Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 16–22 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Một Tin Lành Sẽ Làm Một Sự Vui Mừng Lớn’


“Ngày 16–22 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Một Tin Lành Sẽ Làm Một Sự Vui Mừng Lớn Lao’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 16–22 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

hài đồng Giê Su trong máng cỏ

Safe in a Stable (An Toàn trong Chuồng Ngựa), tranh do Dan Burr họa

Ngày 16–22 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Một Tin Lành Sẽ Làm Một Sự Vui Mừng Lớn”

Các cuộc thảo luận phúc âm sẽ mang lại tác động mạnh mẽ về mặt thuộc linh khi được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Khi anh chị em học về sự giáng sinh và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô tuần này, hãy tìm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh để biết cách tốt nhất giúp anh chị em có thể tập trung cuộc thảo luận trong lớp của mình vào Đấng Cứu Rỗi.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy mời các học viên chia sẻ điều họ đang làm hoặc đã làm trong quá khứ riêng cá nhân hoặc với gia đình để kỷ niệm sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi trong các cách thức mang họ đến gần Ngài hơn.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–38; 2:1–20

Chúa Giê Su Ky Tô đã hạ cố để được sinh ra trên thế gian.

  • Hạ cố có nghĩa là tự nguyện bước xuống từ một địa vị cao trọng (xin xem 1 Nê Phi 11:14–26). Lễ Giáng Sinh là một thời gian tốt để suy ngẫm và kỷ niệm tấm lòng hạ cố của Đấng Ky Tô—sự sẵn lòng của Ngài để rời khỏi “các ngai của Cha Ngài trên cao, đến sống cùng loài người, vì loài người mà chết” (“Again We Meet around the Board,” Hymns, no. 186). Để tạo cảm hứng cho một cuộc thảo luận về đề tài này, anh chị em có thể hỏi các học viên về điều họ học được khi học tập cá nhân hoặc với gia đình tuần này về Chúa Giê Su Ky Tô là ai trước khi Ngài được giáng sinh (xin xem Giăng 17:5; Mô Si A 7:27; GLGƯ 76:12–14, 20–24; Môi Se 4:2). Rồi anh chị em có thể trưng bày bức hình trong đại cương tuần này có trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình khi các học viên đọc về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–38; 2:1–20). Họ có những ý nghĩ và cảm tưởng nào khi so sánh vinh quang tiền dương thế của Đấng Cứu Rỗi với sự giáng sinh khiêm nhường của Ngài?

  • Một câu hỏi giống với câu mà vị thiên sứ đã hỏi Nê Phi trong 1 Nê Phi 11:16 có thể là một cách tốt để bắt đầu một cuộc thảo luận trong lớp, dù cho anh chị em có thể diễn đạt câu hỏi đó bằng lời lẽ khác. Anh chị em có thể viết lên trên bảng Tấm lòng hạ cố của Thượng Đế là gì? và yêu cầu các học viên suy ngẫm câu hỏi này trong khi họ đọc 1 Nê Phi 11:17–33. Yêu cầu họ chia sẻ bất kỳ ý nghĩ nào về Đấng Cứu Rỗi mà được soi dẫn từ các câu thánh thư này. Anh chị em có thể cho lớp học thấy các bức tranh nào vẽ những cảnh tượng từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà Nê Phi đã mô tả? Họ cũng có thể ngẫm nghĩ về tấm lòng hạ cố của Đấng Cứu Rỗi trong khi xem một video về sự giáng sinh của Ngài, như “A Gift to the World,” “The Nativity,” “Infant Holy, Infant Lowly (Music Video)—Mormon Tabernacle Choir,” hoặc “He Is the Gift” (tất cả các video này đều có trên trang LDS.org).

  • Âm nhạc là một cách tuyệt vời để mời Thánh Linh vào lớp học của anh chị em. Hãy cân nhắc việc mở các bài thánh ca về Lễ Giáng Sinh được trình bày bởi Đại Ca Đoàn Tabernacle (xin xem mormontabernaclechoir.org), mời một ai đó trình bày một bài hát Giáng Sinh, hoặc đọc hay hát một số bài thánh ca cùng với cả lớp (xin xem Hymns nos. 201–214). Các học viên có thể tìm kiếm những cụm từ trong các bài thánh ca này và thánh thư được liệt kê cùng với các bài thánh ca mà làm gia tăng lòng biết ơn của họ dành cho Đấng Cứu Rỗi và sự sẵn lòng của Ngài để đến thế gian.

Lu Ca 4:16–21; Giăng 3:16

Chúa Giê Su Ky Tô đã làm trọn sứ mệnh của Ngài, làm cho chúng ta có thể được thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu.

  • Để giúp các học viên thảo luận những lý do mà Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh, anh chị em có thể mời họ tìm và chia sẻ các câu thánh thư tóm tắt sứ mệnh của Ngài (xin xem đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để có một số ví dụ). Có lẽ các học viên có thể tìm kiếm và đọc những câu thánh thư theo các cặp hoặc nhóm nhỏ. Họ học được điều gì về sứ mệnh của Đấng Ky Tô từ những câu họ tìm ra? Chúng ta học được điều gì về sứ mệnh của Ngài từ một số danh hiệu mà thánh thư dùng để nói về Ngài? (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Chúa Giê Su Ky Tô”).

  • Các học viên có thể học về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi bằng cách đọc “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (Liahona, tháng Năm năm 2017, mặt trong bìa trước) và chia sẻ các câu họ tìm thấy mà giải thích lý do tại sao Ngài đến thế gian. Hoặc họ có thể ôn lại sứ điệp của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và thảo luận điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi. Làm thế nào chúng ta có thể dành thời gian trong mùa lễ Giáng Sinh này để “lặng lẽ trầm tư và thầm suy ngẫm” về Đấng Cứu Rỗi và sứ mệnh của Ngài?

  • Cho các học viên thời gian để suy ngẫm chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và sứ mệnh của Ngài. Họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân hoặc câu chuyện từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà giúp gia tăng đức tin hoặc tình yêu thương của họ dành cho Ngài? Việc học Kinh Tân Ước trong năm nay đã góp phần làm cho lễ Giáng Sinh trở nên ý nghĩa hơn như thế nào? Để ôn lại một số câu chuyện trong Kinh Tân Ước mà các học viên đã học trong năm nay, anh chị em có thể cho xem các video “For God So Loved the World” hoặc “To This End Was I Born” (LDS.org).

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Hãy gợi ý cho các học viên rằng việc học Khải Huyền 12–22 trong tuần này có thể giúp gia tăng lòng cảm kích của họ dành cho vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong kế hoạch cứu rỗi và giúp cho việc kỷ niệm lễ Giáng Sinh của họ thêm phần ý nghĩa.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Lễ Giáng Sinh

Tầm quan trọng thật sự của lễ Giáng Sinh.

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã dạy:

“Suy cho cùng, … thì không có gì quá tuyệt vời, quá hùng hồn, quá vĩ đại bằng hành động đầy ân điển này khi Vị Nam Tử của Đấng Toàn Năng, … Ngài là Đấng đã hạ cố xuống thế gian này, là một hài nhi được sinh ra ở Bết Lê Hem, đã hy sinh mạng sống Ngài trong nỗi nhục nhã và đớn đau để tất cả con trai và con gái của Thượng Đế trong suốt mọi thế hệ, khi từng người họ đều phải chết, có thể bước đi một lần nữa và có cuộc sống vĩnh cửu. Ngài đã làm cho chúng ta điều mà không một ai trong chúng ta có thể tự mình làm được. …

“Đây là câu chuyện Giáng Sinh kỳ diệu và chân thật. Sự giáng sinh của Chúa Giê Su ở Bết Lê Hem tại Giu Đê là lời tựa. Giáo vụ ba năm của Đức Thầy là phần mở đầu. Nội dung tuyệt diệu của câu chuyện là sự hy sinh của Ngài, một hành động hoàn toàn vị tha để chết trong nỗi đau đớn trên cây thập tự ở Đồi Sọ nhằm chuộc tội lỗi cho tất cả chúng ta.

Chúa Giê Su đang quỳ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane (Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do J. Kirk Richards họa

“Phần kết là phép lạ của Sự Phục Sinh, mang đến sự đảm bảo rằng ‘như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Ky Tô mọi người đều sẽ sống lại’ (1 Cô Rinh Tô 15:22).

“Sẽ không có lễ Giáng Sinh nếu không có lễ Phục Sinh. Hài nhi Giê Su ở Bết Lê Hem sẽ chỉ là một hài nhi bình thường nếu không có Đấng Ky Tô cứu chuộc ở Vườn Ghết Sê Ma Nê và Đồi Sọ, và lẽ thật đầy đắc thắng của Sự Phục Hồi.

“Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, là Vị Nam Tử của Thượng Đế Vĩnh Cửu và Hằng Sống. Không có ai vĩ đại dường ấy mà từng bước trên thế gian. Không ai khác từng hy sinh bằng hoặc ban cho một phước lành mà có thể so sánh bằng. Ngài là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của thế gian. Tôi tin nơi Ngài. Tôi khẳng định về thiên tính của Ngài mà không hề mập mờ hoặc nhân nhượng. Tôi yêu mến Ngài. Tôi nói danh Ngài trong sự trang nghiêm và kinh ngạc. …

“Đối với mỗi anh chị em, tôi cầu xin đây là một lễ Giáng Sinh vui vẻ. Nhưng quan trọng hơn cả, tôi chúc mỗi anh chị em có một thời gian, có lẽ chỉ một giờ đồng hồ, dành để lặng lẽ trầm tư và thầm suy ngẫm về sự tuyệt diệu và uy nghi của Ngài, Vị Nam Tử của Thượng Đế. Niềm vui của chúng ta trong mùa lễ này có được bởi vì Ngài đã đến thế gian. Sự bình an đến từ Ngài, tình yêu thương vô hạn mà mỗi người chúng ta có thể cảm nhận được, và một cảm giác biết ơn khôn xiết cho điều mà Ngài đã ban không cho chúng ta với một cái giá lớn lao đối với Ngài—những điều này là tầm quan trọng thật sự của lễ Giáng Sinh” (“The Wondrous and True Story of Christmas,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2000, trang 4–5).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Dành thời gian cho các học viên chia sẻ. “Khi các học viên chia sẻ điều họ đang học, họ không những cảm nhận được Thánh Linh và củng cố chứng ngôn của họ, mà họ còn khuyến khích các học viên khác tự khám phá ra các lẽ thật. … Dành thời gian để học viên chia sẻ trong mỗi bài học—trong một số trường hợp, các anh chị em có thể thấy rằng các cuộc thảo luận này chính là bài học” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30).