Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 25 tháng Hai–ngày 3 tháng Ba. Ma Thi Ơ 6–7: ‘Ngài Dạy như là Có Quyền’


“Ngày 25 tháng Hai–ngày 3 tháng Ba. Ma Thi Ơ 6–7: ‘Ngài Dạy như là Có Quyền’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 25 tháng Hai–ngày 3 tháng Ba. Ma Thi Ơ 6–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Chúa Giê Su giảng dạy bên bờ biển

Jesus Teaching the People by the Seashore (Chúa Giê Su Giảng Dạy Dân Chúng bên Bờ Biển), tranh của James Tissot

Ngày 25 tháng Hai– ngày 3 tháng Ba

Ma Thi Ơ 6–7

“Ngài Dạy như là Có Quyền”

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị bản thân mình. Hãy học Ma Thi Ơ 6–7, và ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình. Việc này sẽ giúp anh chị em nhận được sự mặc khải về cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu của lớp học. Rồi tìm kiếm trong đại cương này cho những ý kiến để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các học viên chia sẻ những đoạn trong Bài Giảng trên Núi mà họ thấy cần thiết nhất ngày nay. Khuyến khích các học viên bổ sung cho nhau những sự hiểu biết sâu sắc.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 6–7

Nếu chúng ta nghe và làm theo những lời giảng dạy của Chúa, cuộc sống của chúng ta sẽ được xây dựng trên một nền tảng vững chắc.

  • Những lời giảng dạy cụ thể nào trong Ma Thi Ơ 6–7 sẽ có ích lợi nhất cho những người anh chị em dạy? Cân nhắc việc viết lên trên bảng một vài câu tham khảo từ Ma Thi Ơ 6–7 mà có những lời giảng dạy này. Các học viên có thể chọn một trong những câu tham khảo này để học thầm và rồi viết lên trên bảng bất cứ lẽ thật thuộc linh nào mà họ học được. Những lời giảng dạy này đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

  • Đấng Cứu Rỗi đã kết thúc bài giảng của Ngài với một câu chuyện ngụ ngôn mà có thể giúp lớp học hiểu hơn về tầm quan trọng của việc sống theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ma Thi Ơ 7:24–27; xin xem thêm Hê La Man 5:12). Để hình dung được câu chuyện ngụ ngôn này, các học viên có thể cùng nhau xây một nền móng chắc chắn bằng các khối, ly, hoặc những vật liệu khác và rồi kiểm tra độ chắc của các nền móng của họ. Có lẽ họ cũng có thể đặt tên cho các vật liệu dùng cho việc xây cất của mình với những điều họ có thể làm để áp dụng những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi. Việc làm những điều này có thể giúp chúng ta chịu đựng các cơn bão cuộc đời như thế nào?

Ma Thi Ơ 6:5–13

Đấng Cứu Rỗi dạy chúng ta cách cầu nguyện.

  • Việc học Lời Cầu Nguyện của Chúa có thể giúp các học viên nhận ra cách họ có thể cải thiện lời cầu nguyện của chính họ bằng cách làm theo tấm gương của Chúa. Anh chị em có thể mời họ viết lên trên bảng những cụm từ từ Ma Thi Ơ 6:9–13 (hoặc Lu Ca 11:1–4) mà nổi bật với họ. Khi chúng ta suy ngẫm những lời của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta học được gì về thái độ chúng ta nên có khi cầu nguyện? Chúng ta học được gì về những điều mà chúng ta nên cầu xin và cầu nguyện về? Có thể hữu ích cho các học viên để diễn giải một số cụm từ của Đấng Cứu Rỗi thành những điều họ có thể nói trong những lời cầu nguyện riêng của họ. Ví dụ, “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” có thể được diễn giải thành “Xin giúp con trong các nỗ lực để chu cấp cho gia đình con.”

  • Những người anh chị em giảng dạy có thể được lợi ích từ việc học các lời cầu nguyện của Đấng Cứu Rỗi lên Cha Thiên Thượng, như trong Ma Thi Ơ 26:36–42Giăng 17. Anh chị em có thể mời các học viên học một vài đoạn này, tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi như “Chúng ta học được gì về lời cầu nguyện từ cách Đấng Cứu Rỗi cầu nguyện?” và “Bằng cách nào chúng ta có thể làm cho những lời cầu nguyện của chúng ta giống hơn với những lời của Đấng Cứu Rỗi?” Để có những tấm gương sáng về lời cầu nguyện, xin xem Ê Nót 1:3–17; An Ma 31:26–35; 33:3–11.

  • Anh chị em có bất kỳ kinh nghiệm nào liên quan đến lời cầu nguyện mà có thể chia sẻ không? Việc chia sẻ các kinh nghiệm của anh chị em có thể khuyến khích các học viên cũng làm như vậy. Chủ TỊch Thomas S. Monson đã chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân liên quan đến lời cầu nguyện trong sứ điệp của ông “Hãy Suy Nghĩ về Các Phước Lành” (Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 86–89). Anh chị em có thể thảo luận những nguyên tắc từ sứ điệp này và từ các câu trích dẫn trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Mục “Cầu Nguyện” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư cũng có thể hữu ích.

Ma Thi Ơ 7:7–11

Cha Thiên Thượng trả lời những lời cầu nguyện.

  • Để giúp các học viên củng cố đức tin của họ rằng Thượng Đế sẽ nghe và trả lời những lời cầu nguyện của họ, anh chị em có thể viết hỏi, tìm,gõ cửa lên trên bảng. Rồi mời các học viên tìm kiếm trong thánh thư cho những ví dụ về những người đã “hỏi,” “tìm,” và “gõ cửa” (ví dụ, xin xem 1 Nê Phi 11:1; Ê The 2:18–3:6; Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–17). Chúng ta có thể học được gì từ các ví dụ này về việc có được câu trà lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta?

  • Một số văn cảnh quan trọng cho Ma Thi Ơ 7:7–11 có thể được tìm thấy trong Bản Dịch Joseph Smith cho Ma Thi Ơ 7:12–17 (trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư). Trong những câu này, các môn đồ của Chúa Giê Su đã lường trước một số lý do người ta có thể đưa ra để không tìm lẽ thật từ Cha Thiên Thượng. Anh chị em có thể yêu cầu các học viên tưởng tượng họ có một người bạn mà miễn cưỡng tìm kiếm sự hướng dẫn hoặc phước lành từ Chúa. Các học viên có thể nói gì để khuyến khích người bạn này? Làm thế nào họ có thể sử dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Ma Thi Ơ 7:7–11?

Ma Thi Ơ 7:15–20

Chúng ta có thể nhận ra các vị tiên tri thật và giả qua trái của họ.

  • Các học viên có thể đã từng được tiếp xúc với các triết lý sai lầm và những trò bịp bợm khác của kẻ nghịch thù, qua mạng internet hoặc các nguồn tài liệu khác. Họ cũng có thể đã nghe những người khác chỉ trích các tôi tớ của Chúa. Anh chị em có thể giúp họ hiểu cách để phân biệt các tiên tri và những lời giảng dạy giả dối với chân thật không? Anh chị em có thể trưng bày một vài loại trái cây và hỏi chúng ta có thể giả định điều gì về những cái cây mà sinh ra các trái đó. Làm thế nào bài tập này giúp chúng ta hiểu Ma Thi Ơ 7:15–20? Anh chị em cũng có thể cùng nhau đọc một số sứ điệp gần đây từ các vị tiên tri tại thế. Những “trái” hoặc kết quả nào đến từ việc làm theo lời khuyên dạy của họ?

    trái cây

    Chúng ta có thể biết các vị tiên tri thật nhờ trái của họ.

  • Ma Thi Ơ 7:15–20 có thể giúp xây đắp đức tin của các học viên về sứ mệnh thiêng liêng của Tiên Tri Joseph Smith. Công việc mà Joseph Smith đã thực hiện cho ra những trái gì? Để có ý kiến, xin xem sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen, “Joseph Smith,” (Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 28–31). Chúng ta có thể sử dụng phép so sánh của Đấng Cứu Rỗi trong Ma Thi Ơ 7:15–20 như thế nào để đưa ra chứng ngôn cho bạn bè và gia đình về Tiên Tri Joseph?

biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Tuần này, khi các học viên học nhiều phép lạ mà Đấng Cứu Rỗi đã thực hiện, hãy mời họ suy ngẫm các ví dụ về những phép lạ ngày nay—dù là lớn hay nhỏ—mà họ đã kinh nghiệm qua hoặc nghe nói đến.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 6–7

Các bài hát để sử dụng cho lớp học.

  • Những nguyên tắc nào liên quan đến lời cầu nguyện mà các học viên học được từ lời của bài ca “Ta Có Nhớ Nguyện Cầu”? (Sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 48).

  • Việc đọc, hát, hoặc nghe bài “Ca Khen Người,” Sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số  50, có thể giúp các học viên nghĩ về một số trái mà nhờ đó chúng ta có thể biết rằng Joseph Smith là một vị tiên tri của Thượng Đế (xin xem thêm GLGƯ 135:3).

Các câu chuyện về những lời cầu nguyện.

Chủ Tịch Boyd K. Packer đã kể về một lời cầu nguyện gia đình của ông trước khi ông khởi hành đi tiểu bang California. Một bác sĩ thú y đã nói với họ rằng con bò của họ sẽ không sống qua nổi ngày hôm đó. “Đứa con trai nhỏ của chúng tôi đã dâng lên lời cầu nguyện. Sau khi nó đã cầu xin Cha Thiên Thượng “ban phước cho cha của con trong chuyến đi của ông và ban phước cho tất cả chúng con,’ thì nó bắt đầu một lời cầu xin khẩn thiết. Nó nói: ‘Thưa Cha Thiên Thượng, xin ban phước cho con bò Bossy để nó được bình an vô sự.’”

“Ở California, tôi đã kể về sự kiện đó và nói: ‘Thằng bé cần phải biết rằng chúng ta không nhận được mọi thứ mình cầu xin một cách dễ dàng như vậy.’

“Có một bài học cần phải được học, và chính tôi chứ không phải con tôi là người đã học bài học đó. Khi tôi trở về vào tối Chủ Nhật thì Bossy đã ‘được bình an vô sự’” (“Sự Cầu Nguyện và Những Thúc Giục của Thánh Linh’”Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 45).

Anh Mangal Dan Dipty, một tín hữu Giáo Hội ở Ấn Độ, đã nói: “Khi còn là một đứa bé tôi đã tham dự nhà thờ tin lành German Luther thường xuyên. Chúng tôi thường đi lên núi để cầu nguyện với nhau. Vào một ngày mưa, mọi người trong nhóm cầu nguyện bị ướt sũng, và một trong những nhà thuyết giáo đã dâng một lời cầu nguyện nhiệt thành khẩn xin Chúa ngừng cơn mưa lại. Trước sự kinh ngạc của chúng tôi cơn mưa đã tạnh. Đó là sự khởi đầu của đức tin của tôi nơi Thượng Đế và lời cầu nguyện” (“My Journey as a Pioneer from India,” Ensign July 2016, 67).

Để có những câu chuyện khác về lời cầu nguyện, xin xem mục Tiếng Nói Các Thánh Hữu Ngày Sau của tạp chí Liahona.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Đừng sợ sự im lặng. “Những câu hỏi hay cần có thời gian để trả lời. Những câu hỏi này đòi hỏi phải có sự suy ngẫm, tìm kiếm, và soi dẫn. Thời gian các anh chị em dành ra để chờ đợi những câu trả lời cho một câu hỏi có thể là một thời gian thiêng liêng để suy ngẫm. Tránh sự cám dỗ để kết thúc thời gian này quá sớm bằng cách trả lời câu hỏi của mình hoặc nói sang điều khác” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 31).