Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: “Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”


“Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: ‘Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai. “Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Giăng Báp Tít làm phép báp têm cho Chúa Giê Su

Bức tranh trên cửa số kính màu trong Đền Thờ Nauvoo Illinois, thực hiện bởi Tom Holdman

Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai

Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3

“Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 3; Mác 1; và Lu Ca 3, hãy ghi lại các ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Điều này sẽ mời Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị . Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và những ý kiến sau đây có thể giúp anh chị em soi dẫn cho các học viên trong lớp để hiểu và áp dụng giáo lý trong những sách này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các học viên chia sẻ cách mà việc học hỏi từ Kinh Tân Ước đang ban phước cho cuộc sống của họ, anh chị em có thể viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Việc gì mà anh chị em đã làm bởi vì điều mà anh chị em đã đọc trong Kinh Tân Ước tuần này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 3:1–12; Lu Ca 3:2–18

Những môn đồ chuẩn bị bản thân họ và những người khác để đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Làm thế nào chúng ta chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của một vị khách quan trọng? Một câu hỏi như vậy có thể giúp anh chị em mở đầu cuộc thảo luận về cách Giăng Báp Tít đã chuẩn bị cho mọi người đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô. Rồi anh chị em có thể chia lớp thành ba nhóm để đọc Ma Thi Ơ 3:1–6; Ma Thi Ơ 3:7–12; và Lu Ca 3:10–15, và tìm xem cách Giăng Báp Tít đã chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của họ. Để cho mỗi nhóm luân phiên chia sẻ điều họ đã tìm ra.

  • Giống như điều Giăng Báp Tít đã làm, những vị tiên tri tại thế giúp chúng ta chuẩn bị để đón nhận Đấng Cứu Rỗi vào trong cuộc sống của chúng ta. Để giúp các học viên tạo ra mối liên kết giữa các vị tiên tri thời hiện đại với Giăng Báp Tít, anh chị em có thể ôn lại những lời giảng dạy của Giăng Báp Tít trong Ma Thi Ơ 3:1–12Lu Ca 3:2–18 và một số lời khuyên dạy từ kỳ đại hội trung ương mới nhất. Làm thế nào việc vâng theo lời khuyên dạy từ vị tiên tri này có thể giúp chúng ta chuẩn bị để đón nhận Đấng Cứu Rỗi?

  • Bản Dịch Joseph Smith, Lu Ca 3:4–11 (trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư) cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô hơn cả điều được tìm thấy trong Lu Ca 3:4–6. Các học viên học được điều gì từ những câu này về Đấng Cứu Rỗi và việc chúng ta cần phải hối cải?

    Hình Ảnh
    Giăng Báp Tít đang rao giảng

    Giăng Báp Tít Rao Giảng trong Đồng Vắng tranh của Robert T. Barrett

Lu Ca 3:3–14

Chúng ta cần phải mang lại “quả xứng đáng với sự ăn năn.”

  • Trong Lu Ca 3:8, Giăng Báp Tít đã dạy cho dân chúng rằng trước khi họ có thể được báp têm, họ cần phải cho thấy “quả”, hay bằng chứng, của sự hối cải của họ. Anh chị em có thể giúp học viên nhận ra bằng chứng của sự hối cải của chính họ như thế nào? Anh chị em có thể yêu cầu họ tìm trong Lu Ca 3:8–14 về những điều Giăng coi là “quả” của sự hối cải. Họ cũng có thể xem lại Mô Rô Ni 6:1–3Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Anh chị em có thể vẽ một cây ăn quả lên trên bảng và để cho các học viên ghi tên lên mỗi quả trên cây với các “quả” của sự hối cải mà họ tìm thấy. Đây cũng có thể là thời điểm tốt để nói về ý nghĩa của việc hối cải thật sự là gì. Chỉ ra rằng một cách chúng ta có thể “ban bằng các nẻo Ngài” (Lu Ca 3:4) là qua việc hối cải về bất cứ cản trở nào mà sẽ ngăn cản Thánh Linh đến với chúng ta.

  • Việc hát bài thánh ca “Hãy Làm Điều Tốt,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 34, có thể khuyến khích thảo luận về cách sự hối cải có thể giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Ma Thi Ơ 3:13–17

Chúng ta đi theo Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta chịu phép báp têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh.

  • Để ôn lại câu chuyện về phép báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy thử ý kiến này: Hỏi các học viên họ có thể sử dụng Ma Thi Ơ 3:13–17 như thế nào để dạy cho một người nào đó, như là một em bé hoặc một người thuộc tín ngưỡng khác, về phép báp têm. (Họ cũng có thể sử dụng bức tranh trong đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.) Những yếu tố quan trọng nào về phép báp têm mà họ sẽ nhấn mạnh? Họ có thể thực tập các ý kiến của mình qua việc dạy lẫn nhau.

  • Để giúp các học viên ghi nhớ lễ báp têm của chính họ và hồi tưởng về tầm quan trọng của việc sống theo các giao ước báp têm, anh chị em có thể mời họ đọc Ma Thi Ơ 3:13–17 và câu phát biểu của Anh Cả Robert D. Hales trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các học viên có thể thích chia sẻ những cảm giác về lễ báp têm và các giao ước báp têm của họ. Họ cũng có thể hát “Come, Follow Me,” Hymns, số 116.

  • Giăng Báp Tít đã dạy rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ báp têm “bằng Đức Thánh Linh, và bằng lửa” (Ma Thi Ơ 3:11). Phép báp têm bằng lửa xảy ra khi chúng ta được xác nhận và chúng ta tiếp nhận ân tứ của Đức Thánh Linh. Tại sao chúng ta phải có được ân tứ Đức Thánh Linh để tiến triển trong vương quốc của Thượng Đế? Phép báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh có tác động gì đến chúng ta? (xin xem An Ma 5:14).

  • Đây là một sinh hoạt mà sẽ giúp các học viên thảo luận sâu hơn về giáo lý báp têm. Viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng và các câu thánh thư tham khảo lên những mảnh giấy. Mời các học viên chọn các mảnh giấy và rồi đọc mỗi câu thánh thư với cả lớp. Thảo luận câu hỏi nào được từng câu thánh thư giải đáp tốt nhất. Có các câu thánh thư hoặc sự hiểu biết sâu sắc nào khác mà có thể giúp giải đáp các câu hỏi này không?

    • Những câu thánh thư này dạy gì về sự cần thiết của phép báp têm? (3 Nê Phi 11:38)

    • Phép báp têm bằng cách dìm mình trong nước tượng trưng cho điều gì? (Rô Ma 6:3–5)

    • Làm thế nào các giao ước báp têm của tôi thay đổi cách tôi sống? (Mô Si A 18:8–10)

    • Tại sao chúng ta không làm phép báp têm cho trẻ sơ sinh? (Mô Rô Ni 8:8–12)

    • Tại sao là quan trọng rằng phép báp têm phải được thực hiện bởi một người có thẩm quyền, chứ không chỉ bởi ý định chân thành? (Hê Bơ Rơ 5:4)

    • Nếu tôi đã được báp têm trong một giáo hội khác, tại sao tôi cần phải được làm phép báp têm lần nữa? (GLGƯ 22:1–4)

    • Tại sao việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh phải được thực hiện sau lễ báp têm? (Giăng 3:5)

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên học Ma Thi Ơ 4Lu Ca 4–5 tại nhà, hãy mời họ nghĩ về một cám dỗ họ phải đối mặt, và nói với họ rằng những chương này sẽ giúp dạy cho họ về điều Đấng Cứu Rỗi đã làm khi Ngài đối mặt với những cám dỗ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3

Ý nghĩa của các giao ước báp têm của chúng ta.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy rằng:

“Khi chúng ta hiểu được giao ước báp têm của mình và ân tứ Đức Thánh Linh, thì điều này sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta và sẽ thiết lập lòng trung thành hoàn toàn của mình đối với vương quốc của Thượng Đế. … Việc bước vào vương quốc của Thượng Đế thì quá quan trọng đến nỗi Chúa Giê Su phải được báp têm để chỉ cho chúng ta ‘con đường thẳng và hẹp’ [2 Nê Phi 31:9]. …

“Khi chúng ta noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta cũng cho thấy rằng chúng ta sẽ hối cải và vâng lời trong việc tuân giữ các giáo lệnh của Cha Thiên Thượng. Chúng ta khiêm nhường với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối khi nhận ra được các tội lỗi của mình và tìm kiếm sự tha thứ cho những lỗi lầm của chúng ta [xin xem 3 Nê Phi 9:20]. Chúng ta lập giao ước rằng chúng ta sẵn lòng mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô và luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài. …

“Bằng cách chọn ở trong vương quốc [của Thượng Đế], chúng ta tách biệt—chứ không cô lập—với thế gian. Y phục của chúng ta sẽ trang nhã, ý nghĩ của chúng ta sẽ trong sạch, lời lẽ của chúng ta sẽ lịch sự. Các bộ phim và kênh truyền hình chúng ta xem, âm nhạc chúng ta nghe, các quyển sách, tạp chí, và báo chí chúng ta đọc sẽ giúp nâng cao tinh thần. Chúng ta sẽ chọn bạn bè là những người ủng hộ các mục tiêu vĩnh cửu của chúng ta, và chúng ta sẽ đối xử với những người khác bằng sự tử tế. Chúng ta sẽ tránh các tệ nạn như gian dâm, cờ bạc, thuốc lá, rượu chè, và các loại thuốc cấm. Các sinh hoạt ngày Chủ Nhật của chúng ta sẽ phản ánh giáo lệnh của Thượng Đế là nhớ ngày Sa Bát và giữ cho ngày ấy được thánh. Chúng ta sẽ noi theo gương của Chúa Giê Su Ky Tô trong cách chúng ta đối xử với những người khác. Chúng ta sẽ sống sao cho ngay chính để bước vào gian nhà của Chúa (“The Covenant of Baptism: To Be in the Kingdom and of the Kingdom,” Ensign, Nov. 2000, 7–8).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giảng dạy giáo lý căn bản. Hyrum Smith đã dạy rằng: “Hãy thuyết giảng các nguyên tắc đầu tiên của Phúc Âm—hãy thuyết giảng lại các nguyên tắc đó; các anh chị em sẽ thấy rằng ngày này qua ngày khác những ý nghĩ mới mẻ và sự hiểu biết thêm về các nguyên tắc đó sẽ được mặc khải cho các anh chị em hiểu. Các anh chị em có thể gia tăng sự hiểu biết của mình về các nguyên tắc đó và các nguyên tắc đó sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với các anh chị em. Rồi các anh chị em sẽ có thể làm cho những người mà các anh chị em giảng dạy hiểu các nguyên tắc đó một cách minh bạch hơn” (Manuscript History of the Church, vol. E-1, p. 1994, josephsmithpapers.org).

In