Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 31 tháng Mười Hai–ngày 6 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình


“Ngày 31 tháng Mười Hai–ngày 6 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 31 tháng Mười Hai–ngày 6 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
gia đình đang nhìn vào cuốn album ảnh

Ngày 31 tháng Mười Hai–ngày 6 tháng Một

Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm các đoạn thánh thư trong đại cương này, hãy ghi lại các ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Điều này sẽ mời Thánh Linh vào sự chuẩn bị của anh chị em. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và những ý kiến sau đây có thể giúp anh chị em soi dẫn cho các học viên trong lớp khi học Kinh Tân Ước trong năm nay.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một trong những mục tiêu của anh chị em với tư cách là một giảng viên là khuyến khích các học viên học hỏi từ thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình họ. Việc nghe các kinh nghiệm của những người khác có thể soi dẫn họ để tìm kiếm các kinh nghiệm cho chính họ. Vì thế, khi lớp học bắt đầu, hãy yêu cầu các học viên chia sẻ các thánh thư từ việc học tập của họ mà đã soi dẫn hoặc gây ấn tượng cho họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Để thật sự học hỏi từ Đấng Cứu Rỗi, chúng ta phải chấp nhận lời mời của Ngài: “Hãy đến mà theo ta.”

  • Việc học tập Kinh Tân Ước là một cơ hội không những để học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và giáo lý của Ngài mà còn để khám phá cách hoàn hảo hơn cho chúng ta theo Ngài. Câu chuyện trong Ma Thi Ơ 19:16–22 là một cách tốt để giới thiệu chủ đề này (xin xem thêm video “Christ and the Rich Young Ruler” (Đấng Ky Tô và Người Trai Trẻ Giàu Có) trên LDS.org). Anh chị em có thể mời học viên tìm kiếm trong câu chuyện này một điều họ học được về việc trở thành một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô và chia sẻ điều họ tìm được. Để có ý kiến sinh hoạt khác liên quan đến nguyên tắc này, xin xem đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình.

Việc học tập đòi hỏi hành động trong đức tin.

  • Làm thế nào anh chị em soi dẫn các học viên để tích cực hơn trong việc học tập của họ, thay vì dồn hết trách nhiệm lên giảng viên? Đây là một ý kiến. Mời một học viên ném một vật mềm cho anh chị em, trong khi anh chị em không phải nỗ lực chụp vật đó. Dùng sinh hoạt này để bắt đầu cuộc thảo luận về các vai trò của học viên và giảng viên trong việc học tập phúc âm. Câu phát biểu của Anh Cả David A. Bednar về việc học tập trong đức tin, được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung,” có thể giúp ích trong cuộc thảo luận này.

  • Để giúp các học viên hiểu rằng việc học hỏi phúc âm đòi hỏi đức tin để hành động, anh chị em có thể chia lớp thành các nhóm và mời mỗi nhóm đọc một trong các câu chuyện sau đây: Mác 5:25–34; Lu Ca 5:17–26; và Giăng 9:1–7. Những người trong mỗi câu chuyện đã làm gì để cho thấy đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi? Chúng ta có thể làm những việc gì để học hỏi phúc âm và cho thấy đức tin của mình rằng Chúa sẽ giúp chúng ta học hỏi lẽ thật?

  • Tất cả các học viên có trách nhiệm mời Thánh Linh vào lớp học. Để giúp các học viên hiểu điều này, yêu cầu họ đọc An Ma 1:26Giáo Lý và Giao Ước 50:13–22; 88:122–123 và chia sẻ điều giảng viên và học viên có thể làm để mời Thánh Linh. Có thể hữu ích để viết các câu trả lời của họ lên trên bảng dưới các tiêu đề như là: Điều giảng viên có thể làmĐiều các học viên có thể làm. Liệu có hữu ích để tạo một tấm áp phích có những câu trả lời của các học viên mà có thể được trưng bày trong một vài tuần kế tiếp không?

Chúng ta cần biết lẽ thật cho chính mình.

  • Nhiều đoạn trong Kinh Tân Ước dạy các nguyên tắc mà có thể hướng dẫn cho công cuộc tìm kiếm lẽ thật của chúng ta. Các ví dụ gồm có Lu Ca 11:9–13; Giăng 5:39; 7:14–17; và 1 Cô Rinh Tô 2:9–11. Anh chị em có thể mời các học viên trong lớp là những người đã đọc các đoạn này trong khi học tập riêng cá nhân để chia sẻ điều họ đã học. Hoặc anh chị em có thể đọc các đoạn này cùng với lớp học và mời các thành viên chia sẻ cách mà họ đã đạt được chứng ngôn của mình.

    Hình Ảnh
    các thiếu niên và thiếu nữ trong lớp học

    Việc tìm kiếm sự học hỏi bằng đức tin sẽ giúp chúng ta đạt được chứng ngôn của riêng mình.

  • Bất kể chúng ta đã ở trong Giáo Hội bao lâu đi nữa thì tất cả chúng ta đều cần phải liên tục củng cố chứng ngôn của mình. Để giúp học viên nhận ra các lẽ thật mà họ cần phải biết cho chính mình, anh chị em có thể viết trên các mảnh giấy nhỏ một số đoạn thánh thư tham khảo mà dạy những lẽ thật quan trọng, như là Giăng 3:16–17; 1 Cô Rinh Tô 15:22; Mô Si A 3:13; An Ma 7:11–13; và Giáo Lý và Giao Ước 135:3. Yêu cầu các học viên đọc những câu thánh thư này, tóm tắt các lẽ thật vĩnh cửu mà họ tìm thấy, và thảo luận điều họ có thể làm để đạt được một chứng ngôn cho mình. Để làm cho sinh hoạt này thu hút hơn với giới trẻ, cân nhắc việc giấu các mảnh giấy nhỏ quanh phòng và mời các bạn trẻ “tìm kiếm lẽ thật.”

  • Công Vụ Các Sứ Đồ 17:10–12 mô tả Các Thánh Hữu là những người đã tra xem thánh thư và đạt được lời chứng của chính họ về lẽ thật. Để khuyến khích các học viên làm theo tấm gương của họ, hãy đọc những câu này cùng nhau và mời các học viên chia sẻ những đoạn thánh thư giúp củng cố chứng ngôn của họ về phúc âm.

Chúng ta có thể làm cho việc học tập thánh thư của mình có ý nghĩa hơn bằng cách nào?

  • Việc phát triển thói quen học tập thánh thư có thể là một thử thách cho các học viên là những người cảm thấy rằng họ không có thời gian, sự hiểu biết, hoặc các kỹ năng cần thiết. Anh chị em có thể làm gì để giúp họ thành công? Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc thảo luận câu chuyện về các công nhân đốn cây trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Để giúp các học viên có được tự tin để học thánh thư, anh chị em có thể chia sẻ thông tin từ “Các Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình. Có lẽ anh chị em hoặc các học viên khác có thể chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng một trong số những ý kiến này hoặc các kinh nghiệm có ý nghĩa khác về việc học thánh thư. Anh chị em cũng có thể chọn một chương trong Kinh Tân Ước và thử học chương đó với cả lớp và sử dụng một số ý kiến này.

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên học tập Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1 tại nhà nhằm chuẩn bị cho cuộc thảo luận vào tuần tới, anh chị em có thể hỏi câu hỏi này: “Các anh chị em có từng được yêu cầu làm một việc gì đó mà dường như bất khả thi không?” Các chương này minh họa lẽ thật rằng “không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được” (Lu Ca 1:37).

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thỉnh cầu sự hiểu biết thuộc linh cho chính chúng ta.

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích: “Tôi đã quan sát thấy được một đặc tính chung ở những giảng viên hướng dẫn mà có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Họ đã giúp tôi tìm kiếm sự học hỏi bằng đức tin. Họ từ chối cho tôi những câu trả lời dễ dàng trước các câu hỏi khó. Thật ra, họ đã không cho tôi bất kỳ câu trả lời nào cả. Thay vì vậy, họ chỉ ra cách thức và giúp tôi từng bước tìm ra các câu trả lời cho chính mình. … Một câu trả lời được đưa ra bởi một người khác thường không được ghi nhớ quá lâu, trong trường hợp nhớ được. Nhưng một câu trả lời mà chúng ta khám phá ra hoặc đạt được qua việc sử dụng đức tin, thường thì, được lưu giữ cho cả cuộc đời. … Chỉ bằng cách này một người mới có thể vượt qua khỏi việc dựa vào sự hiểu biết thuộc linh và những kinh nghiệm của những người khác để thỉnh cầu các phước lành đó cho mình” (“Seek Learning by Faith,” Ensign, Sept. 2007, 67).

Dành thời gian cho việc học thánh thư.

Anh Tad R. Callister đã dạy rằng:

“Hai công nhân thi đốn cây để xem người nào có thể đốn cây nhiều hơn trong một ngày. Cuộc thi đua bắt đầu lúc bình minh. Mỗi giờ, người đàn ông nhỏ con hơn đi lang thang vào rừng trong  10 phút hoặc lâu hơn. Mỗi lần anh ta làm như vậy, đối thủ của anh ta mỉm cười và gật đầu, yên trí rằng mình sẽ thắng. Người đàn ông cao lớn hơn không bao giờ bỏ đi, không bao giờ ngừng đốn cây, không bao giờ nghỉ tay.

“Khi ngày đó kết thúc, người đàn ông cao lớn hơn đã kinh ngạc khi biết rằng đối thủ của mình, dường như đã lãng phí quá nhiều thời gian, lại đốn nhiều cây hơn mình. Ông ta hỏi: ‘Làm thế nào anh làm điều đó được khi anh nghỉ tay nhiều lần như vậy?’

“Người thắng cuộc đáp: ‘Ồ tôi đi mài cái rìu của tôi.’

“Mỗi khi nghiên cứu thánh thư là chúng ta đang mài cái rìu thuộc linh của mình” (“Niềm Vui của Việc Học Hỏi” Liahona, tháng Mười năm 2016, trang 14).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy tập trung vào giáo lý. Đảm bảo rằng các cuộc thảo luận trong lớp vẫn dựa vào thánh thư và những lời giảng dạy của các vị tiên tri. Anh chị em có thể làm như vậy bằng việc hỏi các câu hỏi như: “Có các lẽ thật phúc âm nào mà chúng ta học được từ những lời nhận xét đã nghe?” hoặc “Có ai có thể chia sẻ một câu thánh thư liên quan đến điều chúng ta vừa thảo luận không?” (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20–21.)

In