Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe: ‘Đức Chúa Trời Tức Là Sự Yêu Thương’


“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe: ‘Đức Chúa Trời Tức Là Sự Yêu Thương’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đe,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô mỉm cười khi đang ngồi cùng với một đứa trẻ đang cười

Perfect Love (Tình Yêu Thương Hoàn Hảo), tranh do Del Parson họa

Ngày 2–8 tháng Mười Hai

1–3 Giăng; Giu Đe

“Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương”

Những chủ đề và mẫu mực nào nổi bật đối với anh chị em khi anh chị em đọc 1–3 Giăng và Giu Đe? Anh chị em có thể sử dụng những chủ đề và mẫu mực này để giúp các học viên như thế nào?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy mời các học viên chia sẻ những chủ đề hoặc lẽ thật cụ thể mà nổi bật đối với họ khi họ học Bức Thư của Giăng và Giu Đe. Có các sứ điệp nào từ những bức thư này liên hệ nhiều nhất đến họ và gia đình họ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Giăng 1:5–10; 2:3–11; 3:1–3; 4:7–21; 5:1–3

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là các tấm gương hoàn hảo về sự sáng và tình yêu thương.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người mình giảng dạy nhận ra sự sáng và tình yêu thương của Cha Thiên Thượng trong cuộc sống của họ? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách viết những từ sự sángtình yêu thương lên trên bảng. Yêu cầu các học viên chia sẻ những từ đầu tiên đến với tâm trí khi họ suy nghĩ về hai từ này. Anh chị em có thể chia lớp học thành các nhóm và chỉ định mỗi nhóm một trong các đoạn thánh thư sau đây: 1 Giăng 1:5–10; 2:3–11; 3:1–3; 4:7–12; 4:16–21; 5:1–3. Các nhóm có thể tìm kiếm trong những câu thánh thư này các bằng chứng về sự sáng và tình yêu thương của Thượng Đế và những điều chúng ta có thể làm để cho thấy tình yêu thương của chúng ta dành cho Thượng Đế và con cái Ngài. Rồi các thành viên của mỗi nhóm có thể chia sẻ với lớp học về điều họ tìm được. Anh chị em cũng có thể mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy sự sáng và tình yêu thương của Cha Thiên Thượng.

  • Bằng cách nào anh chị em có thể giúp các học viên suy ngẫm về sự sáng thuộc linh trong cuộc sống của họ? Anh chị em có thể mời các học viên nhìn lên ánh đèn trên trần nhà hoặc ánh sáng chiếu qua cửa sổ và chia sẻ điều họ biết về ánh sáng vật lý. Ánh sáng vật lý giống ánh sáng thuộc linh như thế nào? Có lẽ anh chị em có thể tìm kiếm trong Thi Thiên 27:1; Giăng 1:4–5; 1 Giăng 1:5–7; 3 Nê Phi 11:11; Giáo Lý và Giao Ước 88:6–13 và tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc về cách Thượng Đế và Vị Nam Tử của Ngài cung cấp sự sáng trong cuộc sống chúng ta. Các học viên cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ tìm kiếm và nhận được ánh sáng thuộc linh trong cuộc sống của họ.

  • Các học viên có thể thích cùng nhau hát hoặc lắng nghe một bài hát về ánh sáng, như “The Lord Is My Light” (Hymns, no. 89). Bài hát này dạy điều gì về việc Chúa giống như ánh sáng ra sao? Câu phát biểu của Anh Cả Robert D. Hales trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách đạt được ánh sáng rực rỡ hơn trong cuộc sống chúng ta.

1 Giăng 2:18–23, 26–28; 4:3; 2 Giăng 1:7–11; 3 Giăng 1:9–11; Giu Đe

Chúng ta phải củng cố bản thân mình chống lại những lời giảng dạy sai lạc.

  • Một số học viên hoặc người thân yêu của họ có thể đang vật lộn khi đối mặt với những lời giảng dạy sai lạc mà đe dọa đức tin của họ. Có thể hữu ích cho họ học về điều Giăng và Giu Đe đã dạy về sự bội giáo. Hãy cân nhắc việc mời một nửa lớp học tìm kiếm những mô tả về các lời giảng dạy sai lạc hoặc sự bội giáo trong 1 Giăng 2:18–23, 26–28; 4:3; 2 Giăng 1:7–11; 3 Giăng 1:9–11 và nửa còn lại tìm kiếm những mô tả như vậy trong Giu Đe. Hoặc họ có thể tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi như là: Giăng và Giu Đe định nghĩa như thế nào về một kẻ địch lại Đấng Ky Tô? (xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Kẻ Chống Lại Đấng Ky Tô,” scriptures.lds.org). Có bất cứ điều gì trong các câu thánh thư này mà dường như đặc biệt áp dụng cho những thử thách mà chúng ta đối mặt ngày nay không? Làm thế nào chúng ta có thể củng cố bản thân mình chống lại những lời giảng dạy sai lạc?

  • Giu Đe sử dụng hình ảnh thú vị để mô tả những thầy giảng giả, hoặc những kẻ mà “hễ điều gì không biết thì khinh dễ hết” (Giu Đe 1:10). Anh chị em có thể mời một số học viên vẽ lên trên bảng một vài hình ảnh được mô tả trong Giu Đe 1:12–13 trong khi các học viên khác đoán cụm từ nào mà người kia đang vẽ. Những hình ảnh này tiêu biểu cho các thầy giảng giả và những kẻ địch lại Đấng Ky Tô như thế nào? Ví dụ, bằng cách nào các lối thực hành xấu tạo ra “dấu vít trong đám tiệc anh em”? Chúng ta có thể làm gì để củng cố chúng ta chống lại “những kẻ hay nhạo báng”? (xin xem Giu Đe 1:18–21). Tại sao Giu Đe có lẽ đã đề nghị chúng ta nên “có lòng thương”(Giu Đe 1:23) đối với những người nhạo báng phúc âm?

1 Giăng 5

Khi chúng ta thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô và được sinh bởi Thượng Đế, thì chúng ta có thể chiến thắng thế gian.

  • Một sinh hoạt tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị tìm kiếm trong 1 Giăng 5 để khám phá cách mà chúng ta có thể thắng thế gian. Có lẽ anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ điều họ tìm ra và viết điều đó lên trên bảng. (Anh chị em có thể muốn cho họ một ít thời gian trong lớp để ôn nhanh lại chương này.) Hoặc anh chị em có thể mời lớp học đọc các phần trong sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen, “Thắng Thế Gian” (Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 58–62) và chia sẻ điều họ học được. Ví dụ, họ đạt được những hiểu biết sâu sắc nào từ các câu chuyện mà Anh Cả Andersen chia sẻ về Chủ Tịch David O. Mckay và Anh Cả Bruce D. Porter? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ các ví dụ của chính họ về những người mà họ cảm thấy đã nỗ lực để thắng thế gian.

    Hình Ảnh
    một gia đình cùng nhau quỳ xuống cầu nguyện

    Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta tìm được sự bình an trong một thế giới hỗn loạn.

3 Giăng 1:1–4

Niềm vui đến khi chúng ta giúp đỡ người khác “làm theo lẽ thật.”

  • Có lẽ có người trong lớp học của anh chị em có thể hiểu được điều Giăng đang cảm thấy khi ông nói rằng ông “không còn có sự gì vui mừng hơn nữa” khi được nghe rằng Gai Út (một trong các “con cái” của ông) đang làm theo lẽ thật. Các học viên có thể hưởng lợi từ việc lắng nghe các kinh nghiệm của nhau. Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc cùng nhau đọc 3 Giăng 1:1–4 và các câu thánh thư trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Những câu thánh thư này dạy cho chúng ta điều gì về nguồn gốc của niềm vui thật sự? Các học viên có thể nói về việc họ cảm thấy như thế nào với tư cách là cha mẹ, người truyền giáo, người lãnh đạo trong Giáo Hội, hoặc giảng viên khi họ biết rằng những người họ giảng dạy đang làm theo lẽ thật. Anh chị em có thể liên lạc với một số học viên trước khi lớp học diễn ra và yêu cầu họ đem theo các bức ảnh của những người mà họ đã giúp mang đến Đấng Ky Tô và kể về kinh nghiệm của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Làm thế nào các biểu tượng như những con rồng, các con thú có cánh, và chiên con bị giết dạy cho chúng ta về kế hoạch của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài? Hãy mời các học viên nghĩ về câu hỏi này khi họ học sách Khải Huyền trong những tuần kế tiếp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

1–3 Giăng; Giu Đe

Ánh sáng xua tan bóng tối.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy cách chúng ta có thể xua tan bóng tối ra khỏi cuộc đời chúng ta và bước đi trong ánh sáng:

“Khi còn bé, tôi thường đạp xe đạp về nhà sau khi luyện tập bóng rổ vào buổi tối. Tôi có thể gắn một máy phát điện nhỏ hình quả lê vào bánh xe đạp của tôi. Rồi khi tôi đạp, bánh xe sẽ quay một cái rô-to nhỏ, mà sẽ tạo ra điện và tỏa ra một tia sáng riêng, rực rỡ. Đó là một cơ cấu đơn giản mà hiệu quả. Nhưng tôi phải đạp để làm cho nó hoạt động! Tôi nhanh chóng biết được rằng nếu tôi ngừng đạp xe, ánh sáng sẽ mất đi. Tôi cũng biết được rằng khi tôi ‘thiết tha nhiệt thành’ [GLGƯ 58:27] trong việc đạp xe, ánh sáng sẽ trở nên sáng hơn và bóng tối phía trước tôi sẽ bị xua tan.

“Việc phát ra ánh sáng thuộc linh đến từ việc nhấn bàn đạp thuộc linh hằng ngày. Nó đến từ việc cầu nguyện, học tập thánh thư, nhịn ăn, và phục vụ—từ việc sống theo phúc âm và vâng theo các lệnh truyền” (“Out of Darkness into His Marvelous Light,” Ensign, tháng Năm năm 2002, trang 71).

Các thánh thư về việc giúp những người khác làm theo lẽ thật.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cầu nguyện cho các học viên của anh chị em. Giống như Đấng Cứu Rỗi đã cầu nguyện cho Phi E Rơ (xin xem Lu Ca 22:32), anh chị em nên cầu nguyện bằng cách nêu tên của những người anh chị em giảng dạy, cùng tìm cách hiểu được các nhu cầu cụ thể của họ. Khi anh chị em làm điều này, Cha Thiên Thượng sẽ “chuẩn bị tấm lòng họ” (An Ma 16:16) và giúp anh chị em biết điều để giảng dạy nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 6).

In