Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 18–24 tháng Hai. Ma Thi Ơ 5; Lu Ca 6: ‘Phước Thay Cho Các Ngươi’


“Ngày 18–24 tháng Hai. Ma Thi Ơ 5; Lu Ca 6: ‘Phước Thay Cho Các Ngươi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 18–24 tháng Hai. “Ma Thi Ơ 5; Lu Ca 6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Bài Giảng trên Núi

Sermon on the Mount (Bài Giảng trên Núi), tranh của Jorge Cocco

Ngày 18–24 tháng Hai

Ma Thi Ơ 5; Lu Ca 6

“Phước Thay Cho Các Ngươi”

Hãy khi lại những ấn tượng thuộc linh của mình khi anh chị em học Ma Thi Ơ 5Lu Ca 6. Sự mặc khải sẽ đến khi anh chị em tìm kiếm cách để đáp ứng các nhu cầu của lớp học. Đại cương này có thể giúp cung cấp các ý kiến bổ sung.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chủ Tịch Joseph Fielding Smith đã nói rằng Bài Giảng trên Núi là “[bài giảng] tuyệt vời nhất đã từng được thuyết giảng, cho đến bây giờ theo sự hiểu biết của chúng ta” (Teachings of Presidents of the Church: Joseph Fielding Smith [2013], 234). Tại sao các học viên cảm thấy điều đó là đúng? Họ có thể chia sẻ điều gì?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 5:1–12

Hạnh phúc dài lâu đến từ việc sống theo cách thức mà Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy và sống.

  • Bài Giảng trên Núi của Đấng Cứu Rỗi, là bài giảng chủ yếu được dành cho các môn đồ thân cận nhất của Ngài, bắt đầu bằng các câu được gọi là Những Lời Chúc Phước, trong đó Đấng Ky Tô đã mời chúng ta suy nghĩ lại về ý nghĩa của việc có một cuộc sống được ban phước—một cuộc sống có niềm hạnh phúc dài lâu. Để bắt đầu cuộc thảo luận về hạnh phúc dài lâu, anh chị em có thể yêu cầu các học viên chia sẻ điều làm cho họ hạnh phúc. Theo Những Lời Chúc Phước, Chúa Giê Su đã phán điều gì khiến cho một người “[có] phước”, hay là có hạnh phúc vĩnh cửu? Những lời giảng dạy của Chúa Giê Su khác như thế nào với cách người ta tìm hạnh phúc?

  • Để giúp các học viên hiểu những từ như có lòng trong sạch hoặc những kẻ làm cho người hòa thuận, anh chị em có thể liệt kê một số từ trong các câu 3–12 lên trên bảng. Rồi mời các học viên nghĩ ra từ trái nghĩa với mỗi từ này và điều họ học về mỗi từ này khi làm như vậy. Yêu cầu các học viên suy ngẫm điều họ có thể thay đổi để trở thành loại người được mô tả trong những câu này. Các câu 3 Nê Phi 12:3, 6 bổ sung gì cho sự hiểu biết của chúng ta về Ma Thi Ơ 5:3, 6?

  • Một cách khác để tìm hiểu những câu này là mời mỗi học viên học các câu thánh thư bổ sung về một trong Những Lời Chúc Phước và chia sẻ với cả lớp điều họ học được. Một người nào đó mà họ biết đã nêu gương về nguyên tắc đó như thế nào?

Hình Ảnh
Bài Giảng trên Núi

The Sermon on the Mount (Bài Giảng trên Núi), tranh của Frank Adams

Ma Thi Ơ 5:14–16

Các môn đồ của Đấng Cứu Rỗi cần phải là sự sáng của thế gian.

  • Các học viên cảm thấy như thế nào khi đọc câu phán của Chúa Giê Su rằng họ là “sự sáng của thế gian”? Giấu sự sáng của chúng ta “dưới cái thùng” có nghĩa là gì, và tại sao chúng ta có thể bị cám dỗ để làm điều này? Lời phát biểu của Anh Cả Robert D. Hales trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể khích lệ chúng ta. Ai là “sự sáng” cho các học viên của anh chị em?

  • Hãy nghĩ về một cách để chứng minh lời giảng dạy của Đấng Ky Tô rằng chúng ta là sự sáng cho thế gian. Anh chị em có thể cho thấy một bức hình thành phố sáng đèn vào buổi tối không? Anh chị em có thể mang một cây đèn pin và giấu nó dưới một cái rổ không? Tại sao Đấng Cứu Rỗi so sánh các môn đồ của Ngài với sự sáng? Chúng ta có thể sử dụng sự hiểu biết này như thế nào để làm sự sáng cho những người khác? (xin xem GLGƯ 103:9–10). Các học viên có thể thảo luận hoặc đóng vai về những cách thức mà ánh sáng của phúc âm có thể chiếu sáng cuộc sống của họ và ban phước cho những người khác.

  • Một số câu thánh thư mà có thể bổ sung cho cuộc thảo luận về sự sáng gồm có 3 Nê Phi 18:24; Giáo Lý và Giao Ước 50:24; 84:44–47; 88:50, 67; và 93:36–40. Các học viên cũng có thể thích hát các bài thánh ca về sự sáng, như là “The Lord Is My Light”“Lead, Kindly Light,” Hymns, số 89 và 97. Các bài thánh ca và những câu thánh thư này thêm gì cho sự hiểu biết của chúng ta về Ma Thi Ơ 5:14–16?

Ma Thi Ơ 5:17–48

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy một luật pháp cao hơn mà có thể dẫn chúng ta đến sự toàn hảo.

  • Các tình huống được mô tả trong Ma Thi Ơ 5 thì riêng biệt cho thời của Đấng Cứu Rỗi, nhưng các nguyên tắc Ngài đã dạy thì chung cho tất cả mọi người. Để giúp các học viên thấy được cách áp dụng trong cuộc sống của họ, hãy mời họ chọn một trong những đoạn sau đây và nghĩ về một ví dụ ngày nay mà minh họa cho điều Đấng Cứu Rỗi đang giảng dạy: các câu 21–24; 27–30; 33–37; 38–39; 40–42; và 43–44. Họ có thể làm điều này riêng từng cá nhân hoặc theo nhóm và chia sẻ các ví dụ của họ với lớp học.

  • Giới trẻ có thể thích trò chơi ghép hình theo cặp mà sẽ giúp các em thấy rằng những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 5:21–48 thì thay thể cho luật pháp Môi Se. Anh chị em có thể tạo một bộ thẻ với các cụm từ bắt đầu bằng “các ngươi có nghe” (mô tả luật pháp Môi Se) từ Ma Thi Ơ 5:21–44. Tạo một bộ thẻ khác với các cụm từ từ những câu mà bắt đầu bằng “song ta phán” (mô tả luật pháp cao hơn của Đấng Ky Tô). Đặt úp mặt cả hai bộ thẻ, và cho một học viên chọn một trong những thẻ “các ngươi có nghe”, rồi chọn một thẻ trong bộ còn lại, để tìm ra đúng cặp. Tiếp tục cho đến khi các học viên đã tìm được các cặp về luật pháp Môi Se và lời dạy mới của Đấng Ky Tô. Với mỗi cặp tương ứng, hãy thảo luận tại sao lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi là cần thiết cho chúng ta ngày nay.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên thấy rằng lệnh truyền của Đấng Cứu Rỗi để trở nên “trọn vẹn” có nghĩa là, như Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích, trở nên “toàn vẹn” hay “hoàn thiện”? (Ma Thi Ơ 5:48; “Perfection Pending,” Ensign, Nov. 1995, 86–88). Đây là một ý kiến: cắt một tấm hình Chúa Giê Su Ky Tô thành các mảnh ghép, và mời các học viên viết lên mặt sau của mỗi mảnh phép một lời giảng dạy từ Ma Thi Ơ 5 mà họ cảm thấy được soi dẫn để áp dụng trong cuộc sống của họ. Cho họ cùng nhau hoàn tất bộ ghép hình này. Làm thế nào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta trở nên “toàn vẹn” hay “hoàn thiện”? (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ân Điển”).

  • Anh chị em cũng có thể mời các học viên đặt ra một mục tiêu để hành động theo một sự thúc giục họ nhận được trong khi học Ma Thi Ơ 5. Cân nhắc cách mà các chị em có thể theo dõi lời mời này trong các bài học tiếp theo.

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc Ma Thi Ơ 6–7 trong tuần kế tiếp, anh chị em có thể nói với họ rằng Chủ Tịch Harold B. Lee đã gọi Bài Giảng trên Núi là “bản hiến pháp cho một cuộc sống hoàn hảo” (Teachings of Presidents of the Church: Harold B. Lee [2000], 200).

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 5; Lu Ca 6

Hãy là một ánh sáng.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy rằng: “Các [anh chị] em có bao giờ dừng lại để nghĩ rằng có lẽ các [anh chị] em là sự sáng được Cha Thiên Thượng gửi đến để dẫn dắt một người khác về nhà an toàn hoặc là một ngọn hải đăng từ xa để chỉ đường trở lại lối đi thẳng và hẹp dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu không? Sự sáng của các [anh chị] em là một ngọn hải đăng và không bao giờ ngừng cháy hoặc dẫn đi sai đường những người đang tìm kiếm con đường về nhà” (“That Ye May Be the Children of Light” [Brigham Young University fireside, Nov. 3, 1996], 9; speeches.byu.edu).

Tìm kiếm sự hoàn hảo.

Chủ Tịch Harold B. Lee đã dạy rằng: “Các anh chị em có cho rằng Đấng Cứu Rỗi đang đề nghị một mục tiêu mà không thể đạt được và do đó chế nhạo các nỗ lực của chúng ta để sống nhằm đạt được sự hoàn hảo đó không? Là điều bất khả thi cho chúng ta ở nơi đây trong cuộc sống trần thế để đạt được trạng thái hoàn hảo mà Đức Thầy đã nói đến, nhưng trong cuộc sống này chúng ta đặt nền móng mà trên đó chúng ta sẽ xây dựng lên trong thời vĩnh cửu; do đó, chúng ta phải đảm bảo rằng nền móng của mình được đặt trên lẽ thật, sự ngay chính và đức tin” (Teachings of Presidents of the Church: Harold B. Lee, 195).

Chủ Tịch Joseph Fielding Smith đã nói rằng: “[Sự hoàn hảo] sẽ không đến cùng một lúc, nhưng là từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một, từng ví dụ một, và thậm chí không chỉ trong cuộc sống hữu diệt này. … Nhưng trong cuộc sống này chúng ta đặt nền móng. Đây là nơi chúng ta được dạy những lẽ thật cơ bản này về Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô, trong trạng thái thử thách này, để chuẩn bị chúng ta cho sự hoàn hảo đó. Đó là bổn phận của tôi, của các anh chị em, để trở nên tốt hơn con người của tôi ngày hôm qua, và cho các anh chị em để trở nên tốt hơn con người của các anh chị em ngày hôm qua, và tốt hơn vào ngày mai so với hôm nay” (Teachings of Presidents of the Church: Joseph Fielding Smith [2013], 234–235).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Tạo thêm sự tham gia của học viên. Nhiều sinh hoạt có thể được thực hiện cho chung cả lớp, trong các nhóm nhỏ, theo các cặp, hoặc như một cuộc thảo luận theo nhóm. Hãy sử dụng các phương pháp khác nhau để cho phép cả những người có lẽ sẽ không có cơ hội được tham gia. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 33.)

In