Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 25 tháng Mười Một–ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ: ‘Vui Mừng Lắm Một Cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển’


“Ngày 25 tháng Mười Một–ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ: ‘Vui Mừng Lắm Một Cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 25 tháng Mười Một–ngày 1 tháng Mười Hai. 1 và 2 Phi E Rơ,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô thuyết giảng phúc âm trong thế giới linh hồn

Christ Preaching in the Spirit World (Đấng Ky Tô Thuyết Giảng trong Thế Giới Linh Hồn), tranh do Robert T. Barrett họa

Ngày 25 tháng Mười Một–ngày 1 tháng Mười Hai

1 và 2 Phi E Rơ

“Vui Mừng Lắm Một Cách Không Xiết Kể và Vinh Hiển”

Hãy nhớ rằng mục đích của anh chị em là giảng dạy học viên, không phải chỉ trình bày một bài học. Khi anh chị em đọc Bức Thư của Phi E Rơ, hãy nghĩ về từng học viên một. Các nguyên tắc nào sẽ giúp họ xây đắp đức tin của họ?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy viết các tiêu đề 1 Phi E Rơ2 Phi E Rơ lên trên bảng. Cho các học viên thời gian để ôn lại các chương này, và mời họ viết ở phía dưới các tiêu đề này những từ hoặc cụm từ trong các chương thánh thư mà họ tìm thấy có ý nghĩa. Rồi sử dụng bản liệt kê này để mời mọi người chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Phi E Rơ 1:3–9; 2:19–24; 3:14–17; 4:12–19

Tôi có thể tìm thấy niềm vui trong những thời gian thử thách và đau khổ.

  • Để giúp những người anh chị em giảng dạy hiểu và áp dụng tốt hơn lời khuyên dạy của Phi E Rơ về việc tìm niềm vui trong những hoàn cảnh khó khăn, anh chị em có thể cho các học viên những mảnh giấy và yêu cầu họ viết một cụm từ trong 1 Phi E Rơ 1:3–9; 2:19–24; 3:14–17; 4:12–19 mà có thể giúp họ trong những lúc thử thách hoặc khó khăn. Trên mặt sau của mảnh giấy, họ có thể viết về một thời gian thử thách khi họ cảm thấy bình an hoặc niềm vui. Một số người tình nguyện có thể chia sẻ cụm từ và kinh nghiệm của họ, và rồi các học viên có thể thảo luận điều họ học được.

  • Một cách khác để ôn lại lời khuyên dạy của Phi E Rơ trong 1 Phi E Rơ 1:3–9; 2:19–24; 3:14–17; 4:12–19 là mời các học viên nghĩ về một ai đó họ biết mà đang trải qua một thử thách. Cho họ thời gian trong lớp để viết một lá thư cho người đó, mà trong đó có các lẽ thật từ những câu thánh thư này mà sẽ khích lệ người đó (xin xem thêm GLGƯ 121:1–8; 123:17). Rồi các học viên có thể nói về những lẽ thật họ đã chọn.

1 Phi E Rơ 1:13–20; 2:1–12

Chúng ta được kêu gọi để làm “dân Đức Chúa Trời.”

  • Là tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô, chúng ta được kêu gọi noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Điều này có nghĩa rằng những lựa chọn của chúng ta sẽ thường khác với những lựa chọn của người khác. Làm thế nào những lời dạy của Phi E Rơ trong 1 Phi E Rơ 1:13–20; 2:1–12 có thể giúp các học viên hiểu rõ hơn sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi và mong muốn được trở nên giống như Ngài hơn? Có lẽ anh chị em có thể mời các học viên tìm kiếm trong những câu thánh thư này các mô tả về ý nghĩa của việc là “dân Đức Chúa Trời” (1 Phi E Rơ 2:10) và rồi thảo luận điều họ tìm ra. Anh chị em có thể giải thích rằng từ “thuộc về” trong 1 Phi E Rơ 2:9 có nghĩa “được mua” hoặc “được bảo tồn.” Từ này dạy cho chúng ta điều gì về cách Thượng Đế cảm thấy về chúng ta và cách Ngài muốn chúng ta sống theo?

1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6

Phúc âm được thuyết giảng cho người chết để họ có thể được phán xét công bằng.

  • Bức Thư Đầu Tiên của Phi E Rơ có một trong số ít phần tham khảo trong Kinh Thánh về chuyến thăm của Chúa Giê Su Ky Tô đến thế giới linh hồn sau cái chết của Ngài—một sự kiện mà sự mặc khải hiện đại giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ hơn. Để giúp các học viên đào sâu sự hiểu biết của họ về thế giới linh hồn, anh chị em có thể mời họ đọc các câu thánh thư sau đây và viết điều họ học được lên trên bảng: Giăng 5:25; 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6; An Ma 40:7–14, 21; Giáo Lý và Giao Ước 138:11–32.

    Các câu phát biểu được cung cấp trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cho thấy rằng chuyến thăm của Đấng Ky Tô đến thế giới linh hồn được hiểu và giảng dạy không chỉ bởi Các Sứ Đồ của Ngài mà còn bởi các thầy giảng Ky Tô Giáo ban đầu. Việc biết rằng sự hiểu biết này đã bị mất trong Sự Đại Bội Giáo và được phục hồi trong thời của chúng ta có thể giúp các học viên củng cố chứng ngôn của họ về Joseph Smith và Sự Phục Hồi phúc âm.

  • Một cuộc thảo luận về 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6 có thể giúp soi dẫn các học viên để tham gia trọn vẹn hơn vào lịch sử gia đình và công việc đền thờ. Để làm điều này, anh chị em có thể chia lớp học thành ba nhóm và đưa cho mỗi nhóm một trong các câu hỏi sau đây về sự cứu chuộc người chết: Vai trò của Đấng Cứu Rỗi là gì trong việc cứu chuộc người chết? Vai trò của những người đã chết là gì—cả người thành tín lẫn người đã chết mà không có sự hiểu biết về phúc âm? Vai trò của chúng ta là gì? Yêu cầu mỗi nhóm ôn lại 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6; Giáo Lý và Giao Ước 128:17–18; 138:11–32, 57–59, cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của họ. Yêu cầu mỗi nhóm chia sẻ điều họ học được, và cân nhắc việc chia sẻ câu trích dẫn của Anh Cả D. Todd Christofferson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Chúng ta đã chứng kiến những phước lành nào khi tham gia vào việc mang lại sự cứu rỗi cho các tổ tiên đã qua đời của chúng ta?

2 Phi E Rơ 1:1–11

Qua quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể phát triển bản tính thiêng liêng của mình.

  • Để khuyến khích những người anh chị em giảng dạy nỗ lực để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn, anh chị em có thể mời họ nhận ra các đức tính giống như Đấng Ky Tô được mô tả trong 2 Phi E Rơ 1:1–11. Cân nhắc việc viết các đức tính này lên trên bảng và yêu cầu các học viên định nghĩa các đức tính này. Sau đó, các học viên có thể thảo luận cách phát triển một đức tính mà đưa đến sự phát triển các đức tính khác. Cung cấp thời gian cho họ suy ngẫm xem họ muốn phát triển đức tính nào một cách trọn vẹn hơn (xin xem thêm Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 145).

Hình Ảnh
một tấm thảm thêu tinh xảo

Mỗi đức tính giống như Đấng Ky Tô mà chúng ta phát triển giúp chúng ta dệt nên một tấm thẩm thêu thuộc linh của vai trò môn đồ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng các học viên sẽ học Các Bức Thư của Giăng trong tuần kế tiếp. Những bức thư này giúp chỉnh sửa những lời giảng dạy sai về Chúa Giê Su Ky Tô và có thể củng cố chứng ngôn của chúng ta về sự xác thật là Đấng Cứu Rỗi hằng sống.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

1 và 2 Phi E Rơ

Công việc cứu chuộc người chết làm chứng về sứ mệnh của Đấng Ky Tô.

Anh Cả D. Todd Christofferson dạy rằng:

“Các chuyên gia thần học Ky Tô Giáo đã vật lộn với câu hỏi này từ lâu: Số phận của hàng tỉ người không kể xiết đã sống và chết đi mà không có sự hiểu biết về Chúa Giê Su sẽ ra sao? Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến sự hiểu biết về cách những người chết mà chưa chịu phép báp têm được cứu chuộc và cách Thượng Đế có thể là ‘một Thượng Đế hoàn hảo, công bình, và cũng là một Thượng Đế đầy lòng thương xót’ [An Ma 42:15].

“Trong khi còn sống, Chúa Giê Su đã tiên tri rằng Ngài cũng sẽ thuyết giảng cho người chết [xin xem Giăng 5:25]. Phi E Rơ cho chúng ta biết điều này đã xảy ra trong khoảng thời gian giữa Sự Đóng Đinh và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi [xin xem 1 Phi E Rơ 3:18–19]. Chủ Tịch Joseph F. Smith đã chứng kiến qua khải tượng rằng Đấng Cứu Rỗi đã đến thăm thế giới linh hồn [xin xem GLGƯ 138:30, 33]. …

“Mối quan tâm của chúng ta về việc cứu chuộc người chết, và thời gian cùng những nguồn phương tiện mà chúng ta dành cho sự cam kết ấy, thì, trên tất cả, là một sự bày tỏ lời chứng của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô. Nó tạo ra một lời tuyên bố cũng mạnh mẽ như điều chúng ta có thể đưa ra về thiên tính và sứ mệnh của Ngài. Nó làm chứng, trước nhất, về Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô; thứ hai, về ảnh hưởng vô tận của Sự Chuộc Tội của Ngài; thứ ba, về việc Ngài là nguồn cứu rỗi duy nhất; thứ tư, về việc Ngài đã thiết lập các điều kiện cho sự cứu rỗi; và thứ năm, về việc Ngài sẽ tái lâm” (“The Redemption of the Dead and the Testimony of Jesus,” Liahona, tháng Mười Một năm 2000, trang 9–10).

Các bài viết của các thầy giảng Ky Tô Giáo ban đầu (thế kỷ thứ nhất đến thể kỷ thứ ba) về việc thuyết giảng cho người chết.

Origen: “Khi [Chúa Giê Su] trở thành một linh hồn, không còn thể xác bên ngoài, Ngài ngự xuống giữa những linh hồn mà không có thể xác che phủ, cải đạo cho những ai mà sẵn lòng theo Ngài” (trong The Ante-Nicene Fathers, ed. Alexander Roberts and James Donaldson [1907], 4:448).

Hermas: “Các vị sứ đồ và thầy giảng mà đã thuyết giảng danh của Vị Nam Tử của Thượng Đế, sau khi họ đã an nghỉ trong quyền năng và đức tin nơi Vị Nam Tử của Thượng Đế, thì họ cũng thuyết giảng cho những ai đã an nghỉ trước họ” (trong The Apostolic Fathers, được dịch bởi. J. B. Lightfoot [1898], trang 472).

 

  •  

  •  

  •  

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giảng dạy “lý do tại sao.” “Đôi khi học viên—nhất là giới trẻ—muốn biết các nguyên tắc phúc âm liên quan đến họ như thế nào hoặc tại sao họ nên tuân theo các lệnh truyền nào đó. Tuy nhiên, nếu họ hiểu được kế hoạch vĩnh cửu của Cha Thiên Thượng vì hạnh phúc của con cái của Ngài, thì những lý do cho các nguyên tắc phúc âm và các lệnh truyền trở nên rõ ràng hơn và có nhiều động lực để vâng lời hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20).

In