Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Bảy–ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42: “Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại”


“Ngày 27 tháng Bảy–Ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42: ‘Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Bảy–Ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Giê Su và Ma Ri

Woman, Why Weepest Thou? (Hỡi Đàn Bà Kia, Sao Ngươi Khóc?), tranh do Mark R. Pugh họa

Ngày 27 tháng Bảy–ngày 2 tháng Tám

An Ma 39–42

“Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại”

Những lời giảng dạy của An Ma trong An Ma 39–42 giàu tính giáo lý và làm rõ những lẽ thật quan trọng. Khi anh chị em học những chương này, hãy suy ngẫm những lẽ thật nào có thể có ý nghĩa nhất với lớp của mình và điều gì anh chị em có thể làm để giúp họ khám phá những lẽ thật này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để cho các thành viên trong lớp một cơ hội chia sẻ các suy nghĩ và những hiểu biết sâu sắc của họ về An Ma 39–42, anh chị em có thể mời họ xem lại nhanh những chương này và tìm những điều An Ma đã nói hoặc làm mà đã gây ấn tượng với họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

An Ma 39

Tội lỗi tình dục là một điều khả ố trước mặt Chúa.

  • Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện về kinh nghiệm của Cô Ri An Tum với tội lỗi và sự hối cải? Các thành viên trong lớp có thể đọc An Ma 39:1–14, một số người tìm những điều mà Cô Ri An Tum đã làm sai, một số người tìm những điều có thể đã dẫn dắt ông phạm tội, và những người khác tìm lời khuyên của An Ma dành cho ông. Khi họ chia sẻ điều họ tìm thấy, họ có thể thảo luận cách chúng ta có thể tránh phạm vào những lỗi lầm tương tự.

  • Khi con người phạm tội lỗi tình dục, họ thường có cảm giác chán nản hoặc thất vọng và có thể cảm thấy họ không có nhiều giá trị. Những nguyên tắc nào trong An Ma 39–42 soi dẫn cho các thành viên trong lớp cảm thấy hy vọng dẫn đến sự hối cải? Chia sẻ lời phát biểu của Chị Joy D. Jones trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu sự khác biệt giữa sự xứng đáng và giá trị của chúng ta trong mắt Thượng Đế. (Cũng xem Lynn G. Robbins, “Đến Bảy Mươi Lần Bảy,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 21–23.)

  • Là một phần trong cuộc thảo luận của anh chị em, có thể hữu ích cho các thành viên trong lớp để thảo luận về các tiêu chuẩn của Chúa liên quan đến sự trinh khiết. Cuộc thảo luận của anh chị em có thể hữu ích hơn nếu tập trung vào các nguyên tắc thay vì vào danh sách những việc nên làm hay không nên làm. Ví dụ, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp nhận ra các nguyên tắc mà An Ma đã dạy Cô Ri An Tum trong An Ma 39. Thêm vào đó, họ có thể ôn lại “Sự Trong Sạch về Mặt Tình Dục” trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ và luôn nghĩ về những câu hỏi như: “Nếu anh chị em phải tóm tắt tất cả những lời khuyên này thành một nguyên tắc, thì nguyên tắc đó là gì?” hay “Những nguyên tắc nào anh chị em tìm thấy ở đây mà giúp anh chị em sống theo luật trinh khiết?” Các thành viên trong lớp cũng có thể ôn lại phần này trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tìm kiếm những phước lành của việc sống theo luật trinh khiết và những hậu quả khi không tuân theo luật này. Những nguyên tắc này khác với những điều thế gian giảng dạy như thế nào? Những nguyên tắc này ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về luật trinh khiết như thế nào? Lớp học của anh chị em có thể được lợi ích bằng việc đọc lời phát biểu của Chị Wendy Nelson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” khi họ trả lời những câu hỏi sau.

  • Đôi khi thật là dễ dàng để tin rằng những lựa chọn của chúng ta không ảnh hưởng đến người khác—rằng tội lỗi của chúng ta mang tính cá nhân mà thôi. An Ma đã dạy Cô Ri An Tum điều gì trong An Ma 39:11–12 về sự ảnh hưởng từ những lựa chọn của ông? Mời các thành viên trong lớp suy ngẫm người nào có thể bị ảnh hưởng bởi những lựa chọn của họ, cả tốt lẫn xấu. Họ cũng có thể chia sẻ về cách mà những hành động và tấm gương của người khác đã giúp họ chọn điều đúng.

An Ma 40–42

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô làm cho kế hoạch cứu chuộc có thể thực hiện được.

  • An Ma đã dạy Cô Ri An Tum những lẽ thật mà tất cả chúng ta cần hiểu, kể cả những lẽ thật về mục đích của của cuộc sống, thế giới linh hồn, sự phục sinh và sự phán xét. Cân nhắc chọn ra một điều trong số những lời giảng dạy của An Ma và cho các thành viên trong lớp hai phút để tra cứu An Ma 40–42 (cá nhân hoặc theo cặp) và viết xuống tất cả những lẽ thật mà họ tìm được về chủ đề đó. Sau đó, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ với nhau hoặc với lớp những điều họ tìm thấy. Anh chị em có thể lặp lại tiến trình này cho những chủ đề khác nếu thời gian cho phép. Tai sao những lẽ thật đặc biệt này lại quan trọng đối với con trai của An Ma, là Cô Ri An Tum, để hiểu?

  • Những mô tả của An Ma về trạng thái của linh hồn sau cuộc sống này có thể gây ấn tượng trong tâm trí của các thành viên trong lớp về tầm quan trọng của việc đến cùng Đấng Ky Tô và hối cải những tội lỗi của chúng ta trong cuộc sống này. Anh chị em có thể viết Người Ngay Chính (Hối Cải)Người Tà Ác (Không Hối Cải) lên bảng và mời các thành viên trong lớp tra cứu An Ma 40:11–26 và liệt kê lên bảng những từ và cụm từ mà An ma đã sử dụng để mô tả trạng thái của mỗi nhóm người này sau khi họ qua đời. Làm thế nào những lời giảng dạy này soi dẫn chúng ta hối cải? Để biết thêm về những gì diễn ra ở thế giới linh hồn, xin xem 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6Giáo Lý và Giao Ước 138:29–37.

  • Điều gì đến với tâm trí của các thành viên trong lớp khi họ nghe các từ “được phục hồi” hay “sự phục hồi”? Mời họ tra cứu An Ma 41 để biết cách An Ma sử dụng những từ này. Ông có ý gì khi sử dụng những từ đó? Điều gì sẽ được phục hồi cho chúng ta? Tại sao có thể hữu ích khi xem kế hoạch của Cha Thiên Thượng là “kế hoạch phục hồi”? (câu 2).

  • Một số thành viên trong lớp của anh chị em có thể có chung câu hỏi mà dường như có trong tâm trí của Cô Ri An Tum—là chính đáng hay công bằng khi một Thượng Đế đầy tình yêu thương trừng phạt con cái của Ngài? (xin xem An Ma 42:1). Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp suy ngẫm cách họ sẽ trả lời câu hỏi này và tìm kiếm những câu trả lời trong An Ma 42:7–26.

  • Nếu anh chị em cảm thấy phù hợp, các thành viên trong lớp của anh chị em sẽ được lợi ích từ việc tìm một câu thánh thư trong An Ma 42 mà họ có thể miêu tả bằng một hình vẽ hoặc biểu tượng đơn giản giải thích tại sao chúng ta cần Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ điều họ đã vẽ, và những người khác trong lớp có thể thử tìm kiếm câu mà hình vẽ đó tượng trưng. Sau đó, họ có thể thảo luận những điều họ đã học về tầm quan trọng của sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi.

    người phụ nữ đang cầu nguyện

    Chúng ta có thể nhận một chứng ngôn rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Giá trị của linh hồn chúng ta rất lớn lao.

Chị Joy D. Jones đã dạy:

“Tôi xin được chỉ ra sự cần thiết phải phân biệt giữa hai từ quan trọng này: giá trịsự xứng đáng. Hai từ này không giống nhau. Giá trị thuộc linh có nghĩa là đánh giá mình theo cách mà Cha Thiên Thượng đánh giá chúng ta, chứ không phải như thế giới đánh giá chúng ta. Giá trị của chúng ta đã được xác định trước khi chúng ta đến thế gian này. ‘Tình yêu thương của Thượng Đế là vô hạn và sẽ tiếp tục mãi mãi.’

“Mặt khác, sự xứng đáng đạt được bằng cách vâng lời. Nếu phạm tội, chúng ta ít xứng đáng hơn, chứ chúng ta chẳng bao giờ là vô giá trị cả! Chúng ta tiếp tục hối cải và cố gắng được giống như Chúa Giê Su với giá trị của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn. Như Chủ Tịch Brigham Young đã dạy: ‘Người thấp kém nhất hiện nay trên thế gian … đáng giá bằng nhiều thế giới.’ Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng luôn luôn có giá trị dưới mắt của Cha Thiên Thượng” (“Giá Trị quá Mức Đo Lường,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 14).

Quan điểm của thế gian về sự thân mật không giống với quan điểm của Thượng Đế.

Chị Wendy Nelson đã so sánh cách thế giới quan niệm về quan hệ tình dục—“tình dục theo thế gian”—với điều chị ấy gọi là “sự thân mật trong hôn nhân đã được Thượng Đế quy định”:

“Mọi điều được chấp thuận với mối quan hệ tình dục thế gian. Với sự gần gũi thân mật trong hôn nhân, thì cần phải vô cùng thận trọng để tránh bất cứ điều gì và tất cả mọi điều—từ lời lẽ đến âm nhạc đến phim ảnh—mà xúc phạm đến Thánh Linh, phần thuộc linh của các em, hoặc người phối ngẫu của các em.

“Trong khi mối quan hệ tình dục của thế gian là đầy dục vọng và giết chết tình yêu, thì sự gần gũi thân mật giữa vợ chồng tạo ra thêm tình yêu.

“Mối quan hệ tình dục theo thế gian làm giảm giá trị người nam và người nữ cùng cơ thể của họ, trong khi sự gần gũi thân mật của hôn nhân tôn vinh người nam và người nữ cùng tôn trọng cơ thể là một trong số các phần thưởng lớn của cuộc sống trần thế.

Với mối quan hệ tình dục theo thế gian, các cá nhân có thể cảm thấy bị lợi dụng, lạm dụng, và cuối cùng là cảm thấy cô đơn hơn. Với sự gần gũi thân mật trong hôn nhân, vợ chồng cảm thấy đoàn kết và yêu thương hơn, được nuôi dưỡng và thông cảm hơn.

Mối quan hệ tình dục theo thế gian làm tàn hại và cuối cùng phá hỏng mối quan hệ. Sự gần gũi thân mật trong hôn nhân củng cố hôn nhân. Nó hỗ trợ, chữa lành và thánh hóa cuộc sống của vợ chồng và hôn nhân của họ. …

“Mối quan hệ tình dục theo thế gian trở thành một nỗi ám ảnh hoàn toàn vì nó không bao giờ làm tròn lời hứa của nó. Sự thân mật trong hôn nhân được Thượng Đế quy định là vinh quang và sẽ tiếp tục vĩnh cửu cho những người chồng và những người vợ biết tuân giữ giao ước” (“Tình Yêu và Hôn Nhân” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu, ngày 8 tháng Sáu năm 2017], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy chuẩn bị trước. “Trong khi anh chị em suy ngẫm cách mà các nguyên tắc phúc âm anh chị em đang giảng dạy sẽ ban phước cho học viên của mình, thì những ý kiến và ấn tượng sẽ đến suốt cuộc sống hàng ngày của anh chị em—trong khi anh chị em đi làm, làm công việc nhà, hoặc giao tiếp với gia đình và bạn bè. Đừng nghĩ về sự chuẩn bị phần thuộc linh là dành thời gian ra cho một điều gì đó mà hãy làm một điều gì đó các anh chị em luôn luôn làm” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).