỉ để nói mà thôi. Anh chị em có thể mời họ hành động theo điều gì từ việc học hỏi của anh chị em về Giáo Lý và Giao Ước 84?

Hình Ảnh
Đền Thờ Rome Italy

Đền Thờ Rome Italy

In