“Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Khải Huyền 1–11: ‘Chiên Con … Tôn Quý Vinh Hiển và Quyền Phép cho đến Đời Đời’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 9–15 tháng Mười Hai. Khải Huyền 1–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 9–15 tháng Mười Hai
Khải Huyền 1–11
“Chiên Con được ngợi khen, tôn quý vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời”
Việc nhận được các ấn tượng thuộc linh giúp anh chị em nhận ra rằng Đức Thánh Linh muốn dạy dỗ anh chị em. Việc ghi chép và tuân theo các ấn tượng này cho thấy anh chị em trân quý các ấn tượng và mong muốn nhận được nhiều hơn.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Khi anh chị em bắt đầu một cuộc thảo luận về sách Khải Huyền, có thể hữu ích để mời các học viên chia sẻ bất kỳ thông tin bối cảnh nào họ học được về sách Khải Huyền qua việc học tập cá nhân hoặc với gia đình. Anh chị em có thể cùng nhau ôn lại một số thông tin được cung cấp trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc cùng nhau đọc từ Sách Hướng Dẫn Thánh Thư các mục “Giăng, Con Trai của Xê Bê Đê” và “Khải Huyền của Giăng, Sách.”
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử hằng sống của Thượng Đế hằng sống.
-
Bởi vì Giăng sử dụng các hình ảnh và biểu tượng trong Khải Huyền 1 để mô tả Đấng Cứu Rỗi phục sinh và những hành động của Ngài, việc học chương này là một cách tuyệt vời để xây đắp đức tin rằng Ngài hằng sống và đang hướng dẫn Giáo Hội của Ngài. Có lẽ các học viên có thể viết lên trên bảng một số câu thánh thư từ Khải Huyền 1 mà có các hình ảnh hoặc biểu tượng và chia sẻ điều mà mỗi hình ảnh hoặc biểu tượng dạy cho họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, chúng ta học được điều gì từ những biểu tượng này về cách Đấng Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay? Điều Giăng mô tả về Đấng Cứu Rỗi so với điều mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 110:1–4 thì như thế nào?
Chúng ta có thể khắc phục được những thử thách qua Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Chúng ta giống như Các Thánh Hữu mà Giăng đã viết về ít nhất một phương diện: chúng ta đối mặt với nghịch cảnh. Hãy mời các học viên tìm kiếm trong Khải Huyền 2–3 và nhận ra những thử thách mà Các Thánh Hữu trong thời của Giăng phải đối mặt, và giúp họ hiểu được rằng Chúa Giê Su Ky Tô biết những thử thách cùng thế mạnh của mỗi chi nhánh. Có lẽ họ có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ cảm thấy rằng Đấng Cứu Rỗi quan tâm đến những hoàn cảnh riêng của họ. Chúa đã ban những lời khuyên dạy nào cho Các Thánh Hữu mà cũng có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn của chúng ta?
-
Trong cùng các chương này Chúa đưa ra những lời hứa đầy soi dẫn cho những ai vượt qua khó khăn. Anh chị em có thể mời các học viên làm việc theo các cặp để tìm kiếm trong Khải Huyền 2–3; 7:13–17 những lời hứa của Chúa. Có lẽ họ cũng có thể vẽ tranh để miêu tả một số những lời hứa này, rồi chia sẻ với lớp học điều họ tìm thấy. Những lời hứa này soi dẫn cho họ tiếp tục nỗ lực vượt qua các thử thách và yếu kém của chính họ như thế nào?
Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duy nhất có thể làm cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng có thể thực hiện được.
-
Liệu một bài học với đồ vật sẽ giúp lớp học hiểu được ý nghĩa biểu tượng trong Khải Huyền 5 về việc Đấng Cứu Rỗi mở quyển sách đã niêm phong không? Anh chị em có thể mang một món ăn được đặt trong một cái hộp đã khóa lại để chia sẻ với lớp học. Trước giờ học, hãy bí mật đưa chìa khóa cho một người nào đó. Mô tả với lớp học về vật ở bên trong cái hộp, và cho phép một số học viên thử mở cái hộp trước khi người giữ chìa khóa mở nó. Sau đó, lớp học có thể so sánh bài học thực tế này với Khải Huyền 5. Những câu hỏi như sau có thể hữu ích: Sự cứu chuộc con cái của Cha Thiên Thượng giống như cái hộp đã khóa hoặc quyển sách đã niêm phong ra sao? Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duy nhất có thể mở các ấn niêm phong ra? (xin xem câu trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Những phước lành nào phụ thuộc vào sự xứng đáng của Đấng Cứu Rỗi để mở ra các ấn? (xin xem Khải Huyền 7:14–17).
-
Giống như những người reo vui mừng rỡ được đề cập đến trong Khải Huyền 5, ngày nay chúng ta cũng có thể cất tiếng ngợi khen Đấng Cứu Rỗi là Đấng xứng đáng để mang lại sự cứu rỗi cho chúng ta. Có lẽ các học viên có thể cùng nhau hát một số bài thánh ca yêu thích ngợi khen Đấng Cứu Rỗi. Ví dụ, anh chị em có thể hát “Glory to God on High” (Hymns, no. 67) và nhận ra các lẽ thật mà bài thánh ca này dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Những kinh nghiệm nào đã giúp chúng ta đạt được chứng ngôn về các lẽ thật này? Chúng ta thấy những điều tương tự nào giữa các sứ điệp trong các bài thánh ca ngợi khen và những lời tuyên bố trong Khải Huyền 5:9–14? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng thánh ca một cách hữu hiệu hơn ở nhà và tại nhà thờ để thờ phượng và ngợi khen Chúa?
Trước Ngày Tái Lâm, Chúa sẽ quy tụ những người ngay chính và chuẩn bị cho họ để sống cùng Ngài.
-
Khải Huyền 7 mô tả những sự kiện của “ấn thứ sáu,” mà một số sự kiện này tượng trưng cho thời kỳ của chúng ta. Chương này cũng trả lời câu hỏi ở cuối chương 6: “Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (câu 17). Có lẽ các học viên có thể tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi này trong chương 7. Đây là một số câu hỏi khác mà họ có thể thảo luận: Tại sao Chúa trì hoãn sự hủy diệt thế gian trong một thời gian? Các giáo lễ và giao ước ‘gắn bó [chúng ta] cho tới ngày khi cơn thịnh nộ của Thượng Đế sẽ trút [ra]” như thế nào? (GLGƯ 1:9). Công việc của chúng ta là gì để chuẩn bị thế gian cho Ngày Tái Lâm? Giáo Lý và Giao Ước 1:4–23; 77:8–11 có thể giúp bổ sung những hiểu biết sâu sắc.
Khải tượng của Giăng dạy về cách Cha Thiên Thượng bảo vệ các con cái của Ngài.
-
Một số học viên có thể nhận thấy sách Khải Huyền khó hiểu. Có lẽ hữu ích nếu họ xem xét những bài viết của Giăng trong văn cảnh của kế hoạch của Cha Thiên Thượng để tôn cao con cái của Ngài. Khi các học viên đọc Khải Huyền 1–11 tại nhà, họ có thể đã tìm thấy những lẽ thật mà giúp họ hiểu được kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho con cái Ngài (xin xem đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Họ cũng có thể được ích lợi khi ôn lại mục có tựa “Các thánh thư về kế hoạch cứu rỗi” trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Hãy khuyến khích các học viên tiếp tục tìm kiếm thánh thư mà dạy các lẽ thật về kế hoạch cứu rỗi khi họ đọc phần còn lại của Khải Huyền, và cho họ một cơ hội trong các bài học sắp tới để chia sẻ điều họ tìm được.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Hãy yêu cầu các học viên nghĩ về truyền thống Giáng Sinh ưa thích của họ. Mời họ ôn lại đại cương tuần tới để có ý kiến về cách họ có thể tập trung lễ kỷ niệm của họ vào Chúa Giê Su Ky Tô.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Các thánh thư về kế hoạch cứu rỗi.
Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô
Cuộc sống tiền dương thế
Cuộc sống trần thế
Cuộc sống sau khi chết
Chỉ Chúa Giê Su Ky Tô mới có thể chuộc tội cho chúng ta.
Khi mô tả các sự kiện trong cuộc sống tiền dương thế, Anh Cả Jeffrey R. Holland dạy rằng:
“Đấng Ky Tô đã tình nguyện tôn trọng quyền tự quyết về đạo đức của tất cả nhân loại mặc dù Ngài đã cứu chuộc tội lỗi của họ. Trong tiến trình này, Ngài sẽ mang lại tất cả vinh quang về tình yêu thương cứu chuộc như vậy cho Đức Chúa Cha.
“Sự Chuộc Tội vô hạn của Đấng Ky Tô đã có thể thực hiện được vì (1) Ngài là Đấng vô tội duy nhất sống trên thế gian này và do đó Ngài không phải chịu cái chết thuộc linh do tội lỗi mà ra, (2) Ngài là Con Độc Sinh của Đức Chúa Cha và do đó có được những thuộc tính thiêng liêng mà ban cho Ngài quyền năng khắc phục được cái chết thể xác, và (3) Hiển nhiên Ngài là Đấng duy nhất có đủ sự khiêm nhường và sẵn lòng trong đại hội tiền dương thế để được tiền sắc phong cho sự phục vụ đó” (“Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,”Liahona, tháng Ba năm 2008, trang 35).