Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp’


“Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô đón mừng mọi người vào Ngày Tái Lâm

The City Eternal (Thành Phố Vĩnh Cửu), tranh do Keith Larson họa

Ngày 23–29 tháng Mười Hai

Khải Huyền 12–22

“Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”

Cuộc chiến giữa người tốt và quỷ dữ được mô tả trong Khải Huyền dạy cho anh chị em điều gì về tầm quan trọng của việc theo Đấng Ky Tô nơi đây trên thế gian? Sau khi suy ngẫm nguyên tắc này, hãy xem xét nhu cầu của các học viên của anh chị em. Những lẽ thật nào từ Khải Huyền có thể giúp họ đưa ra những sự lựa chọn ngay chính?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Khi các học viên học đến phần cuối Kinh Tân Ước, hãy khuyến khích họ chia sẻ những suy nghĩ của họ về Kinh Tân Ước. Việc học thánh thư đã củng cố chứng ngôn của họ như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Khải Huyền 12:7–11

Chúng ta chiến thắng Sa Tan “bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của [chúng ta].”

  • Việc học về Chiến Tranh trên Thiên Thượng có thể giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống trên trần thế. Các học viên có thể đọc Bản Dịch Joseph Smith, Khải Huyền 12:7–11 (trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư) và nhận ra chúng ta chiến thắng Sa Tan và quân của nó trong Chiến Tranh trên Thiên Thượng. Chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc nào khác từ mục Chiến Tranh trên Thiên Thượng trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư?   Chúng ta học được điều gì mà có thể giúp chúng ta chiến thắng kẻ nghịch thù trong cuộc sống hữu diệt của chúng ta?

  • Ý nghĩa của việc Chiên Con “đã bị giết từ buổi sáng thế” là gì? (Khải Huyền 13:8; xin xem thêm Khải Huyền 5:6). Hãy cân nhắc việc giúp các học viên tìm những câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách đọc Mô Si A 3:13Môi Se 7:47 cùng cả lớp. Ý nghĩa của việc chiến thắng Sa Tan “bởi huyết Chiên Con” là gì? (Khải Huyền 12:11).

Khải Huyền 17–18

Chúng ta phải tách mình ra khỏi sự tà ác của thế gian.

  • Dù không đặc biệt thoải mái khi đọc về sự tà ác của Ba Bi Lôn và sự sụp đổ của thành đó trong Khải Huyền 17–18, nhưng điều đó để làm bài học bởi vì Ba Bi Lôn có thể là biểu tượng cho thế gian tà ác nơi chúng ta đang sống ngày nay. Có lẽ anh chị em có thể chia những chương này cho các nhóm nhỏ học viên và yêu cầu họ tìm câu trả lời cho những câu hỏi như sau: Tại sao người ta bị thu hút đến Ba Bi Lôn, hoặc vật chất thế gian? Tại sao Ba Bi Lôn là nơi nguy hiểm? Điều gì sẽ xảy ra cho Ba Bi Lôn? Giăng đã đưa ra những lời cảnh báo nào để giúp chúng ta tránh được số phận của Ba Bi Lôn?

  • Sau khi đọc Khải Huyền 18:4, các học viên có thể muốn thảo luận cách họ có thể “ra khỏi” Ba Bi Lôn và “[không] dự phần tội lỗi với nó.” Ví dụ, những thánh thư hay sứ điệp nào từ các vị lãnh đạo Giáo Hội giúp chúng ta chống lại những cám dỗ của Ba Bi Lôn, hay của thế gian? Hãy cân nhắc việc đọc câu phát biểu của Anh Cả Quentin L. Cook trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các học viên có thể chia sẻ những ý kiến nào về cách áp dụng hai nguyên tắc mà Anh Cả Cook đề cập đến? Trong ý nghĩa nào chúng ta “ra khỏi” Ba Bi Lôn? (xin xem, để có ví dụ, GLGƯ 133:12–14). Chúng ta có thể làm gì để khuyến khích người khác làm giống như vậy?

Khải Huyền 19:5–20:15

Chúng ta có thể chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm và Ngày Phán Xét của Chúa.

  • Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô thường được gọi là “ngày lớn và kinh khiếp của Chúa” (Giô Ên 2:31), và theo Khải Huyền 19–20, đó dường như là một lời mô tả đúng. Hãy cân nhắc việc viết lên trên bảng một số sự kiện được mô tả trong Khải Huyền 19:5–20:15. Mời các học viên tìm những câu thánh thư mô tả những sự kiện này. Tại sao những sự kiện này được gọi là lớn và kinh khiếp? Chúng ta có thể học điều gì từ các câu này về Đấng Cứu Rỗi và những người theo Ngài? Chúng ta có thể làm gì bây giờ để ở giữa những người sẽ vui mừng vào lúc Ngài đến?

  • Để tạo cảm hứng cho một cuộc thảo luận về sách sự sống, anh chị em có thể mời các học viên tạo ra một quyển sách đơn giản bằng cách gấp một mảnh giấy làm bốn. Rồi họ có thể đọc Khải Huyền 20:12–15, suy ngẫm điều họ muốn viết về bản thân trong sách sự sống, và viết những điều đó trong sách của họ. (Các định nghĩa cho “sách sự sống” có thể được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng ta được gọi đến trước ngai của Thượng Đế hôm nay? Hãy cân nhắc việc sử dụng sứ điệp của Anh Cả Jörg Klebingat, “Đến Gần Ngai của Thượng Đế với Sự Tin Tưởng” (Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 34–37) như là một phần của cuộc thảo luận. Anh chị em cũng có thể ôn lại sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland, “Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn” (Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 40–42). Những sứ điệp này đóng góp điều gì vào cuộc thảo luận về việc chuẩn bị cho Ngày Phán Xét?

Khải Huyền 21:1–22:5

Nếu chúng ta trung tín, chúng ta sẽ được ban phước với vinh quang thượng thiên.

  • Mặc dù những ngày sau được tiên đoán sẽ có đầy sự tà ác và hiểm nguy, nhưng phần thưởng mà Giăng đã thấy dành cho người trung tín vượt xa nỗi đau khổ xảy đến trước đó. Để giúp các học viên khám phá phần kết thúc tuyệt diệu của sách Khải Huyền, anh chị em có thể mời họ ôn lại Khải Huyền 21:1–22:5, tìm kiếm các cụm từ mà soi dẫn cho họ nỗ lực đạt được vinh quang thượng thiên. Những lời hứa nào được dành cho người trung tín? Lời mô tả này giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta đối mặt với những thử thách và khó khăn hiện tại?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để tạo cảm hứng cho các học viên học Sách Mặc Môn trong năm sau—học riêng cá nhân và với gia đình họ—hãy chia sẻ một số lời hứa từ các vị tiên tri.

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley: “Tôi không ngần ngại mà hứa với các anh chị em rằng nếu mỗi anh chị em chịu [đọc Sách Mặc Môn], bất chấp bao nhiêu lần các anh chị em có thể đã đọc [sách đó] trước đây, thì cũng sẽ có thêm Thánh Linh của Chúa vào cuộc sống và vào nhà của các anh chị em, một quyết tâm được củng cố để tuân theo các lệnh truyền của Ngài, và một chứng ngôn mạnh mẽ hơn về sự thực tế về Vị Nam Tử hằng sống của Thượng Đế” (“A Testimony Vibrant and True,” Ensign, tháng Tám năm 2005, trang 6).

Chủ Tịch Thomas S. Monson: “Tôi khẩn nài mỗi người chúng ta nên thành tâm học tập và suy ngẫm Sách Mặc Môn mỗi ngày. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ có khả năng nghe được tiếng nói của Thánh Linh, chống lại cám dỗ, khắc phục nỗi nghi ngờ và sợ hãi, và nhận được sự giúp đỡ của Thiên Thượng trong cuộc sống của chúng ta.” (“Quyền Năng của Sách Mặc Môn,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 87).

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Khải Huyền 12–22

Chọn điều ngay chính thay vì sự tà ác của Ba Bi Lôn.

Anh Cả Quentin L. Cook dạy rằng:

“Chúng ta không thể tránh được những ảnh hưởng của thế gian. Nhưng một cuộc sống xa lánh thế gian không phải là câu trả lời. Theo một nghĩa tích cực, sự đóng góp của chúng ta cho thế gian là một phần của thử thách của chúng ta và là cần thiết nếu chúng ta cần phải phát triển các ân tứ của mình. … Các tín hữu của Giáo Hội cần tham gia vào thế gian theo một cách tích cực. Rồi làm thế nào chúng ta cân bằng được nhu cầu của việc đóng góp tích cực cho thế gian mà không nhượng bộ các tội lỗi trần thế? (Xin xem GLGƯ 25:10; GLGƯ 59:9.) Có hai nguyên tắc mà sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể.

“1. Hãy để cho người ta biết anh chị em là một Thánh Hữu Ngày Sau đầy cam kết. …

“2. Hãy tin tưởng và sống theo các niềm tin của anh chị em” (“Lessons from the Old Testament: In the World but Not of the World,” Ensign, tháng Hai năm 2006, trang 54–55).

Sách sự sống.

Phi Líp 4:3; Khải Huyền 3:5; 17:8; 2 Nê Phi 29:11; An Ma 5:58; Giáo Lý và Giao Ước 127:6–7, 9; 128:6–7.

“Theo ý nghĩa thông thường thì sách sự sống là tất cả ý nghĩ và hành động của một người—biên sử về cuộc sống của người ấy. Tuy nhiên, thánh thư cũng còn ám chỉ rằng một biên sử thiên thượng được ghi chép về những người trung tín, kể cả tên họ và những việc làm ngay chính của họ” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Sách Sự Sống”).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Không sao khi nói: “Tôi không biết.” “Mặc dù việc muốn trả lời mọi câu hỏi là điều tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp là điều thích đáng để chỉ cần nói: ‘Tôi không biết. Chúng ta hãy tự mình nghiên cứu câu hỏi đó trong tuần này, và chúng ta có thể thảo luận nó lần tới’” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 24). Rồi yêu cầu các học viên tìm kiếm trong các thánh thư và những nguồn tài liệu khác của Giáo Hội để có câu trả lời.

In