Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Mười Một. Mặc Môn 7–9: “Tôi Nói Với Các Người Như Thể Các Người Có Trước Mặt Tôi”


“Ngày 2–8 tháng Mười Một. Mặc Môn 7–9: “Tôi Nói Với Các Người Như Thể Các Người Có Trước Mặt Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 2–8 tháng Mười Một. Mạc Môn 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Mô Rô Ni viết trên các bảng khắc bằng vàng

Moroni Writing on Gold Plates (Mô Rô Ni Viết Trên Các Bảng Khắc Bằng Vàng), tranh do Dale Kilborn họa

Ngày 2–8 tháng Mười Một

Mặc Môn 7–9

“Tôi Nói Với Các Người Như Thể Các Người Có Trước Mặt Tôi”

Hãy xem lại những ấn tượng mà anh chị em đã ghi xuống trong khi học tập cá nhân về Mặc Môn 7–9 tuần này. Những đoạn nào từ các chương này anh chị em cảm thấy sẽ có ý nghĩa nhất để ôn lại với lớp của mình?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhằm giúp các thành viên trong lớp có cơ hội để chia sẻ điều gì đó từ việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình của họ, anh chị em có thể mời họ đọc lướt Mặc Môn 7–9 và chia sẻ một câu thánh thư mà họ biết ơn Mặc Môn đã chọn để đưa vào các bảng khắc.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Mặc Môn 7:8–10; 8:12–22; 9:31–37

Sách Mặc Môn có một giá trị lớn lao.

  • Một cách để giới thiệu cuộc thảo luận về giá trị to lớn của Sách Mặc Môn là nói về cách chúng ta xác định giá trị của một món đồ. Việc biết giá trị của một cái gì đó thay đổi cách chúng ta sử dụng nó như thế nào? Các thành viên trong lớp có thể tra cứu Mặc Môn 8:12–22 và chia sẻ những điều Mô Rô Ni đã nói về giá trị của Sách Mặc Môn (“biên sử này”). Họ cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân mà đã cho họ thấy giá trị của Sách Mặc Môn. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta coi trọng Sách Mặc Môn?

    các cuốn Sách Mặc Môn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau

    Sách Mặc Môn làm rõ giáo lý được dạy trong Kinh Thánh.

  • Để giúp các thành viên trong lớp nhận ra Sách Mặc Môn và Kinh Thánh hỗ trợ lẫn nhau như thế nào, anh chị em có thể mời họ đọc Mặc Môn 7:8–10 và tóm tắt lời mô tả của Mặc Môn về hai biên sử bằng những lời của riêng họ (“biên sử là từ dân Do Thái mà đến với Dân Ngoại” ý nói đến đến Kinh Thánh). Cân nhắc việc vẽ hai vòng tròn chồng lên nhau trên bảng và đặt tên một vòng tròn là Kinh Thánh và vòng tròn kia là Sách Mặc Môn. Các thành viên trong lớp có thể liệt kê những điểm tương đồng giữa hai cuốn thánh thư trong phần chồng chéo và sự khác biệt trong các phần khác.   Ngoài ra, hãy cân nhắc liệt kê một số lẽ thật phúc âm lên bảng và mời các thành viên trong lớp đọc trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để tìm những câu thánh thư từ Sách Mặc Môn và Kinh Thánh mà giúp họ hiểu được những lẽ thật.

Mặc Môn 8:1–11

Chúng ta có thể trở nên trung tín kể cả khi chúng ta đơn độc.

  • Một số người trong lớp của anh chị em có thể cảm thấy đơn độc trong nỗ lực của họ để sống theo phúc âm. Họ có thể học được gì từ tấm gương của Mô Rô Ni mà có thể giúp họ? Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp đọc Mặc Môn 8:1–11 và nghĩ về những câu hỏi mà họ muốn hỏi Mô Rô Ni để tìm hiểu về cách ông vẫn trung tín bất chấp hoàn cảnh khó khăn của mình. Điều gì soi dẫn họ về tấm gương của ông? Khi họ chia sẻ những suy nghĩ của mình, hãy khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân khi họ hoặc những người khác mà họ biết vẫn trung tín, ngay cả khi họ cảm thấy đơn độc. Chúa đã giúp họ như thế nào?

Mặc Môn 8:26–41; 9:1–30

Sách Mặc Môn được viết cho thời kỳ chúng ta.

  • Khi anh chị em sắp kết thúc việc học Sách Mặc Môn năm nay, các thành viên trong lớp có thể suy ngẫm về lý do tại sao họ cảm thấy cuốn sách này được viết cho thời đại của chúng ta. Anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Ezra Taft Benson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Sau đó, các thành viên trong lớp có thể áp dụng những câu hỏi của Chủ Tịch Benson vào Mặc Môn 8:26–41. Tại sao Chúa soi dẫn cho Mô Rô Ni để đưa những lời này vào biên sử? Những lời này giúp chúng ta trong thời đại của chúng ta như thế nào?

  • Như được dạy trong đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, Mặc Môn 9:1–30 chứa đựng sứ điệp của Mô Rô Ni để đáp lại sự thiếu đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong thời đại của chúng ta. Anh chị em có thể chia lớp thành ba nhóm và mời từng nhóm tìm lời khuyên hữu ích đối với họ trong các câu thánh thư sau: 1–6 (những hậu quả của việc không tin vào Đấng Ky Tô), 7–20 (tầm quan trọng của việc tin vào một Thượng Đế của sự mặc khải và phép lạ), và 21–30 (lời khuyên của Mô Rô Ni dành cho chúng ta).

  • Mặc dù Mặc Môn 9:1–6 được viết cho “những người không tin Đấng Ky Tô,” nhưng thật hữu ích để cho tất cả chúng ta tưởng tượng việc đứng trước Thượng Đế một ngày nào đó để được phán xét. Yêu cầu các thành viên trong lớp ôn lại những câu thánh thư này, tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mô tả cảm giác của kẻ ác trong ngày đó. Chúng ta có thể làm gì để tránh những cảm giác này? Các thành viên trong lớp có thể tìm thấy những hiểu biết hữu ích trong câu chuyện được Chủ Tịch Boyd K. Packer kể trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Nhiều người ngày nay tin rằng phép lạ đã chấm dứt. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng những lời giảng dạy của Mô Rô Ni để giúp các thành viên trong lớp của anh chị em tin vào một “Thượng Đế với nhiều phép lạ”? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp xem lại Mặc Môn 9:7–26 và tìm kiếm những phép lạ mà Mô Rô Ni kêu gọi chúng ta tin vào. Chúng ta học được điều gì từ những câu thánh thư này về Thượng Đế và công việc của Ngài trong thời đại của chúng ta? Chúng ta phải làm gì để Thượng Đế tạo ra các phép lạ? (xin xem Mặc Môn 9:20–21). Chúng ta đã thấy những phép lạ gì?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Các thành viên trong lớp của anh chị em có bao giờ tự hỏi làm thế nào họ có thể gia tăng đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không? Nếu có, hãy mời họ tra cứu Ê The 1–5 để biết những cách thức giúp đức tin của họ phát triển.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Sách Mặc Môn được viết cho thời kỳ chúng ta.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson nói:

″Dân Nê Phi cũng như dân La Man trong thời xưa chưa bao giờ có sách này. Sách này dành cho chúng ta. …

“Mỗi tác giả chính của Sách Mặc Môn đều làm chứng rằng mình đã viết cho các thế hệ mai sau [xin xem 2 Nê Phi 25:21; Gia Cốp 1:3; Mặc Môn 7:1; 8:34–35]. …

“Nếu họ thấy được thời kỳ của chúng ta và chọn những điều có giá trị lớn nhất cho chúng ta thì đó không phải là cách chúng ta cần phải học Sách Mặc Môn sao? Chúng ta cần phải thường xuyên tự hỏi: ‛Tại sao Chúa đã soi dẫn cho Mặc Môn (hay Mô Rô Ni hoặc An Ma) để gồm điều đó vào biên sử của ông? Tôi có thể học được bài học nào từ điều đó để giúp tôi sống trong thời kỳ và thời đại này?’” (“Sách Mặc Môn—Nền Tảng Của Tôn Giáo Chúng Ta,” Liahona, tháng Mười năm 2011, trang 55–56).

Chúng ta có thể không có tì vết.

Chủ Tịch Boyd K. Packer kể về chuyến đi trong sáu ngày khi còn là một chàng trai trẻ với một đoàn quân sự trong một chuyến tàu chở hàng nóng nực, đầy khói, không có cách nào để tắm hoặc thay quần áo. Tại một bến tàu, cả đoàn bụng đói meo đã đến một nhà hàng.

“Nhà hàng rất đông khách nên chúng tôi đứng xếp hàng chờ chỗ ngồi. Tôi vào đầu tiên, chỉ đứng sau một vài phụ nữ ăn mặc rất chỉnh tề. Cho dù không quay lại, người phụ nữ bệ vệ đứng trước mặt tôi nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi đang có mặt.

“Cô ta quay lại nhìn chúng tôi. Rồi cô lại quay nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi đứng ở đó người đầy mồ hôi, bụi bậm, bồ hóng, trong bộ đồng phục nhăn nheo. Cô ta nói với giọng kinh tởm: ‘Ôi, mấy người đàn ông thật là lôi thôi lếch thếch!” Mọi đôi mắt đổ dồn về chúng tôi.

“Hiển nhiên cô ấy ước gì chúng tôi không có mặt ở đó; tôi cũng không muốn có mặt ở đó. Bấy giờ tôi cảm thấy bẩn thỉu, khó chịu, và xấu hổ.”

Sau đó, Chủ Tịch Packer trích dẫn Mặc Môn 9:4 và so sánh kinh nghiệm của ông với sự ô uế về mặt thuộc linh trước sự hiện diện của Thượng Đế. Ông làm chứng rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là cách duy nhất để ông có thể trở nên trong sạch về mặt thuộc linh, rồi nói:

“Các anh chị em có thể tưởng tượng tôi đã cảm thấy thế nào khi cuối cùng tôi có thể thấy rằng nếu tôi tuân theo bất kỳ điều kiện nào mà Đấng Cứu Chuộc đã đặt ra, thì tôi sẽ không bao giờ phải chịu đựng sự đau đớn của việc bị ô uế về mặt thuộc linh không? Hãy tưởng tượng cảm giác an ủi, tự do, tán dương sẽ đến với các anh chị em khi các anh chị em nhìn thấy tính chân thật của Sự Chuộc Tội và giá trị thực tế hàng ngày của Sự Chuộc Tội đối với các anh chị em (“Washed Clean (Được Tẩy Sạch),” Ensign, tháng Năm năm 1997, trang 9–10).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cầu nguyện cho các học viên của anh chị em. Có ai đó trong lớp của anh chị em đang gặp khó khăn không? Giống như Đấng Cứu Rỗi đã cầu nguyện cho Phi E Rơ (xin xem Lu Ca 22:31–32), anh chị em có thể cầu nguyện cho những người mình giảng dạy để được củng cố (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 6).