“Ngày 7–13 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: ‘Xin Sự Ấy Xảy Ra cho Tôi như Lời Người Truyền’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 7–13 tháng Một. “Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 7–13 tháng Một
Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1
“Xin Sự Ấy Xảy Ra cho Tôi như Lời Người Truyền”
Trước khi anh chị em đọc bất kỳ tài liệu học tập bổ sung nào, xin đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 1 và Lu Ca 1, và ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình. Hãy để Thánh Linh hướng dẫn sự chuẩn bị của anh chị em. Rồi khám phá các ý kiến trong đại cương này và trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Cho các học viên một vài phút để ôn lại Ma Thi Ơ 1 hoặc Lu Ca 1, và mời họ chia sẻ câu thánh thư họ yêu thích cùng giải thích các lẽ thật giáo lý mà họ đã học được. Anh chị em có thể thấy hữu ích để trước hết ôn lại ngắn gọn các sự kiện trong những chương này nhằm đưa ra văn cảnh cho các câu được chia sẻ.
Giảng Dạy Giáo Lý
Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:5–80
Cha Thiên Thượng làm việc qua các con cái trung tín của Ngài để đạt được các mục đích của Ngài.
-
Các học viên sẽ có được các kinh nghiệm có ý nghĩa hơn khi học tập Kinh Tân Ước năm nay nếu họ có thể rút ra được những bài học từ kinh nghiệm của những người mà họ đọc về. Để giúp họ làm điều này, anh chị em có thể viết tên của những người trong Ma Thi Ơ 1 và Lu Ca 1 lên trên bảng, cùng với các câu thánh thư tham khảo về những người này, như sau:
-
Ma Ri (Lu Ca 1:26–56)
-
Giô Sép (Ma Thi Ơ 1:18–25)
-
Ê Li Sa Bét (Lu Ca 1:5–7, 24–25, 40–45, 57–60)
-
Xa Cha Ri (Lu Ca 1:5–23, 59–64)
Mời các học viên chọn một người họ muốn học hỏi thêm về người đó, đọc các câu được liệt kê, và chia sẻ với một học viên nào đó trong lớp học điều họ học được từ kinh nghiệm của người đó. Chúng ta có thể làm gì để noi theo tấm gương trung tín của người đó?
-
-
Để giúp các học viên suy nghĩ sâu hơn về khí chất và vai trò của Ma Ri trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng, anh chị em có thể cho xem các đoạn video “An Angel Foretells Christ’s Birth to Mary” (Một Thiên Sứ Báo Trước cho Ma Ri về Sự Sinh Ra của Đấng Ky Tô” và “Mary and Elisabeth Rejoice Together” (Ma Ri và Ê Li Sa Bét Cùng Nhau Vui Mừng) (LDS.org) hoặc đọc cùng nhau Lu Ca 1:26–38, 46–56, và tìm kiếm những điều Ma Ri đã nói mà tiết lộ về cá tính của bà. Chúng ta học hỏi được điều gì khác từ Ma Ri? Bà ấy có thể dạy cho chúng ta điều gì về việc chấp nhận ý muốn của Chúa cho chúng ta?
Những phước lành của Thượng Đế đến vào kỳ định riêng của Ngài.
-
Có thể có những người trong lớp học của anh chị em, mà giống như Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri, đang sống ngay chính mà vẫn chưa nhận được phước lành họ mong đợi. Anh chị em có thể giúp họ học hỏi từ các tấm gương của Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri bằng cách nào? Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu các học viên viết xuống các phước lành mà họ đang hy vọng có được. Rồi họ có thể tìm trong Lu Ca 1:5–25, xem những bài học mà họ có thể học được từ Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri về việc chờ đợi Chúa. Họ cũng có thể đọc và suy ngẫm các câu trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Hãy khuyến khích họ viết điều họ học được bên cạnh các phước lành đang mong đợi, và nếu phù hợp, chia sẻ những suy nghĩ của họ.
-
Có những tấm gương nào khác về việc chờ đợi kỳ định của Chúa mà các học viên có thể chia sẻ từ chính cuộc đời của họ hoặc từ các câu chuyện trong thánh thư không? Chúng ta có thể học được gì từ những tấm gương này?
“Không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được.”
-
Các học viên có thể đôi khi tự hỏi—giống như Ma Ri—làm sao các kế hoạch hoặc những lời hứa của Thượng Đế dành cho họ có thể được làm tròn. Để giúp các học viên hiểu rằng qua quyền năng của Thượng Đế mọi việc đều có thể được thực hiện, anh chị em có thể trưng bày bức tranh The Annunciation: The Angel Gabriel Appears to Mary (Lời Loan Báo: Thiên Sứ Gáp Ri Ên Hiện Đến Cùng Ma Ri), (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 28) và mời họ cùng nhau đọc Lu Ca 1:26–38. Chúng ta có thể học được điều gì về việc khắc phục những điều tưởng chừng như bất khả thi qua việc học tập những lời nói và hành động của Ma Ri? Yêu cầu các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi Thượng Đế giúp họ đạt được một điều mà họ nghĩ rằng bất khả thi. Để biết về một tấm gương Thánh Hữu thời nay là người mà với sự giúp đỡ của Thượng Đế đã đạt được điều tưởng chừng như bất khả thi, xin xem đoạn video “Sealed Together: The Manaus Temple Caravan” (Được Gắn Bó Với Nhau: Đoàn Lữ Hành đến Đền Thờ Manaus) (LDS.org).
-
Cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi cho thấy lẽ thật mà Gáp Ri Ên đã tuyên bố: “Không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được” (Lu Ca 1:37). Để minh họa cho nguyên tắc này, anh chị em có thể yêu cầu các học viên nghĩ về những lúc mà Đấng Cứu Rỗi đã làm được những điều tưởng như bất khả thi khi làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha của Ngài (xin xem, ví dụ, Giăng 9:1–7). Để giúp các học viên thấy cách thức nguyên tắc này hoạt động trong cuộc sống của họ, anh chị em có thể mời họ suy ngẫm các câu hỏi như sau: Điều khác biệt nào đến trong cuộc sống của anh chị em khi biết rằng đối với Thượng Đế thì không có việc gì Ngài không thể làm được? Điều này thay đổi cách anh chị em phục vụ trong Giáo Hội như thế nào? cách anh chị em đối xử với gia đình của mình? Có thể hữu ích để so sánh Lu Ca 1:37 với những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Mác 14:36.
Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–55
Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.
-
Một mục đích chính của Ma Thi Ơ, Lu Ca, và những người viết các sách Phúc Âm khác là để làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Bằng cách nào anh chị em có thể giúp các học viên nhận ra mục đích này trong những chương đầu tiên mà họ sẽ đọc trong Kinh Tân Ước? Đây là một ý kiến: Chia lớp thành các nhóm hoặc cặp, và cho mỗi nhóm một bộ các câu thánh thư từ Ma Thi Ơ 1 hoặc Lu Ca 1. Mời họ tìm kiếm các sự kiện hoặc lời nói mà làm củng cố đức tin của họ nơi sứ mệnh thiêng liêng của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Vị Nam Tử của Thượng Đế và chia sẻ với lớp học điều họ đã tìm ra. Một số đoạn thánh thư mà anh chị em có thể đề nghị gồm có Ma Thi Ơ 1;18–25 và Lu Ca 1:26–38, 39–45, 46–55. Hãy đề nghị với cả lớp rằng khi họ học Kinh Tân Ước trong năm nay, họ nên giữ một bản liệt kê các đoạn thánh thư làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Anh chị em thậm chí có thể tạo bản liệt kê này cùng cả lớp.
Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà
Để khuyến khích các học viên đọc Ma Thi Ơ 2 và Lu Ca 2 cho lớp học tuần sau, anh chị em có thể đề nghị rằng nếu họ đọc câu chuyện về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi một cách thành tâm, họ sẽ có được sự hiểu biết mới, ngay cả khi họ đã đọc câu chuyện đó nhiều lần trước đây.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Chờ Đợi Chúa.
Anh Cả Neal A. Maxwell đã dạy rằng: “Đức tin … gồm có sự tin cậy vào kỳ định của Thượng Đế, vì Ngài có phán rằng: ‘Mọi sự việc phải xảy ra vào thời kỳ của nó.’ (GLGƯ 64:32.)” (“Lest Ye Be Wearied and Faint in Your Minds,” Ensign, May 1991, 90).
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy:
“Mỗi người chúng ta được kêu gọi phải chờ theo cách của mình. Chúng ta chờ sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện. Chúng ta chờ những điều mà có lúc có thể dường như rất đúng và rất tốt cho chúng ta, nhưng không thể nào tưởng tượng được lý do tại sao Cha Thiên Thượng lại trì hoãn sự đáp ứng.
“Tôi còn nhớ khi đang chuẩn bị để được huấn luyện làm người phi công chiến đấu. Chúng tôi đã dành ra rất nhiều thời giờ cho cuộc huấn luyện quân sự dự bị về thể dục. … Chúng tôi đã chạy rất nhiều và chạy thêm nhiều nữa.
“Trong khi chạy, tôi bắt đầu thấy rằng một điều gì đó thật sự làm tôi băn khoăn. Nhiều lần trong khi chạy, tôi bị vượt qua mặt bởi những người hút thuốc, uống rượu cũng như làm tất cả những điều khác trái với phúc âm và nhất là Lời Thông Sáng.
“Tôi nhớ đã nghĩ: ‘Xem nào! Chẳng phải tôi có thể chạy mà không mệt mỏi sao?’ Nhưng tôi đã bị mệt nhọc, và tôi đã bị những người dứt khoát không tuân theo Lời Thông Sáng vượt qua. Tôi thú nhận rằng ý nghĩ đó làm tôi băn khoăn vào lúc ấy. Tôi tự hỏi lời hứa đó có thật hay không?
“Câu trả lời không đến ngay lập tức. Nhưng cuối cùng, tôi biết được rằng những lời hứa của Thượng Đế không phải luôn luôn được làm tròn một cách nhanh chóng hoặc theo cách chúng ta có thể hy vọng; những lời hứa này đến theo kỳ định và cách thức của Ngài. Nhiều năm sau, tôi có thể thấy rõ bằng chứng của các phước lành thể chất đến với những người nào tuân theo Lời Thông Sáng—ngoài các phước lành thuộc linh đến ngay lập tức từ việc tuân theo bất cứ luật pháp nào của Thượng Đế” (“Tiếp Tục Kiên Nhẫn,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 58).