“Ngày 16–22 tháng Mười Một. Ê The 6–11: ‘Để Cho Sự Tà Ác Có Thể Được Loại Bỏ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 16–22 tháng Mười Một. Ê The 6–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
Ngày 16–22 tháng Mười Một
Ê The 6–11
“Để Cho Sự Tà Ác Có Thể Được Loại Bỏ”
Hãy nhớ rằng các biên sử trong Sách Mặc Môn được viết cho thời đại của chúng ta. Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy xem qua các câu chuyện thánh thư này để biết các nguyên tắc mà có thể củng cố các thành viên trong lớp để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống của họ.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Để giúp các thành viên trong lớp chia sẻ điều mà họ thấy có ý nghĩa trong Ê The 6–11, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng nếu những chương này đã được dựng thành phim; thì cụm từ nào trong Ê The 6–11 mà họ sẽ gợi ý làm tên phim? Hãy cho họ thời gian để suy nghĩ về điều này, và mời họ chia sẻ tên phim của họ và giải thích lý do tại sao họ chọn chúng.
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta trong suốt cuộc hành trình hữu diệt của chúng ta.
-
Đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý việc so sánh hành trình của dân Gia Rết vượt qua đại dương với cuộc hành trình của chúng ta trong suốt thời hữu diệt. Yêu cầu các thành viên trong lớp mà đã thử sinh hoạt này ở nhà chia sẻ những hiểu biết mà họ nhận được từ phép so sánh này. Để giúp các thành viên trong lớp so sánh sâu hơn trong lớp, hãy mời họ xem Ê The 6:1–12 để biết những chi tiết về cuộc hành trình có thể có ý nghĩa tượng trưng (như những viên đá phát sáng, thuyền và gió) và liệt kê chúng trên bảng. Sau đó, các thành viên trong lớp có thể dành vài phút làm việc theo các cặp hoặc nhóm nhỏ để học tập các câu thánh thư và thảo luận về những điều gì mà các biểu tượng này có thể tượng trưng trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, “đất hứa” của chúng ta là gì? (câu 8). Thượng Đế hướng dẫn chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta như thế nào?
-
Anh chị em có thể sử dụng Ê The 6:1–12 để soi dẫn cho một cuộc thảo luận về việc hướng đến Thượng Đế giúp chúng ta trưởng thành qua các thử thách như thế nào. Ví dụ, đoạn trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp các thành viên trong lớp so sánh “trận bão tố khủng khiếp” được nhắc đến trong các câu 5–8 với những nghịch cảnh trong cuộc sống. Dân Gia Rết đã làm gì khi họ “bị chìm sâu xuống lòng biển”? (câu 7). Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà các nghịch cảnh của họ đã giúp họ tiến bước. Cách họ phản ứng với các thử thách của mình giúp họ tiến tới “đất hứa” của họ như thế nào? Chúa đã giúp họ vượt qua những khó khăn của họ như thế nào? Khuyến khích họ tham khảo các từ và cụm từ trong Ê The 6 khi họ chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình.
Ê The 6:7–18, 30; 9:28–35; 10:1–2
Chúa ban phước cho chúng ta khi chúng ta khiêm nhường.
-
Mặc dù phần lớn câu chuyện của dân Gia Rết minh họa những kết quả tiêu cực của sự kiêu ngạo và tà ác, nó cũng bao gồm các giai đoạn khiêm nhường và thịnh vượng mà chúng ta có thể học hỏi. Để giúp các thành viên trong lớp học hỏi từ các ví dụ tích cực này, anh chị em có thể chia lớp thành hai nhóm và chỉ định một nhóm để đọc Ê The 6:7–18 và 30, trong khi nhóm kia đọc Ê The 9:28–35 và 10:1–2. Yêu cầu họ xem xét những câu thánh thư này để tìm bằng chứng cho thấy dân Gia Rết đã hạ mình xuống—hoặc phải khiêm nhường do hoàn cảnh của họ—và kết quả là Chúa đã ban phước cho họ như thế nào. Khi các thành viên trong lớp đã có đủ thời gian, hãy mời các thành viên từ mỗi nhóm để chia sẻ những gì họ đã học. Việc trở nên khiêm nhường giúp chúng ta đến gần Thượng Đế hơn như thế nào? Việc hát hoặc nghe một bài thánh ca về sự khiêm nhường, như “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn” có thể bổ sung cho sinh hoạt này.
Những người lãnh đạo ngay chính hướng dẫn dân của Thượng Đế.
-
Ngay cả những người chưa bao giờ giữ một vị trí lãnh đạo chính thức cũng có thể học hỏi từ những ví dụ về các vị vua Gia Rết ngay chính và độc ác; những câu chuyện này có thể giúp chúng ta trở thành những người lãnh đạo tốt hơn trong nhà của chúng ta, trong cộng đồng của chúng ta và trong nhà thờ. Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về chủ đề này bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp suy nghĩ về người mà họ cho là một nhà lãnh đạo giỏi. Mời họ chia sẻ ngắn gọn một số phẩm chất của người đó, và liệt kê lên trên bảng. Sau đó, anh chị em có thể chỉ định mỗi thành viên trong lớp tìm hiểu về một trong những vị vua Gia Rết trong Ê The 7–11. (Một danh sách về các vị vua, với các phần tham khảo thánh thư mô tả triều đại của họ, được tìm thấy trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.) Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những gì họ học được từ các vị vua này về khả năng lãnh đạo, thêm vào những phẩm chất khác mà họ tìm thấy vào bản liệt kê trên bảng. Những phẩm chất lãnh đạo tích cực khác được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Làm thế nào chúng ta có thể phát triển những phẩm chất này và trở thành những người lãnh đạo, ngay cả khi chúng ta không có một sự chỉ định lãnh đạo cụ thể?
Khuyến Khích Việc Học ở Nhà
Để làm cho các thành viên trong lớp quan tâm đến việc đọc Ê The 12–15, anh chị em có thể đề cập rằng trong các chương này, Mô Rô Ni đã bày tỏ với Chúa một số điều bất an của ông về biên sử mà ông đang giữ. Sự đáp ứng của Chúa có thể giúp chúng ta khi chúng ta có cảm giác tương tự với việc cảm thấy không đủ khả năng.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Những thử thách của chúng ta chuẩn bị cho chúng ta để nhận được cuộc sống vĩnh cửu.
Khi nói chuyện trong đại hội trung ương vào những năm khó khăn của Thế Chiến Thứ II, Anh Cả Charles A. Callis thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói: “Chúng ta được kể rằng khi dân Gia Rết hành trình trong thuyền của họ hướng đến vùng đất hứa này, những cơn bão dữ dội và khủng khiếp đã thắng thế. Những cơn gió thổi đến và họ luôn gặp nguy hiểm gần kề trong suốt cuộc hành trình hung hiểm đó. Thượng Đế đã hỗ trợ họ. Và chúng ta đọc rằng mặc dù những cơn gió và bão tố này hoành hành, gây ra sự hủy diệt, thì gió vẫn liên tục thổi về phía Đất Hứa. Và những nghịch cảnh mà chúng ta đang vượt qua, những cuộc chiến kinh hoàng này và tất cả những điều khủng khiếp đang hoành hành, đều nằm trong quyền năng của Thượng Đế. Ngài có thể ngăn chặn chúng khi Ngài muốn, khi mục đích thiêng liêng của Ngài được làm tròn. Nhưng chúng ta đừng quên rằng qua vùng biển đầy khó khăn này, qua những nghịch cảnh của chúng ta, và những kinh nghiệm mà chúng ta trải qua, thì Chúa sẽ làm những điều này kết hợp với nhau vì lợi ích của chúng ta, nếu chúng ta tuân theo Ngài—tất cả những điều này sẽ đưa chúng ta đến chốn nghỉ ngơi, đến một tương lai huy hoàng, đến cuộc sống vĩnh cửu” (trong Conference Report, tháng Tư năm 1943, trang 62).
Những phẩm chất của người lãnh đạo ngay chính.
“Trong vương quốc của Thượng Đế, sự cao trọng và lãnh đạo có nghĩa là hiểu được bản chất thực sự của những người khác—như Thượng Đế hiểu họ—rồi sau đó dang tay giúp đỡ và phục sự họ. Điều đó có nghĩa là vui mừng với những người vui mừng, và khóc than với những người buồn đau, nâng đỡ những người đau khổ, và yêu thương người lân cận như Đấng Ky Tô yêu thương chúng ta. …
“… Công việc lãnh đạo trong Giáo Hội không phải là để hướng dẫn những người khác mà là để cho Thượng Đế dẫn dắt.” (Dieter F. Uchtdorf, “Đấng Lớn Hơn Hết trong Các Ngươi,” Liahona, tháng Năm 2017, trang 79–80).
“Chỉ những người lành mạnh mới có khả năng nâng đỡ và khuyến khích nhau phục vụ tốt hơn, đạt được thành tựu lớn hơn, với sức mạnh lớn hơn” (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 244).
“Thế gian dạy rằng các vị lãnh đạo phải mạnh mẽ; Chúa dạy rằng họ cần phải nhu mì. Các nhà lãnh đạo trên thế gian đạt được quyền hành và ảnh hưởng qua tài năng, kỹ năng, và của cải của họ. Các vị lãnh đạo giống như Đấng Ky Tô đạt được quyền năng và ảnh hưởng ‘nhờ sự thuyết phục, nhờ sự nhịn nhục, nhờ sự hiền dịu và nhu mì, và nhờ tình thương yêu chân thật’ [DC 121:41]” (Stephen W. Owen, “Các Vị Lãnh Đạo Tài Giỏi Nhất Là Những Người Tuân Theo Chính Xác Nhất,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 75).