Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: “Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất”


“Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
người đàn ông ôm chặt con trai mình

The Prodigal Son (Đứa Con Trai Hoang Phí), do Liz Lemon Swindle họa

Ngày 1–7 tháng Năm

Lu Ca 12–17; Giăng 11

“Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất”

Khi anh chị em đọc Lu Ca 12–17Giăng 11, hãy chân thành tìm kiếm điều Cha Thiên Thượng muốn anh chị em biết và làm. Việc học tập các chương này có thể mở lòng anh chị em với những sứ điệp dành cho riêng anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Trong đa số trường hợp, 99 trên 100 đã được coi là xuất sắc—nhưng không phải như vậy khi nói về các con cái yêu quý của Thượng Đế (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 18:10). Trong trường hợp đó, thậm chí một người cũng xứng đáng nhận được sự kiếm tìm kỹ lưỡng, đầy tuyệt vọng “cho kỳ được” (Lu Ca 15:4), như Đấng Cứu Rỗi dạy trong câu chuyện ngụ ngôn về con chiên thất lạc. Rồi sau đó mới có thể có niềm vui, vì “trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín muơi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn” (Lu Ca 15:47). Nếu điều đó có vẻ như không công bằng, thì thật hữu ích để nhớ rằng, trong đời thực, không có ai “không cần phải ăn năn.” Chúng ta đều cần được giải cứu. Và tất cả chúng ta đều có thể tham gia vào công cuộc giải cứu, cùng nhau vui mừng trước mọi linh hồn được cứu vớt (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 18:15–16).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Lu Ca 12; 14–16

Tôi được ban phước khi tha thiết có được những điều vĩnh cửu.

Tại sao Thượng Đế phán “Hỡi kẻ dại” với một người làm việc chăm chỉ và thành đạt đã xây những kho tàng rộng lớn và chất đầy những sản vật kiếm được từ sức lao động của mình? (xin xem Lu Ca 12:16–21). Trong các chương này trong Lu Ca, Đấng Cứu Rỗi dạy một vài câu chuyện ngụ ngôn mà có thể giúp chúng ta nâng cao mục tiêu của mình xa hơn sự việc của thế gian và hướng đến vĩnh cửu. Một số câu chuyện ngụ ngôn này được liệt kê ở đây. Anh chị em tóm tắt sứ điệp của mỗi câu chuyện ngụ ngôn như thế nào? Anh chị em nghĩ Chúa đang nói cho anh chị em điều gì?

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 6:19–34; 2 Nê Phi 9:30; Giáo Lý và Giao Ước 25:10.

Lu Ca 15

Cha Thiên Thượng hân hoan khi con cái thất lạc của Ngài được tìm thấy.

Khi đọc các câu chuyện ngụ ngôn Chúa Giê Su đã dạy trong Lu Ca 15, anh chị em học được điều gì về cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng về những người phạm tội hoặc nói cách khác “bị thất lạc”? Một vị lãnh đạo thuộc linh—hoặc bất cứ ai trong chúng ta—nên cảm thấy như thế nào đối với họ? Hãy xem xét cách những người Pha Ri Si và các thầy thông giáo đã trả lời những câu hỏi này (xin xem Lu Ca 15:1–2). Câu trả lời của Chúa Giê Su có thể được tìm thấy trong ba câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15. Trong khi anh chị em đọc, hãy nghĩ về điều Chúa Giê Su đang giảng dạy cho các thầy thông giáo và người Pha Ri Si bằng những câu chuyện ngụ ngôn này.

Anh chị em cũng có thể cân nhắc lập một bản liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa các câu chuyện ngụ ngôn này. Ví dụ, anh chị em có thể nhận ra điều gì đã bị thất lạc trong mỗi câu chuyện ngụ ngôn và lý do tại sao nó bị mất, cách nó được tìm thấy và cách con người phản ứng khi tìm được nó. Chúa Giê Su có các sứ điệp nào cho những người “thất lạc”—kể cả những người không nghĩ là mình đang thất lạc? Ngài có những sứ điệp nào cho những người tìm kiếm những người thất lạc?

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16; Jeffrey R. Holland, “The Other Prodigal,” Ensign, tháng Năm năm 2002, trang 62–64.

Hình Ảnh
người đàn bà đang tìm kiếm đồng xu

The Lost Piece of Silver (Đồng Bạc bị Mất), tranh do James Tissot họa

Lu Ca 16:1–12

Đấng Ky Tô đang giảng dạy điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn về người quản gia bất nghĩa?

Anh Cả James E. Talmage giải thích rằng chúng ta có thể học được một bài học từ truyện ngụ ngôn này: “Hãy siêng năng, vì cái ngày mà anh chị em có thể sử dụng những của cải trên trần gian của mình sẽ qua đi. Hãy học bài học từ ngay cả người bất lương và người tà ác; nếu họ hết sức cẩn thận chu cấp cho tương lai duy nhất mà họ nghĩ tới, thì anh chị em, là những người tin tưởng vào một tương lai vĩnh cửu, hãy càng cẩn thận hơn nữa! Nếu anh chị em chưa học được sự khôn ngoan và cẩn thận trong việc sử dụng ‘của bất nghĩa,’ thì làm thế nào anh chị em có thể được tin cậy với của cải lâu dài hơn?” (Jesus the Christ, [năm 1916], trang 464). Anh chị em tìm thấy những bài học nào khác trong câu chuyện ngụ ngôn này?

Lu Ca 17:11–19

Việc biết ơn về các phước lành của tôi sẽ mang tôi đến gần Thượng Đế hơn.

Nếu anh chị em là một trong số mười người phung, thì anh chị em có nghĩ là mình sẽ quay trở lại để cảm tạ Đấng Cứu Rỗi không? Người phung biết ơn đã nhận được những phước lành nào khác bởi vì người ấy đã nói lời cảm ơn?

Anh chị em cũng có thể suy ngẫm những lời của Đấng Cứu Rỗi: “đức tin ngươi đã cứu ngươi” (câu 19). Theo ý kiến của anh chị em, lòng biết ơn và đức tin liên quan như thế nào? Hai điều này giúp chúng ta trở nên trọn vẹn như thế nào?

Xin xem thêm Dale G. Renlund, “Suy Ngẫm về Lòng Nhân Từ và Sự Vĩ Đại của Thượng Đế”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 41–44.

Giăng 11:1–46

Chúa Giê Su Ky Tô là Sự Phục Sinh và Sự Sống.

Phép lạ của việc làm cho La Xa Rơ sống lại từ cõi chết là một chứng ngôn hùng hồn và chắc chắn rằng Chúa Giê Su thực sự là Vị Nam Tử của Thượng Đế và là Đấng Mê Si đã được hứa. Những từ, cụm từ, hoặc chi tiết nào trong Giăng 11:1–46 củng cố đức tin của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô là “sự sống lại và sự sống”? Việc Chúa Giê Su “là sự sống lại và sự sống” có nghĩa là gì đối với anh chị em?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Lu Ca 15:1–10.Mọi người trong gia đình anh chị em có hiểu cảm giác khi bị mất một vật gì đó—hoặc là bị lạc lối không? Việc nói về những kinh nghiệm của họ có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về các câu chuyện ngụ ngôn về con chiên thất lạc và đồng bạc bị mất. Hoặc anh chị em có thể chơi một trò chơi trong đó một người đi trốn và những người khác trong trong đình cố gắng tìm người ấy. Sinh hoạt này giúp chúng ta hiểu các câu chuyện ngụ ngôn này như thế nào?

Lu Ca 15:11–32.Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như người cha trong câu chuyện này khi chúng ta có những người thân yêu bị lạc lối? Chúng ta có thể học được điều gì từ kinh nghiệm của người con trai lớn mà có thể giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn? Trong những phương diện nào người cha trong câu chuyện ngụ ngôn này giống như Cha Thiên Thượng của chúng ta?

Lu Ca 17:11–19.Để giúp mọi người trong gia đình áp dụng câu chuyện về mười người phung, anh chị em có thể mời họ viết những bức thư cảm ơn bí mật dành cho nhau. Anh chị em cũng có thể cùng nhau hát bài “Đếm Các Phước Lành” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiểu Nhi, trang 8) và đếm các phước lành mà gia đình mình đã nhận được.

Giăng 11:1–46.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy sử dụng các câu chuyện và ví dụ để giảng dạy các nguyên tắc phúc âm. Đấng Cứu Rỗi thường dạy về các nguyên tắc phúc âm bằng cách sử dụng những câu chuyện và truyện ngụ ngôn. Hãy nghĩ về những ví dụ và câu chuyện từ chính cuộc sống của anh chị em mà có thể làm cho một nguyên tắc phúc âm trở nên sống động đối với gia đình anh chị em (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22).

Hình Ảnh
người đàn ông đang quỳ xuống trước Chúa để cảm tạ Ngài

Where Are the Nine (Còn Chín Kẻ Kia Đâu), do Liz Lemon Swindle họa

In