Lớp Giáo Lý
Bài Học 49: Giáo Lý và Giao Ước 35: Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith


“Giáo Lý và Giao Ước 35: Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 35”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 49: Giáo Lý và Giao Ước 30–36

Giáo Lý và Giao Ước 35

Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith

Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith

Vào mùa hè năm 1830, Tiên Tri Joseph Smith bắt đầu thực hiện một bản sửa lại, hoặc bản dịch, được soi dẫn cho quyển Kinh Thánh, phiên bản King James. Ông coi dự án này là một phần quan trọng trong sự kêu gọi của mình với tư cách là một vị tiên tri của Thượng Đế. Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy biết ơn về những điều Chúa đã mặc khải qua Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith

Để giới thiệu cho học viên Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith, thì hãy cân nhắc cung cấp cho các em những câu sau đây. Hãy mời học viên đoán xem mỗi câu này là đúng hay sai.

  1. Ngay sau khi Sách Mặc Môn được xuất bản vào năm 1830, Chúa đã hướng dẫn cho Joseph Smith bắt đầu phiên dịch Kinh Thánh.

  2. Joseph Smith đã xem xét các bài viết gốc bằng tiếng Hê Bơ Rơ và tiếng Hy Lạp để tạo ra một bản phiên dịch tiếng Anh mới cho Kinh Thánh.

  3. Chúa đã mặc khải các sách của Môi Se và Joseph Smith—Ma Thi Ơ trong sách Trân Châu Vô Giá như là một phần trong Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith.

  4. Chúa đã mặc khải một số lẽ thật cho Joseph Smith khi ông phiên dịch Kinh Thánh, nay trở thành giáo lý được Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy.

  5. Chúa đã ban phước cho cuộc sống của em qua Bản Dịch của Joseph Smith.

Hãy mời học viên tìm câu trả lời cho những câu này và những câu hỏi khác mà các em có về đề tài này trong suốt bài học. Hãy yêu cầu các em suy ngẫm cụ thể xem câu thứ năm có đúng với các em hay không.

Hãy cân nhắc mời học viên vẽ một cuốn sách vào nhật ký ghi chép việc học tập và đặt tựa là “Bản Dịch của Joseph Smith.” Trong suốt bài học, hãy khuyến khích học viên viết bên ngoài hình vẽ của các em những lý do khiến các em biết ơn vì có Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith hoặc những hiểu biết mà các em thấy là có ý nghĩa.

Các Phước Lành từ Bản Dịch của Joseph Smith

Sau khi được Oliver Cowdery làm phép báp têm ở Kirtland, Ohio, một cựu giáo sĩ tên là Sidney Rigdon đã đi đến Fayette, New York, để gặp Tiên Tri Joseph Smith. Giáo Lý và Giao Ước 35 là một sự mặc khải của Chúa ban cho Joseph Smith và Sidney Rigdon.

Hãy đọc tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 35các câu 17–20, tìm kiếm những điều chúng ta có thể học được liên quan đến Bản Dịch của Joseph Smith.

  • Em học được điều gì từ những câu này?

  • Chúa đã ban cho mục đích nào cho những thay đổi được soi dẫn trong Kinh Thánh (xin xem câu 20)?

Một lẽ thật mà Chúa đã dạy trong những câu này là qua Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith, Chúa Giê Su Ky Tô đã mặc khải thêm những lẽ thật khác để giúp dẫn dắt chúng ta đến sự cứu rỗi. Anh chị em có thể muốn liên hệ những thông tin sau đây với học viên để giúp trả lời câu hỏi thứ hai.

Để tuân theo sự mặc khải này, Sidney Rigdon bắt đầu phục vụ với tư cách là người biên chép như Chúa đã mặc khải, để ghi lại những sự sửa đổi và bổ sung được soi dẫn trong Kinh Thánh qua Tiên Tri Joseph Smith. Công việc này không thật sự là phiên dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Joseph đã sử dụng một cuốn Kinh Thánh phiên bản King James làm điểm khởi đầu khi ông tìm kiếm sự mặc khải và đọc ra những sửa đổi và bổ sung theo như được soi dẫn.

biểu tượng tài liệu phát taySinh hoạt sau đây có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về nguyên tắc được in đậm và làm quen với Bản Dịch của Joseph Smith. Hãy cân nhắc phân phát tài liệu phát tay có tựa đề “Bản Dịch của Joseph Smith.” Hãy mời học viên chọn một hoặc nhiều phần để tự nghiên cứu và chuẩn bị dạy cho bạn cùng lớp những điều các em đã học được. Khi học viên nghiên cứu, hãy nhắc các em viết những hiểu biết sâu sắc hoặc những lý do khiến các em biết ơn Bản Dịch của Joseph Smith vào xung quanh hình vẽ mà các em đã vẽ trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Bản Dịch của Joseph Smith

Chúa đã phục hồi những lời giảng dạy bổ sung qua Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith.

Em có thể tìm thấy sách Môi Se trong thánh thư của mình không? Chúa đã phục hồi sự hiểu biết bổ sung qua Bản Dịch của Joseph Smith, bao gồm các khải tượng và những lời dạy của Môi Se và những người khác. Những điều này có trong Sách Môi Se trong sách Trân Châu Vô Giá.

Hãy đọc Môi Se 1:3–4, 6, 8, 39. Hãy tìm kiếm những điều Môi Se đã học được về bản thân ông và về Chúa trong các khải tượng của ông. (Em cũng có thể tìm kiếm các câu yêu thích trong Sách Môi Se.)

  • Những lời dạy trong những câu này có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta cố gắng noi theo Đấng Cứu Rỗi?

  • Tại sao một người nào đó có thể cảm thấy biết ơn về những điều Chúa đã mặc khải trong những câu này?

Chúa đã phục hồi những lẽ thật “minh bạch và quý báu” qua Bản Dịch của Joseph Smith.

Em đã bao giờ nghe nói rằng một số lẽ thật quan trọng có thể bị mất đi hoặc không rõ ràng trong Kinh Thánh chưa? Kinh Thánh là một cuốn sách đáng tin cậy và đầy soi dẫn. Tuy nhiên, Nê Phi đã dạy rằng một số “điều minh bạch và quý báu” bị mất đi hoặc không rõ ràng (1 Nê Phi 13:28–29). Ví dụ, phép báp têm không được đề cập trực tiếp trong Kinh Thánh cho đến thời Kinh Tân Ước, và câu chuyện Kinh Thánh về Nô Ê không giải thích rằng Chúa đã cảnh cáo dân chúng và cho họ cơ hội để hối cải trước khi giáng xuống trận đại hồng thủy.

Hãy đọc Môi Se 6:64–66; 8:16–17, 20 để xem Chúa đã phục hồi những lẽ thật quý báu như thế nào trong Bản Dịch của Joseph Smith.

  • Điều đó có thể giúp chúng ta ngày nay để biết rằng phép báp têm là một lệnh truyền kể từ thời của A Đam như thế nào?

  • Làm thế nào điều này có thể giúp chúng ta biết rằng Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta hối cải và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta?

  • Làm thế nào những lẽ thật này giúp dẫn dắt chúng ta đến sự cứu rỗi qua Chúa Giê Su Ky Tô?

Những điều được Chúa mặc khải trong Bản Dịch của Joseph Smith đã dẫn đến những sự mặc khải khác trong sách Giáo Lý và Giao Ước.

Việc nghiên cứu thánh thư có bao giờ giúp em nhận được thêm sự mặc khải không? Điều đó đã xảy ra với Joseph. Ngay sau khi ông học được trong bản dịch đầy soi dẫn về việc Hê Nóc và dân ông thiết lập Si Ôn (xin xem Môi Se 7:18–21), Chúa đã mặc khải những chỉ dẫn cho Joseph để giúp Các Thánh Hữu trở thành dân tộc Si Ôn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 38, 42, 45).

Một ví dụ khác về điều này xảy ra khi Joseph Smith và Sidney Rigdon đang phiên dịch Giăng 5:29. Họ có những thắc mắc về thiên đàng và ngục giới mà đã dẫn đến một khải tượng đáng chú ý được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 76. Khải tượng này bao gồm những lẽ thật về ba cấp độ vinh quang mà mọi người có thể thừa hưởng sau cuộc sống này.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 76:22–24, 50–53, và 58–62, và đánh dấu những điều em học được về Chúa Giê Su Ky Tô và cách chúng ta có thể trở về sống với Ngài và Cha Thiên Thượng.

  • Em đã đánh dấu những từ hoặc cụm từ nào? Tại sao?

  • Tại sao một người nào đó có thể cảm thấy biết ơn khi biết những lẽ thật này?

Chúa đã cung cấp sự rõ ràng về giáo lý và những hiểu biết sâu sắc hơn về các câu Kinh Thánh qua Bản Dịch của Joseph Smith.

Ngoài sách Trân Châu Vô Giá, em có biết tìm Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith ở đâu không? Nhiều tài liệu nằm trong Những Phần Lựa Chọn từ Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith ở mặt sau của thánh thư hoặc trong Phụ Lục Bản Dịch của Joseph Smith có trong phần Trợ Giúp Học Tập trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Hãy tìm hiểu cách sử dụng các nguồn tài liệu này bằng cách xem ví dụ và phần giải thích bên dưới.

Bản Dịch Joseph Smith

Trong một số ngôn ngữ, các đoạn trong Bản Dịch Joseph Smith nằm ở phần cước chú của ấn bản Thánh Hữu Ngày Sau của Kinh Thánh hoặc trong “Nội Dung Liên Quan” trên các thiết bị kỹ thuật số.

Hãy đọc các đoạn sau đây trong Kinh Thánh, sau đó sử dụng Bản Dịch của Joseph Smith để xác định những thay đổi đầy soi dẫn.

Giăng 1:16–18 (Bản Dịch của Joseph Smith, Giăng 1:16–19)

Giăng 4:24 (Bản Dịch của Joseph Smith, Giăng 4:26)

Giăng 6:44 (Bản Dịch của Joseph Smith, Giăng 6:44)

  • Những sự thay đổi đầy soi dẫn này dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao lại là một phước lành nếu hiểu rõ hơn những điều này?

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã học và cảm nhận được trong khi nghiên cứu. Khi cần thiết, hãy cung cấp cho học viên câu trả lời cho bốn câu đầu tiên của sinh hoạt mở đầu (1. Đúng, 2. Sai; 3. Đúng; 4. Đúng). Hãy cân nhắc cho học viên thêm một vài phút để viết vào nhật ký ghi chép việc học tập bất kỳ sự hiểu biết sâu sắc nào các em đã có được hoặc lý do các em biết ơn Bản Dịch của Joseph Smith. Hãy mời một vài học viên tình nguyện chia sẻ những điều các em đã viết hoặc lý do câu thứ năm từ phần đầu bài học là đúng với các em. Hãy cân nhắc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Tiên Tri Joseph Smith và công việc của ông giúp chúng ta dần hiểu hơn Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.