Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: “Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”


“Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: “Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Mặc Môn viết trên các bảng khắc bằng vàng

Mormon Abridging the Plates (Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc), tranh do Tom Lovell họa

Ngày 26 tháng Mười–Ngày 1 tháng Mười Một

Mặc Môn 1–6

“Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”

Khi anh chị em đọc Mặc Môn 1–6, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp các thành viên trong lớp của anh chị em trung tín trong những thời kỳ đầy tà ác, như Mặc Môn đã làm.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi các tín hữu ngần ngại chia sẻ những hiểu biết của họ bởi vì họ không có thời gian để sắp xếp những suy nghĩ của mình. Để giúp họ với điều này, hãy cho họ một vài phút để viết ra những hiểu biết họ có được từ việc học tập Mặc Môn 1–6 ở nhà; sau đó yêu cầu họ chia sẻ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Mặc Môn 1–6

Chúng ta có thể sống ngay chính bất chấp sự xấu xa xung quanh chúng ta.

  • Nhiều thành viên trong lớp của anh chị em có thể hiểu được kinh nghiệm của Mặc Môn với việc cố gắng để sống ngay chính trong một thế giới tà ác. Họ có thể chia sẻ những gì họ học được từ tấm gương của Mặc Môn. Để giúp tạo điều kiện cho cuộc thảo luận này, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp tìm những câu thánh thư chỉ ra phẩm chất của Mặc Môn và liệt kê những phẩm chất đó trên bảng (ví dụ, xin xem, Mặc Môn 1:2–3, 15–16; 2:1, 23–24; 3:1–3, 12, 17–22). Làm thế nào những phẩm chất này đã giúp Mặc Môn duy trì phần thuộc linh mạnh mẽ? Làm thế nào chúng giúp chúng ta trở nên giống Mặc Môn hơn?

    Dân Nê Phi và Dân La Man đang đánh nhau

    Battle (Trận Chiến), tranh do Jorge Cocco họa

  • Mặc Môn thường xuyên viết thẳng cho mọi người trong thời đại của chúng ta. Chúng ta học được điều gì từ những lời của ông trong Mặc Môn 3:17–225:10–24? Đưa cho mỗi thành viên trong lớp một mẩu giấy với cụm từ “Lời Khuyên Của Mặc Môn cho Chúng Ta” viết ở đầu, và khuyến khích họ tìm những sứ điệp trong những câu thánh thư này có liên quan đến thời đại của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng lời khuyên của Mặc Môn để giúp chúng ta duy trì phần thuộc linh mạnh mẽ trong thế gian ngày nay?

  • Nếu anh chị em giảng dạy cho giới trẻ, anh chị em có thể sử dụng tấm gương của Mặc Môn để giúp họ hiểu rằng họ có thể là những người lãnh đạo ngay chính khi còn trẻ. Nếu anh chị em giảng dạy người lớn, anh chị em có thể sử dụng tấm gương của ông để thúc đẩy một cuộc thảo luận về các cơ hội để giúp giới trẻ trở thành những người lãnh đạo tốt. Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể yêu cầu một số thành viên trong lớp ôn lại Mặc Môn 1 và những người khác ôn lại Mặc Môn 2, lưu ý đến những cơ hội mà Mặc Môn được trao để lãnh đạo trong những năm tuổi trẻ của ông. Ông có những phẩm chất gì khiến ông trở thành một người lãnh đạo tuyệt vời? Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những tấm gương mà họ đã thấy về ảnh hưởng mạnh mẽ của trẻ em và giới trẻ ngay chính. Họ cũng có thể thảo luận về những cơ hội mà họ—hay những người trẻ tuổi mà họ biết— có để trở thành những người lãnh đạo có phẩm chất như Mặc Môn.

Mặc Môn 2:10–15

Sự hối cải đòi hỏi một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối.

  • Để tìm hiểu về sự khác biệt giữa sự buồn rầu dẫn đến sự hối cải và sự buồn rầu không dẫn đến sự hối cải, hãy cân nhắc việc đọc Mặc Môn 2:10–15 cùng nhau và thảo luận những câu hỏi như: Vai trò của “sự buồn rầu” trong sự hối cải là gì? Sự khác biệt giữa “sự buồn rầu … dẫn đến sự hối cải” và “sự buồn rầu của kẻ bị kết tội” là gì? Những thái độ và hành vi nào có thể giúp chúng ta có “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối”?

Mặc Môn 3:12

Chúng ta có thể yêu thương người khác, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với những lựa chọn của họ.

  • Giống như Mặc Môn, nhiều thành viên trong lớp của anh chị em có quan hệ mật thiết với những người không cùng tín ngưỡng với họ. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm của Mặc Môn để dạy các thành viên trong lớp cách yêu thương người khác bất chấp sự khác biệt của họ? Cân nhắc việc đọc Mặc Môn 3:12 cùng nhau và thảo luận những lần khi Mặc Môn cho thấy yêu thương dành cho những người từ chối sứ điệp của ông và cố tình nổi loạn chống lại Thượng Đế (ví dụ, xin xem, Mặc Môn 1:16–17; 2:12). Những kinh nghiệm nào các thành viên trong lớp có thể chia sẻ từ cuộc đời của chính họ về việc yêu thương những người không có cùng tín ngưỡng hoặc giá trị với họ? Lời phát biểu của Anh Cả DallinH. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể cho thêm lời khuyên.

Mặc Môn 6:17

Chúa Giê Su đứng dang tay tiếp nhận chúng ta.

  • Đối với những người không có hy vọng rằng họ có thể được tha thứ cho tội lỗi của mình, lời mô tả của Mặc Môn về Đấng Cứu Rỗi đứng “dang tay tiếp nhận các người” có thể mang lại sự yên tâm. Cân nhắc việc đọc Mặc Môn 6:17 cùng nhau và cho thấy một bức hình về Chúa Giê Su Ky Tô với hai tay dang rộng (như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 66). Câu thánh thư này giảng dạy điều gì về sự mong mỏi của Đấng Cứu Rỗi để giúp đỡ chúng ta?   Anh chị em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của Chủ tịch Russell M. Nelson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và yêu cầu các thành viên trong lớp thảo luận về cách chúng ta có thể giúp người khác nhận ra sự hối cải có thể thực hiện được.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp suy nghĩ về những gì họ sẽ viết trong một bức thư cho mọi người trong tương lai. Trong Mặc Môn 7–9, chúng ta đọc những điều mà Mặc Môn và Mô Rô Ni đã viết, nhiều thế kỷ trước, cho mọi người trong thời đại của chúng ta.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Yêu thương những người có niềm tin khác.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks giải thích:

“Tất cả chúng ta nên tuân theo những lời giảng dạy của phúc âm để phải yêu mến người lân cận của mình và tránh tranh chấp. Các tín đồ của Đấng Ky Tô sẽ là các tấm gương lễ độ. Chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người, biết lắng nghe, và cho thấy mối quan tâm đối với niềm tin chân thành của họ. Mặc dù có thể không đồng ý, nhưng chúng ta không nên khó chịu. Chúng ta không nên gây ra tranh luận về lập trường và sự truyền đạt đối với các vấn đề dễ bàn cãi. Chúng ta cần phải khôn ngoan khi giải thích và theo đuổi lập trường của mình và ảnh hưởng đến người khác. Khi làm như vậy, chúng ta yêu cầu những người khác đừng cảm thấy bị xúc phạm vì niềm tin tôn giáo chân thành của chúng ta và sự tự do thực hành tôn giáo của mình. Chúng tôi khuyến khích tất cả chúng ta nên thực hành Luật Khuôn Vàng Thước Ngọc của Đấng Cứu Rỗi: ‘Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ’ (Ma Thi Ơ 7:12).

“Khi lập trường của mình không chiếm ưu thế, thì chúng ta nên lịch sự và lễ độ chấp nhận các kết quả không thuận lợi đối với người chống đối mình” (“Yêu Mến Những Người Khác và Chấp Nhận Những Dị Biệt,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 27).

Sự hối cải có thể thực hiện được.

Chủ Tịch Russell M. Nelson chia sẻ kinh nghiệm sau đây:

“Năm ngoái, trong khi Anh Cả David S. Baxter và tôi đang lái xe đến một đại hội giáo khu, chúng tôi ngừng lại tại một nhà hàng. Sau đó, khi trở lại xe của mình, một người phụ nữ gọi to lên và đến gần chúng tôi. … Em ấy hỏi chúng tôi có phải là các anh cả trong Giáo Hội không. Chúng tôi nói vâng. Hầu như không kiềm chế được, em ấy kể câu chuyện về cuộc sống bi thảm của mình, đắm chìm trong tội lỗi. Giờ đây, mới chỉ 28 tuổi, em rất khổ sở. Em cảm thấy vô dụng với chẳng có lý do gì để sống. Trong khi em nói, vẻ tuyệt vời của tâm hồn em bắt đầu rõ nét lên. Với lời cầu khẩn trong nước mắt, em hỏi có hy vọng nào cho em không, có lối thoát nào ra khỏi tình trạng tuyệt vọng của em không.

“Chúng tôi đáp: ‘Có chứ, có hy vọng. Hy vọng được kết nối với sự hối cải. Em có thể thay đổi. Em có thể “đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài.”’ [Mô Rô Ni 10:32]. Chúng tôi khuyến khích em đừng trì hoãn [xin xem An Ma 13:27; 34:33]. Em nức nở khóc một cách khiêm nhường và thành thật cám ơn chúng tôi.

“Khi Anh Cả Baxter và tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình, chúng tôi suy ngẫm về kinh nghiệm đó. Chúng tôi nhớ lại lời khuyên dạy của A Rôn, cho một tâm hồn tuyệt vọng: ‘Nếu bệ hạ biết hối cải tất cả những tội lỗi của mình và cúi mình trước mặt Thượng Đế, cùng cầu gọi danh Ngài trong đức tin, … thì lúc đó bệ hạ sẽ nhận được niềm hy vọng như bệ hạ mong muốn’ [An Ma 22:16]. …

“… Với người phụ nữ 28 tuổi đắm chìm trong tội lỗi, và với mỗi người chúng ta, tôi xin nói rằng phước lành tuyệt vời của sự hối cải đều có thể nhận được. Nó đến nhờ vào sự cải đạo trọn vẹn theo Chúa và công việc thánh của Ngài.”

Thêm nữa, Chủ Tịch Nelson nhìn nhận: “Chúng ta cũng nhớ đến những người tội lỗi mà được trông nom bởi vị lãnh đạo đầy quan tâm của họ là Mặc Môn, ông đã viết: ‘Tôi không có chút hy vọng nào, vì tôi biết sự đoán phạt của Chúa sẽ giáng xuống trên họ; vì họ không hối cải những điều bất chính của họ, chỉ biết tranh đấu cho sự sống còn của họ mà không kêu cầu đến Đấng đã tạo ra mình’ (Mặc Môn 5:2)” (“Sự Hối Cải và Sự Cải Đạo,” Liahona, tháng Năm năm 2007, các trang 102, 104).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự tăng trưởng thuộc linh xảy ra ở nhà. Các thành viên trong lớp của anh chị em dành ra 165 giờ mỗi tuần bên ngoài nhà thờ. Trong thời gian đó, họ có những kinh nghiệm thuộc linh của riêng họ mà dạy cho họ về phúc âm. Hãy đặt câu hỏi khuyến khích các học viên chia sẻ những điều họ đã học được trong tuần và với gia đình của họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 18).