“Ngày 4–10 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5: ‘Thần của Chúa Ngự trên Ta’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 4–10 tháng Hai. “Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 4–10 tháng Hai
Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5
“Thần của Chúa Ngự trên Ta”
Khi anh chị em học Ma Thi Ơ 4 và Lu Ca 4–5, hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình. Việc này mời sự mặc khải về cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu của lớp học. Anh chị em cũng có thể cân nhắc việc sử dụng Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình cũng như đại cương này để tìm các ý kiến bổ sung.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Bài đọc tuần này gồm có câu này: “Mọi người đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán” (Lu Ca 4:32; xin xem thêm Mác 1:22). Những câu thánh thư nào mà các học viên có thể chia sẻ từ những chương này mà đã giúp họ cảm thấy quyền năng giáo lý đó dành cho chính họ?
Giảng Dạy Giáo Lý
Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta quyền năng và phương tiện để chống lại cám dỗ.
-
Câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi chống lại Sa Tan có thể giúp các học viên nhận ra những cách thức theo đó Sa Tan cố gắng cám dỗ họ. Các học viên có thể chọn một trong những cám dỗ trong Ma Thi Ơ 4:1–11 hoặc Lu Ca 4:1–13 và nghĩ về một loại cám dỗ ở thời hiện đại mà có liên quan (các câu phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích). Tại sao là điều hữu ích để biết rằng Đấng Cứu Rỗi đối mặt với các cám dỗ tương tự với các cám dỗ mà chúng ta đối mặt ngày nay? Tại sao Đấng Ky Tô đã có thể chống lại cám dỗ? Để có những ví dụ khác trong thánh thư về những người đã chống lại Sa Tan, xin xem Sáng Thế Ký 39:7–20; 2 Nê Phi 4:16–35; và Môi Se 1:10–22.
-
Một cách để khích lệ cuộc thảo luận về Ma Thi Ơ 4:1–11 và Lu Ca 4:1–13 có thể là viết hai câu hỏi lên trên bảng: Chúng ta học được điều gì về Đấng Ky Tô qua câu chuyện này? và Chúng ta học được điều gì về Sa Tan? Rồi mời các học viên tìm kiếm các đoạn thánh thư để có các câu trả lời cho những câu hỏi này và viết các câu trả lời của họ lên trên bảng.
-
Điều gì đã có thể giúp lớp học của anh chị em chống lại cám dỗ? Anh chị em có thể yêu cầu các học viên ôn lại các trường hợp trong Ma Thi Ơ 4:1–11 hoặc Lu Ca 4:1–13 khi mà sự hiểu biết của Đấng Cứu Rỗi về thánh thư đã giúp Ngài đối đáp với Sa Tan (bằng cách nói rằng: “Có lời chép rằng”). Cho các học viên thời gian để tìm và chia sẻ các câu thánh thư mà có thể củng cố họ khi họ bị cám dỗ. (Để có các ý kiến, họ có thể tìm trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư với từ “Cám dỗ.”)
Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si tức là Đấng đã được tiên tri.
-
Để giúp các học viên hiểu hơn về câu chuyện này, anh chị em có thể giải thích rằng cả hai danh xưng Đấng Mê Si và Đấng Ky Tô đều có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu.” Khi họ đọc Lu Ca 4:18–21, hãy yêu cầu họ suy nghĩ về ý nghĩa của việc nói rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Đấng Mê Si, hoặc Đấng Chịu Xức Dầu. Họ có thể thấy hữu ích khi đọc “Đấng Chịu Xức Dầu” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Bằng cách nào Chúa Giê Su tuyên phán rằng Ngài là Đấng Mê Si trong thời nay? Mời các học viên chia sẻ việc làm thế nào họ biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của họ.
-
Có lẽ có một số bài học hữu ích khi tìm hiểu tại sao người Na Xa Rét đã không chấp nhận Chúa Giê Su là Đấng Mê Si mà đã được tiên tri. Một cách để làm điều này có thể là so sánh thái độ của họ với thái độ của người đàn bà góa ở Sa Rép Ta và Na A Man trong Kinh Cựu Ước. Anh chị em có thể liên lạc trước với một vài học viên và yêu cầu họ chuẩn bị sẵn phần tóm tắt cho mỗi câu chuyện này (xin xem 1 Các Vua 17:8–24; 2 Các Vua 5:1–17; Lu Ca 4:16–30). Những câu chuyện này dạy cho chúng ta điều gì về các phép lạ và cách đáp ứng với những người tôi tớ của Thượng Đế? Các học viên có thấy bất kỳ sứ điệp nào dành cho các tín hữu của Giáo Hội ngày nay từ những lời Đấng Cứu Rỗi phán cùng người dân Na Xa Rét không?
Ma Thi Ơ 4:18–22; Lu Ca 5:1–11
Lệnh truyền đi theo Đấng Ky Tô có nghĩa là chấp nhận ý muốn của Ngài và từ bỏ ý muốn của chính chúng ta.
-
Đôi khi chỉ thị mà Chúa ban cho chúng ta không rõ ràng lúc đầu. Các học viên có thể tìm trong Lu Ca 5:1–11, xem điều mà Đấng Cứu Rỗi đã đòi hỏi từ Phi E Rơ và tại sao Phi E Rơ có lẽ đã nghi ngờ những chỉ thị của Ngài. Làm thế nào kinh nghiệm này đã ảnh hưởng đến những quan điểm của Phi E Rơ về Đấng Cứu Rỗi và bản thân ông ấy? Anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm mà qua đó cho thấy đức tin của họ nơi sự hướng dẫn thiêng liêng, mặc cho không có một sự hiểu biết hoàn toàn. Kết quả là gì khi họ thực hành đức tin của mình?
-
Cũng như những người đánh cá “bỏ hết thảy” mà theo Chúa Giê Su Ky Tô (Lu Ca 5:11), có những điều chúng ta phải từ bỏ để trở thành các môn đồ của Ngài. Đoạn thánh thư Ma Thi Ơ 4:18–22 ngụ ý gì về các thái độ và đức tin của Phi E Rơ, Anh Rê, Gia Cơ, và Giăng? Có thể hữu ích để mang một cái vợt bắt cá vào lớp và mời các học viên viết xuống những điều họ sẵn sàng từ bỏ hoặc đã từ bỏ để theo Đấng Ky Tô và bỏ chúng vào trong vợt. Hãy cân nhắc việc mời một vài học viên chia sẻ về cuộc sống của họ đã thay đổi như thế nào khi họ chọn để bỏ hết thảy mà theo Đấng Cứu Rỗi.
Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà
Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc Giăng 2–4 trong suốt tuần tới, anh chị em có thể yêu cầu họ suy ngẫm xem được “sinh lại” có nghĩa là gì. Hãy nói với họ rằng bài đọc của tuần sau sẽ giúp họ trả lời câu hỏi này.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Chúa Giê Su là Đấng Mê Si.
“Jesus Declares He Is the Messiah” (Chúa Giê Su Tuyên Phán Ngài là Đấng Mê Si) (video, LDS.org)
Các loại cám dỗ.
Sau khi nói về các loại cám dỗ mà Đấng Cứu Rỗi đã phải đối mặt trong đồng vắng, Chủ Tịch David O. McKay đã dạy rằng:
Mỗi cám dỗ đến với anh chị em và tôi thuộc vào một trong ba loại:
(1) Một cám dỗ về lòng ham muốn hoặc đam mê;
(2) Một sự nhượng bộ cho tính kiêu ngạo, thời trang, hoặc những điều hão huyền;
(3) Một khao khát về sự giàu có của thế gian hoặc quyền lực và sự thống trị trên các quốc gia hoặc những tài sản của loài người” (Teachings of Presidents of the Church: David O. McKay [2003], trang 82).
Nói về kinh nghiệm của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 4, Anh Cả Jeffrey R. Holland dạy rằng:
“’Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi.’ …
“Sự cám dỗ này không nằm ở việc ăn. … Sự cám dỗ này, ít nhất trong phần tôi muốn tập trung vào, là về việc làm theo cách này, để có được bánh cho Ngài—cho sự thỏa mãn về thể chất, cho khuây khỏa lòng ham muốn của con người của Ngài—theo một cách dễ dàng, bằng việc lạm dụng quyền năng và không sẵn lòng chờ đợi đến đúng kỳ định và đúng cách thức. …
“’Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống’ từ nóc đền thờ này đi. …
“Sự cám dỗ ở đây thậm chí còn tinh vi hơn sự cám dỗ đầu tiên. Đó là một loại cám dỗ về tinh thần, về một khát khao riêng tư mà còn thực tế hơn cả nhu cầu về bánh. Liệu Thượng Đế sẽ cứu Ngài không? … Tại sao không nhận lấy sự xác nhận thuộc linh, thu được một giáo đoàn trung thành, và trả lời con yêu quỷ thích hỏi vặn này—chỉ bằng một lời thỉnh cầu quyền năng của Thượng Đế? …
“Nhưng Chúa Giê Su từ chối cám dỗ này về tinh thần. Từ chối và chống lại cũng là một phần của sự chuẩn bị thiêng liêng. … Ngay cả Vị Nam Tử của Thượng Đế cũng phải chờ đợi. Đấng Cứu Chuộc là Đấng sẽ không bao giờ ban xuống ân điển tầm thường cho những người mà sẽ không cầu xin bất cứ điều gì cho chính mình. …
“… ‘Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy.’
“Sa Tan … [hỏi]: ‘Cái giá của ngươi là gì? Ngươi cưỡng lại bánh tầm thường. Ngươi cưỡng lại màn kịch về Đấng Mê Si hào nhoáng, nhưng không người nào có thể cưỡng lại sự giàu có của thế gian này. Hãy nói ra cái giá ngươi muốn.’ Sa Tan đang hành động dưới ‘tín điều’ bất trung đầu tiên của nó—một niềm tin dứt khoát rằng ta có thể mua bất cứ thứ gì trên thế gian này bằng tiền.
“Một ngày nào đó, Chúa Giê Su sẽ cai trị thế gian. Ngài sẽ cai quản mọi lãnh địa và quyền lực trên nó. Ngài sẽ là Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa. Nhưng không phải theo cách này” (“The Inconvenient Messiah,” Ensign, Feb. 1984, 68–71).