Lớp Giáo Lý
Bài Học 48: Giáo Lý và Giao Ước 30–36, Phần 2: “Hãy Mở Miệng Ra, Rồi Miệng Các Ngươi Sẽ Được Tràn Đầy”


“Giáo Lý và Giao Ước 30–36, Phần 2: ‘Hãy Mở Miệng Ra, Rồi Miệng Các Ngươi Sẽ Được Tràn Đầy’”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 30–36, Phần 2”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 48: Giáo Lý và Giao Ước 30–36

Giáo Lý và Giao Ước 30–36, Phần 2

“Hãy Mở Miệng Ra, Rồi Miệng Các Ngươi Sẽ Được Tràn Đầy”

Khi Chúa kêu gọi những người truyền giáo thuyết giảng phúc âm của Ngài ngay sau khi Giáo Hội của Ngài được tổ chức, thì Ngài đã đưa ra lời khuyên bảo để củng cố và hướng dẫn họ trong những công việc truyền giáo của họ. Bài học này có thể giúp học viên trong những nỗ lực của các em để chia sẻ phúc âm.

Hình Ảnh
em thiếu niên và em thiếu nữ đang đọc thánh thư

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những lo ngại về việc chia sẻ phúc âm

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách chia sẻ tình huống và những câu hỏi sau đây.

Khi một người nói chuyện trong lễ Tiệc Thánh đang chia sẻ về tầm quan trọng của công việc truyền giáo, Conor có thể cảm thấy mình đang cưỡng lại ý nghĩ nói chuyện với những người khác về phúc âm. Bản tính của Conor khá trầm. Ngoài ra, bạn ấy chưa bao giờ thực sự có một cuộc trò chuyện phúc âm với một người không phải là tín hữu của Giáo Hội. Bạn ấy lo lắng về một cuộc trò chuyện như thế sẽ diễn ra như thế nào. Bản tính trầm lặng và thiếu kinh nghiệm khiến Conor không thoải mái với ý nghĩ bắt đầu một cuộc trò chuyện phúc âm với người khác.

  • Em nghĩ điều gì sẽ hữu ích cho Conor để hiểu về công việc truyền giáo?

  • Mọi người thường có những lo ngại nào khác về việc chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi?

Hãy nhắc nhở học viên rằng trong bài học trước, các em đã học về nhiều cá nhân mà được kêu gọi phục vụ truyền giáo ngay sau khi Giáo Hội được tổ chức. Một vài người trong số này biết về phúc âm phục hồi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn trước khi họ được kêu gọi đi truyền giáo.

Hãy mời học viên chia sẻ một số lo ngại mà những người truyền giáo mới được kêu gọi này có thể có. Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên suy ngẫm về những lo ngại của riêng các em về việc chia sẻ phúc âm với người khác. Sau đó, hãy chia sẻ những điều sau đây để giúp chuẩn bị cho học viên học tập.

Hôm nay em sẽ nghiên cứu những lời giảng dạy từ Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 30–36 mà có thể giúp em nhận ra sự thiết tha của Ngài để giúp em chia sẻ về phúc âm của Ngài. Khi em học, hãy tìm kiếm những lời giảng dạy có thể giúp em gia tăng sự sẵn lòng và khả năng chia sẻ về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Chúa đưa ra lời khuyên bảo hữu ích cho những người truyền giáo của Ngài

Hãy cho học viên thời gian để nghiên cứu lời khuyên bảo của Chúa trong các câu sau đây. Một cách để thực hiện điều này là chia lớp thành năm nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một tờ giấy trắng và mời các em thiết kế một trang có tiêu đề như “Lời khuyên bảo hữu ích từ Chúa dành cho những người truyền giáo.”

Hãy chỉ định một bộ câu thánh thư cho mỗi nhóm. Sau đó, học viên có thể thêm vào các trang của mình ít nhất ba ý của lời khuyên bảo mà các em tìm thấy trong các câu của mình. Các em có thể thêm hình minh họa vào trang của mình nếu muốn. Sau đó, anh chị em có thể mời học viên chia sẻ các trang đã hoàn thành của các em với cả lớp.

Hãy đọc các câu sau đây, tìm kiếm lời khuyên bảo mà Chúa đã ban cho mà có thể giúp em trở nên sẵn lòng hơn và có khả năng hơn để chia sẻ phúc âm.

Giáo Lý và Giao Ước 30:5, 8–11 (Có thể là hữu ích khi biết rằng “người anh em” của Peter Whitmer được đề cập trong câu 5 là Oliver Cowdery, người đã được kêu gọi để thuyết giảng trong một điều mặc khải trước đó [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 28:14–16].)

Giáo Lý và Giao Ước 31:4–9, 11–13

Giáo Lý và Giao Ước 32:1–5

Giáo Lý và Giao Ước 33:8–12, 16–17

Giáo Lý và Giao Ước 35:13–15, 24

Khi học viên đã hoàn thành việc nghiên cứu, hãy tạo cơ hội cho các em chia sẻ những điều đã học được. Một cách để thực hiện điều này có thể là mời nhiều học viên chia sẻ lời khuyên bảo mà các em đã tìm thấy từ các câu có ý nghĩa nhất đối với mình và chia sẻ một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ lời khuyên bảo này. Anh chị em có thể viết những lẽ thật này lên trên bảng hoặc mời học viên viết lên đó.

Ví dụ về những lẽ thật mà học viên có thể đề cập bao gồm những điều sau đây: thay vì sợ hãi những người khác, chúng ta có thể dựa vào Chúa để giúp chia sẻ phúc âm của Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 30:11); Chúa sẽ mở rộng tấm lòng của những người chúng ta dạy (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 31:7); Chúa sẽ ở cùng chúng ta khi chúng ta tìm cách chia sẻ phúc âm của Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 32:3); khi chúng ta mở miệng để chia sẻ phúc âm, Chúa sẽ giúp chúng ta biết phải nói gì (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 33:8–10); Chúa ban quyền năng của Thánh Linh của Ngài cho những người yếu đuối nhưng chịu phục vụ Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 35:13–14).

  • Em nghĩ tại sao Chúa rất mong muốn giúp chúng ta chia sẻ phúc âm?

  • Làm thế nào những lẽ thật này về Chúa có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực thuyết giảng phúc âm của mình?

Các ý tưởng giúp em mở miệng ra để chia sẻ phúc âm

Hãy dành một chút thời gian để giúp học viên tìm hiểu và thảo luận về những cách thức cụ thể mà các em có thể làm tròn lệnh truyền của Chúa để “mở miệng ra” (Giáo Lý và Giao Ước 33:8–10; xin cũng xem 30:5, 11) và chia sẻ phúc âm. Việc giúp học viên nhìn thấy những cách thức cụ thể và khả thi để làm điều này có thể xây đắp sự tự tin chia sẻ phúc âm của các em.

Một cách để thực hiện điều này là cho học viên xem một hoặc nhiều video sau đây. Hãy mời học viên tìm kiếm xem mọi người đã mở miệng ra và mời các phước lành của Chúa bằng những cách thức nào. Anh chị em có thể chia sẻ các nguồn tài liệu khác từ các trang “Chia Sẻ Phúc Âm” trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Các video sau đây chia sẻ ý tưởng về cách em có thể “mở miệng ra” (Giáo Lý và Giao Ước 30:5) và mời những người khác trải nghiệm phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô một cách tự nhiên và có ý nghĩa.

  • Em đã có những kinh nghiệm nào khi chia sẻ phúc âm với những người khác? Em thấy sự chuẩn bị nào hữu ích nhất cho những kinh nghiệm đó?

Lập ra một kế hoạch

Hãy cho học viên thời gian để viết một kế hoạch đơn giản về những điều các em sẽ làm để chia sẻ phúc âm với người khác. Những câu hỏi sau đây có thể cung cấp cho các em những ý tưởng để viết.

  • Em cảm thấy mình có thể chia sẻ phúc âm với người nào?

  • Từ những điều em đã học được hôm nay, em có thể giúp người này đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn bằng những cách thức tự nhiên và có ý nghĩa nào?

  • Em nghĩ những trở ngại nào có thể ngăn cản em hành động theo kế hoạch của mình?

  • Em đã học được những lẽ thật nào về Đấng Cứu Rỗi từ Giáo Lý và Giao Ước 30–36 mà có thể giúp em vượt qua những trở ngại này?

Hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể khuyến khích học viên hành động trong đức tin về những điều các em đã cảm nhận hôm nay. Anh chị em có thể mời học viên cân nhắc đưa ra thời hạn để làm những điều các em đã viết. Hãy chia sẻ sự tin tưởng của anh chị em vào khả năng chạm đến tấm lòng người khác của Đấng Cứu Rỗi qua các em.

Hãy mời học viên sống theo những gì các em học được: Để được huấn luyện về cách theo sát học viên về kế hoạch của các em để sống theo những điều các em đang học, xin xem phần huấn luyện có tiêu đề, “Mời học viên sống theo những điều các em đang học”, có trong khóa huấn luyện Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên.

In