Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 11–17 tháng Ba. Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; Lu Ca 7; 11: ‘Ấy Đó Là Mười Hai Sứ Đồ Đức Chúa Giê Su Sai Đi’


“Ngày 11–17 tháng Ba. Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; Lu Ca 7; 11: ‘Ấy Đó Là Mười Hai Sứ Đồ Đức Chúa Giê Su Sai Đi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 11–17 tháng Ba. Ma Thi Ơ 10–12; Mác 3; Lu Ca 7; 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô sắc phong cho Phi E Rơ

Ngày 11–17 tháng Ba

Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; Lu Ca 711

“Ấy Đó Là Mười Hai Sứ Đồ Đức Chúa Giê Su Sai Đi”

Việc vừa đọc Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; và Lu Ca 711 vừa nghĩ về các học viên sẽ giúp anh chị em nhận được sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh về điều họ cần. Hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được, và đọc đại cương này để có thêm những sự hiểu biết sâu sắc và các ý kiến để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời một vài học viên chuẩn bị trước để chia sẻ bất kỳ câu hỏi nào họ có về Ma Thi Ơ 11:28–30. (Để có ví dụ về các câu hỏi, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.) Họ đã tìm được những câu trả lời nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 10

Chúa ban cho các tôi tớ của Ngài quyền năng để làm công việc của Ngài.

  • Sự ủy quyền của Đấng Cứu Rỗi cho Các Vị Sứ Đồ có thể giúp chúng ta trong các trách nhiệm cá nhân của mình. Các học viên có thể có được những sự hiểu biết sâu sắc về đề tài này qua việc học tập riêng cá nhân của họ; ví dụ, có một sinh hoạt về đề tài này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Hãy mời họ chia sẻ điều họ đã học hoặc là hoàn tất sinh hoạt đó theo các nhóm nhỏ trong lớp. Mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy quyền năng của Đấng Cứu Rỗi lúc họ làm tròn những sự kêu gọi của mình.

  • Một cách khác giúp các học viên ôn lại Ma Thi Ơ 10 là tìm trong chương này một điều gì đó Đấng Cứu Rỗi đã yêu cầu Các Vị Sứ Đồ làm và vẽ một bức tranh tượng trưng cho điều đó. Họ có thể chia sẻ các bức vẽ của mình và điều họ đã học về sự kêu gọi của Mười Hai Vị Sứ Đồ.

  • Việc học tập sự ủy quyền mà Đấng Ky Tô ban cho Các Vị Sứ Đồ của Ngài trong Ma Thi Ơ 10 giúp các học viên hiểu vai trò của các vị tiên tri và sứ đồ ngày nay như thế nào? Có thể hữu ích để so sánh sự ủy quyền của Đấng Cứu Rỗi cho Mười Hai Vị Sứ Đồ với sự ủy quyền được ban cho Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đầu tiên của gian kỳ này, được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các học viên được ảnh hưởng như thế nào bởi giáo vụ của Các Vị Sứ Đồ tại thế? Hãy làm chứng về sự kêu gọi thiêng liêng của các vị tiên tri và sứ đồ tại thế, và mời các học viên chia sẻ chứng ngôn của họ.

  • Để minh họa sự thật rằng mỗi một người nam nắm giữ chức tư tế có thể truy thẩm quyền của mình ngược lại đến lúc mà Chúa Giê Su sắc phong Các Vị Sứ Đồ của Ngài, hãy mời một người nam nắm giữ chức tư tế chia sẻ hệ thống thẩm quyền của người ấy.

Hình Ảnh
Nhóm Túc Số Mười Hai

Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ thực hiện công việc của Chúa ngày nay.

Ma Thi Ơ 10:17–20

Khi chúng ta phục vụ Chúa, Ngài sẽ soi dẫn cho chúng ta với những điều cần phải nói.

  • Người ta đôi khi cảm thấy sợ sệt khi giảng dạy hoặc nói với những người khác về phúc âm. Nhưng Chúa đã hứa với các môn đồ rằng Ngài sẽ giúp họ biết phải nói gì. Chúng ta cần phải làm gì để nhận được lời hứa giúp đỡ của Chúa cho chính chúng ta? Mời các học viên đọc Ma Thi Ơ 10:19–20; Giáo Lý và Giao Ước 84:85; và Giáo Lý và Giao Ước 100:5–8 để tìm các câu trả lời cho câu hỏi này. Có khi nào Đức Thánh Linh đã giúp anh chị em biết điều cần phải nói không? Anh chị em có thể chia sẻ các kinh nghiệm của mình và mời các học viên chia sẻ kinh nghiệm của họ.

Ma Thi Ơ 12:1–13; Mác 2:23–28

Ngày Sa Bát là một ngày để làm điều tốt.

  • Để giúp giữ ngày Sa Bát được thánh, những người Pha Ri Si đưa ra những luật lệ nghiêm khắc và các truyền thống do con người tạo ra, mà cuối cùng làm lu mờ đi sự hiểu biết của họ về mục đích thật sự của ngày Sa Bát. Liệu những người anh chị em giảng dạy sẽ được lợi ích từ một cuộc thảo luận về việc tại sao Chúa ban cho chúng ta ngày Sa Bát không? Anh chị em có thể mời các học viên ôn lại các câu chuyện trong Ma Thi Ơ 12:1–13Mác 2:23–28 và chia sẻ điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy về ngày Sa Bát (xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Mác 2:26–27 [trong phần phụ lục Sách Hướng Dẫn Thánh Thư]). Những sự hiểu biết sâu sắc nào về ngày Sa Bát mà chúng ta có được từ Xuất Ê Díp Tô Ký 31:16–17; Ê Sai 58:13–14; và Giáo Lý và Giao Ước 59:9–13? Những truyền thống hay luật lệ nào có thể khiến chúng ta xao lãng khỏi mục đích thật sự của ngày Sa Bát?

  • Trong khi người Pha Ri Si nhấn mạnh nhiều luật lệ chi tiết về ngày Sa Bát, Đấng Cứu Rỗi dạy một nguyên tắc cơ bản: “Trong ngày Sa Bát có phép làm việc lành” (Ma Thi Ơ 12:12). Những người sống theo nguyên tắc này thường ít gặp khó khăn để giữ cho ngày Sa Bát được thánh. Những nguyên tắc nào khác giúp các học viên giữ cho ngày Sa Bát được thánh? Tại sao việc giảng dạy các nguyên tắc thì hiệu quả hơn là đặt ra các luật lệ để phát triển sự tự lực về mặt thuộc linh? (xin xem câu phát biểu của Tiên Tri Joseph Smith trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Có những nguyên tắc nào khác mà chúng ta có thể nghĩ ra để giúp chúng ta vâng theo những lệnh truyền của Thượng Đế không? Ví dụ, những nguyên tắc nào có thể giúp các bậc cha mẹ tạo cảm hứng cho con cái để vâng theo Lời Thông Sáng hoặc tìm kiếm lịch sử gia đình?

  • Sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 129-132) và các video về những lời khuyên nhủ của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể được thêm vào cuộc thảo luận về ngày Sa Bát.

  • Có thể hữu ích cho các học viên để xem lại phần “Việc Tuân Thủ Ngày Sa Bát” trong sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Họ có thể đóng vai về cách mà họ có thể giải thích cho một người nào đó không thuộc tín ngưỡng của chúng ta về lý do họ giữ cho ngày Sa Bát được thánh.

Lu Ca 7:36–50

Khi chúng ta được tha thứ tội lỗi, tình yêu thương của chúng ta dành cho Đấng Cứu Rỗi gia tăng.

  • Chúng ta có thể học gì từ tấm gương của người đàn bà và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong Lu Ca 7:36–50 khi chúng ta tìm sự tha thứ cho những tội lỗi của chính mình? Sự hối cải củng cố mối quan hệ của chúng ta với Đấng Ky Tô như thế nào? Chúng ta có thể sử dụng câu chuyện này như thế nào để dạy cho một người nào đó về ý nghĩa của việc tìm kiếm sự tha thứ?

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Anh chị em có thể yêu cầu các học viên đọc các câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13Lu Ca 813 rồi chuẩn bị để chia sẻ trong lớp học tuần tới sự hiểu biết sâu sắc về một nguyên tắc phúc âm mà họ có được từ một trong các câu chuyện ngụ ngôn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; Lu Ca 711

Các phước lành của việc tuân giữ ngày Sa Bát.

Trong một loạt ba video, Anh Cả Jeffrey R. Holland dạy về các phước lành của việc tuân giữ ngày Sa Bát: “Upon My Holy Day—Getting Closer to God,” (Vào Ngày Thánh của Tôi—Đến Gần Thượng Đế Hơn) “Upon My Holy Day—Honoring the Sabbath,” (Vào Ngày Thánh của Tôi—Tôn Trọng Ngày Sa Bát) và “Upon My Holy Day—Rest and Renewal” (Vào Ngày Thánh của Tôi—Nghỉ Ngơi và Đổi Mới) (LDS.org).

Sự ủy quyền cho Các Vị Sứ Đồ ngày sau.

Khi một số các thành viên đầu tiên của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ trong gian kỳ này được kêu gọi, Oliver Cowdery đã trao cho họ một sự ủy quyền tương tự với điều Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho trong Ma Thi Ơ 10. Ông nói:

“’Các anh em sẽ phải đánh bại tất cả những thành kiến của mọi quốc gia. … Do đó, tôi cảnh báo các anh em phải nuôi dưỡng sự khiêm nhường lớn lao, vì tôi biết lòng tự cao của trái tim loài người. Hãy cẩn trọng, kẻo những kẻ phỉnh nịnh của thế gian sẽ kéo các anh em lên. Hãy cẩn trọng kẻo tình cảm của các anh em bị trói buộc trong những vật chất thế gian. Hãy đặt công việc giáo vụ làm trước nhất. … [Là điều] cần thiết để cho các anh em nhận một chứng ngôn từ Thiên Thượng cho chính mình, để mà các anh em có thể đưa ra lời chứng về lẽ thật. …

“… Các anh em cần phải mang sứ điệp này đến với những người tự coi mình là khôn ngoan. Và những kẻ như vậy có thể sẽ ngược đãi các anh em; chúng có thể sẽ muốn đoạt mạng sống của các anh em. Kẻ nghịch thù luôn luôn tìm cách đoạt mạng sống của các tôi tớ của Thượng Đế. Do vậy, các anh em cần phải luôn luôn sẵn sàng để hy sinh mạng sống của các anh em, nếu Thượng Đế đòi hỏi điều đó cho sự tiến triển và xây đắp chính nghĩa của Ngài. …

“Rồi ông cầm tay từng người một và nói: ‘Anh em có tham gia vào giáo vụ này với tất cả tấm lòng, để rao truyền phúc âm với tất cả sự cần mẫn cùng với những người anh em này của mình, thể theo tinh thần và mục đích của trách nhiệm mà anh em đã được nhận không?’ Mỗi người trong số họ đều đồng ý” (in Joseph Smith Papers, Documents, Volume 4: April 1834–September 1835, ed. Matthew C. Godfrey and others [2016], 243–244, 247; spelling and punctuation standardized).

Giảng dạy giáo lý đúng đắn.

Một số người trong một lần nọ đã hỏi Tiên Tri Joseph Smith bằng cách nào ông ấy có thể quản lý quá nhiều người tại Nauvoo một cách hiệu quả. Vị Tiên Tri đã giải thích rằng: “Tôi dạy cho họ các nguyên tắc đúng, và họ tự quyết định lấy” (xin xem Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [2007 ], trang 284).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hứa các phước lành. Khi anh chị em đưa ra lời mời để hành động, hãy làm chứng với các học viên của mình rằng họ sẽ nhận được các phước lành Thượng Đế đã hứa khi họ hành động trong đức tin nơi những lời giảng dạy của Ngài. Các phước lành không nên là động cơ chính yếu cho sự vâng lời, nhưng Cha Thiên Thượng mong muốn ban phước cho tất cả con cái của Ngài. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 35.)

In