Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 18–24 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13: ‘Ai Có Tai, Hãy Nghe!’


“Ngày 18–24 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13: ‘Ai Có Tai, Hãy Nghe!’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 18–24 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

cánh đồng đã sẵn sàng để gặt

Ngày 18–24 tháng Ba

Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 813

“Ai Có Tai, Hãy Nghe!”

Khi anh chị em đọc, hãy nghĩ về những câu hỏi mà các học viên có thể có khi họ cố gắng để hiểu sứ điệp từ các câu chuyện ngụ ngôn. Điều gì có thể khó để hiểu? Làm thế nào việc học tập của anh chị em có thể chuẩn bị cho anh chị em trả lời các câu hỏi của họ?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Ôn lại với cả lớp “Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Tập Thánh Thư Riêng Cá Nhân” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Mời các học viên chia sẻ việc các phương pháp họ đã dùng để học Ma Thi Ơ 13Lu Ca 813.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 13:1–23

Tấm lòng của chúng ta phải được chuẩn bị để nhận được lời của Thượng Đế.

  • Để giúp những người anh chị em giảng dạy hình dung được các sứ điệp của câu chuyện ngụ ngôn người gieo lúa, anh chị em có thể mang một vài hạt giống, một chậu đất, và một chậu đá nhỏ đến lớp. Yêu cầu một học viên gieo một hạt giống vào đất và một hạt vào đá. Hạt nào sẽ lớn tốt hơn, và tại sao? Bài học trực quan này liên quan như thế nào đến câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13:1–23? Làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị tấm lòng mình để nhận được lời của Thượng Đế?

  • Anh chị em có thể sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống để tạo cảm hứng cho các học viên chuẩn bị tấm lòng của họ để nhận được lời của Thượng Đế như thế nào? Anh chị em có thể viết Các Môn ĐồNhững Người Khác lên trên bảng. Mời các học viên đọc Ma Thi Ơ 13:10–17 và tìm ra cách Đấng Cứu Rỗi đã mô tả sự khác nhau giữa các môn đồ của Ngài và những người khác mà đã nghe các câu chuyện ngụ ngôn của Ngài. Rồi yêu cầu các học viên tìm kiếm trong các câu 18–23, cho điều gì có thể khiến cho tai chúng ta trở nên “nặng tai” hoặc mắt chúng ta nhắm lại với những điều thuộc linh. Sự chỉ dẫn nào chúng ta đang nhận được ngày nay từ Thượng Đế và các tôi tớ của Ngài? Trong những cách nào chúng ta đang nuôi dưỡng phần “đất tốt”? (câu 23).

  • Anh chị em có thể mời một vài học viên chuẩn bị sẵn để dạy một phần từ sứ điệp của Anh Cả Dallin H. Oaks “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 32–35). Sứ điệp của ông thêm gì vào sự hiểu biết của chúng ta về câu chuyện ngụ ngôn này?

Ma Thi Ơ 13:24–35, 44–53

Những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê Su giúp chúng ta hiểu sự phát triển, vận mệnh, và giá trị của Giáo Hội của Ngài.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên hiểu về những lẽ thật về Giáo Hội mà đã được dạy trong các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 13? Anh chị em có thể liệt kê một vài câu chuyện ngụ ngôn lên trên bảng (xin xem đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia ĐìnhNhững Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith,trang 293–303). Yêu cầu các nhóm nhỏ học viên học mỗi câu chuyện ngụ ngôn và tìm ra điều họ học về sự phát triển và vận mệnh của Giáo Hội. Một cách để tổng hợp tất cả các ý từ mỗi nhóm là vẽ một vòng tròn lớn lên trên bảng và đặt tên là Giáo Hội của Đấng Ky Tô (“vương quốc của thiên thượng”). Khi mỗi nhóm chia sẻ, họ có thể viết vào bên trong vòng tròn điều họ đã học về sự phát triển và vận mệnh của Giáo Hội.

    người đánh cá bằng một cái lưới

    Nước thiên đàng giống như cái lưới của một người đánh cá.

  • Chúng ta học được điều gì về giá trị của việc thuộc về Giáo Hội từ những câu chuyện ngụ ngôn về của báu trong đám ruộng và hột châu quí giá, mà được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 13:44–46? Một số học viên (hoặc những người họ biết) có thể đã phải hy sinh—dù lớn hay nhỏ—để trở thành tín hữu của Giáo Hội. Mời các học viên chia sẻ những điều họ đã hy sinh hoặc thấy những người khác hy sinh để có thể được thuộc về Giáo Hội. Kết quả là các phước lành nào đã đến? Xem xét việc chia sẻ câu chuyện của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley về người sĩ quan hải quân trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Mời các học viên suy ngẫm điều họ cảm thấy được thúc giục để hy sinh cho Giáo Hội.

Ma Thi Ơ 13:24–30, 37–43

Vào lúc tận thế, Chúa sẽ quy tụ người ngay chính và hủy diệt kẻ tà ác.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên rút ra được các bài học từ truyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng mà sẽ giúp họ vẫn tiếp tục là Các Thánh Hữu Ngày Sau trung tín? Hãy bắt đầu bằng cách mời một học viên tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn cùng phần diễn giải của truyện. Có thể hữu ích để trưng bày một bức hình về lúa mì và cỏ lùng từ đại cương tuần này có trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Có những bài học nào từ truyện ngụ ngôn này dành cho chúng ta ngày nay? Tại sao là quan trọng để biết rằng Chúa cho phép Các Thánh Hữu của Ngài “cùng lớn lên” (Ma Thi Ơ 13:30) với kẻ tà ác cho đến mùa gặt? Làm thế nào chúng ta có thể giữ đức tin của mình được mạnh mẽ trong môi trường này, khi sự tà ác ở khắp xung quanh chúng ta? Giáo Lý và Giao Ước 86 mang thêm sự hiểu biết sâu sắc về cách áp dụng cho ngày nay từ câu chuyện ngụ ngôn này.

  • Câu phát biểu của Anh Cả L. Tom Perry trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” đề nghị rằng cỏ lùng có thể tiêu biểu cho “những cách thức tà ác và của thể gian” mà xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta. Để giúp các học viên suy ngẫm cách họ có thể phân biệt loại cỏ lùng về mặt thuộc linh này, hãy viết lên trên các mảnh giấy một số lẽ thật phúc âm và một vài ý kiến hay sự thực hành sai lầm của thế gian. Để những mảnh giấy chung với nhau vào một hộp. Rồi yêu cầu các học viên chọn một vài mảnh giấy và thảo luận cái nào là lẽ thật và cái nào là điều sai trái. (Nhiều lẽ thật và điều sai trái được nhận ra trong các bài nói chuyện đại hội trung ương; anh chị em có thể tìm các ý kiến ở đó.) Làm thế nào chúng ta có thể làm theo lời khuyên nhủ của Anh Cả Perry để “nuôi dưỡng điều tốt lành” trong cuộc sống của mình?

biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Anh chị em có thể nhắc rằng bài đọc tuần sau kể về những người đã đi theo Chúa Giê Su nhưng rồi “không đi với Ngài nữa” (Giăng 6:66). Nói với các học viên rằng họ có thể tìm được những sự hiểu biết sâu sắc mà có thể giúp họ và những người khác vẫn tiếp tục trung thành với Đấng Cứu Rỗi.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 813

“Phúc âm là chân chính, phải không?”

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã chia sẻ một kinh nghiệm mà ông đã có với một sĩ quan hải quân từ Châu Á là người mới gia nhập vào Giáo Hội:

“Anh ấy được giới thiệu với tôi ngay trước khi anh định quay về quê hương mình. Chúng tôi nói chuyện về [các lẽ thật phúc âm], và rồi tôi nói: ‘Dân tộc của anh không phải là Những Người Ky Tô Giáo. Điều gì sẽ xảy ra khi anh quay về nhà với tư cách một Ky Tô Hữu, mà cụ thể hơn, là một Ky Tô Hữu Mặc Môn?’

“Vẻ mặt anh ấy tối sầm lại, và anh trả lời: ‘Gia đình tôi sẽ thất vọng. Họ có thể đuổi tôi ra và coi như tôi đã chết. Còn về tương lai và sự nghiệp của tôi thì tất cả cơ hội đều có thể đóng lại đối với tôi.’

“Tôi hỏi: ‘Anh có sẵn lòng trả một cái giá đắt như vậy cho phúc âm không?’

“Đôi mắt đen của anh, rơm rớm nước mắt, lại ngời sáng lên … khi anh đáp: ‘Phúc âm là chân chính, phải không?’

“Cảm thấy xấu hổ khi đã hỏi câu hỏi đó, tôi trả lời: ‘Đúng vậy, phúc âm là chân chính.’

“Khi điều đó được khẳng định, người ấy đáp: ‘Vậy thì có điều gì khác là quan trọng nữa đâu?’” (“It’s True, Isn’t It?” Ensign, July 1993, 2).

Chúng ta nên nuôi dưỡng điều tốt lành.

Anh Cả L. Tom Perry đã dạy rằng: “Kẻ thù muôn thuở của nhân loại đã tìm ra nhiều chiến lược mà nó có thể nghĩ ra được để gieo rắc cỏ lùng ở khắp nơi. Nó đã tìm ra những cách để chúng lọt vào ngay cả ngôi nhà thiêng liêng của chúng ta. Những cách thức tà ác và của thế gian đã trở nên quá phổ biến đến nỗi dường như không có cách nào thực sự để diệt chúng. Những cách thức tà ác đó đến bằng các phương tiện kỹ thuật vào chính các thiết bị mà chúng ta đã phát triển để giáo dục và giải trí cho mình. Lúa mì và cỏ lùng đã cùng mọc lên gần nhau. Một người quản lý có trách nhiệm đối với cánh đồng, với tất cả khả năng của mình, cần phải nuôi dưỡng điều gì là tốt và làm cho nó mạnh mẽ và đẹp đẽ để cỏ lùng sẽ không có sức hấp dẫn cho mắt thấy hay tai nghe.” (“Tìm Kiếm Sự Bình An Lâu Dài và Xây Đắp Gia Đình Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 44).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Tập trung việc giảng dạy của anh chị em vào giáo lý. Hãy đảm bảo các cuộc thảo luận của lớp học tập trung vào giáo lý nền tảng trong thánh thư. Anh chị em có thể làm như vậy bằng cách yêu cầu các học viên đọc trước thánh thư, lấy thánh thư làm trọng tâm trong các cuộc thảo luận trong lớp, và yêu cầu các học viên chia sẻ chứng ngôn của họ về giáo lý chân chính. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20–21.)