Lớp Giáo Lý
Bài Học 54: Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3: Giáo Lý và Giao Ước 20–40


“Đánh Giá Việc Học Của Em 3: Giáo Lý và Giao Ước 20–40”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Của Em 3”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài 54: Giáo Lý và Giao Ước 37–40

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3

Giáo Lý và Giao Ước 20–40

Việc suy ngẫm và đánh giá quá trình học hỏi về phần thuộc linh của chúng ta có thể giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem những kinh nghiệm của các em cho đến nay khi nghiên cứu sách Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nhìn đứa trẻ ngồi cạnh Ngài

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự phát triển về mặt thể chất và thuộc linh

Hãy cân nhắc cho học viên xem các bức hình được đặt cạnh nhau để so sánh và minh họa sự phát triển.

Để đo lường sự tăng trưởng, thay đổi và tiến bộ, mọi người thường sử dụng các bức hình đặt cạnh nhau để so sánh.

  • Những bức ảnh về chính chúng ta có thể giúp chúng ta nhận ra bản thân mình có thể đã thay đổi hoặc phát triển như thế nào?

  • Có một số cách nào khác để nhận ra sự phát triển của chúng ta?

Để giúp học viên suy ngẫm và thảo luận về sự phát triển về mặt thuộc linh, anh chị em có thể trưng bày một bức hình của Chúa Giê Su và một đứa trẻ, giống như hình ảnh ở đầu bài học này.

Hãy nghĩ xem em có thể nói gì với một đứa trẻ về tiềm năng phát triển và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn của nó.

  • Bằng một số cách thức nào mà một người có thể nhận ra họ đang trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn? (Xin xem Lu Ca 2:52; xin xem thêm An Ma 5:14.)

Hãy mời học viên tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Thánh Linh khi các em suy ngẫm về sự phát triển của mình. Hãy mời các em viết vào nhật ký ghi chép việc học tập về một số phương diện mà các em cảm thấy mình đang trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Anh chị em có thể khuyến khích học viên nghĩ về các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi mà các em đã học được trong khi nghiên cứu sách Giáo Lý và Giao Ước. Hãy khuyến khích học viên xem qua các ghi chú trong nhật ký hoặc thánh thư mà các em đã đánh dấu về Đấng Cứu Rỗi trong vài tuần qua. Hãy yêu cầu các em suy ngẫm xem có những thuộc tính nào của Chúa Giê Su Ky Tô mà các em đang nhìn thấy nhiều hơn ở bản thân (ngay cả khi đó là những điều nhỏ nhặt).

Một số học viên có thể không nhận ra sự phát triển của các em. Hãy nhắc nhở học viên rằng sự phát triển thường khó nhận thấy, đặc biệt khi tự đánh giá bản thân, nhưng điều đó không có nghĩa là các em không phát triển. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội giải thích mục đích của Tiệc Thánh, suy ngẫm về những ước muốn tuân theo vị tiên tri và xem lại các kế hoạch để chia sẻ phúc âm của các em. Việc nghiên cứu của các học viên về Giáo Lý và Giao Ước 20–40 có thể đã nhấn mạnh những lẽ thật khác với những lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, anh chị em có thể điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Giải thích mục đích của Tiệc Thánh

Hãy tạo cơ hội cho học viên giải thích mục đích của Tiệc Thánh. Để chuẩn bị cho các em, anh chị em có thể mời các em ôn lại những điều các em đã học được về Tiệc Thánh trong Giáo Lý và Giao Ước (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 20:75–79; 27:1–2). Các em cũng có thể xem lại những ghi chú mà các em có thể đã ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Anh chị em có thể giới thiệu một tình huống như sau và yêu cầu học viên giải thích mục đích của Tiệc Thánh bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau đây để trả lời: đóng vai, tạo một hình ảnh thông tin hoặc bài thuyết trình hoặc viết vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Isaac đã mời một người bạn đến nhà thờ cùng cậu ấy vào Chủ Nhật. Vì người bạn này chưa bao giờ tham dự một buổi lễ Tiệc Thánh trước đây, Isaac muốn giải thích một vài chi tiết quan trọng trước ngày hôm đó.

  • Em nghĩ Isaac nên chia sẻ những chi tiết nào về giáo lễ của Tiệc Thánh?

Anh chị em có thể trưng ra những gợi ý sau đây để giúp học viên chuẩn bị cho những suy nghĩ của các em và cho phép các em đưa ra chứng ngôn của mình.

Chọn hai hoặc ba chi tiết về giáo lễ Tiệc Thánh mà em có thể tập trung vào. Sử dụng một hoặc nhiều đoạn thánh thư để giúp em giải thích và làm chứng.

  • Những lời cầu nguyện được dâng lên để ban phước bánh và nước

  • Điều chúng ta hứa với Cha Thiên Thượng

  • Điều Cha Thiên Thượng hứa với chúng ta

  • Những thái độ mà chúng ta thể hiện khi dự phần Tiệc Thánh

  • Trọng tâm vào Chúa Giê Su Ky Tô

  • Những kinh nghiệm cá nhân của em

Sau khi học viên trả lời tình huống, anh chị em có thể mời các em suy ngẫm và chia sẻ xem làm thế nào mà giáo lễ Tiệc Thánh có thể giúp các em nhận thấy được các em đang trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Cảm thấy gia tăng mong muốn để tuân theo vị tiên tri tại thế

Trong những bài học gần đây, học viên có thể đã có cơ hội nghiên cứu tầm quan trọng của việc tuân theo vị tiên tri trong thời kỳ của chúng ta. Sinh hoạt học tập này sẽ tạo cơ hội cho học viên suy ngẫm về mong muốn tuân theo vị tiên tri tại thế của các em đã được ảnh hưởng như thế nào trong quá trình nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước.

Anh chị em có thể muốn nhắc học viên về bài tự đánh giá sau đây trong bài học trước (xin xem bài học về Giáo Lý và Giao Ước 21).

Trong một bài học trước, em đã được mời suy nghĩ về lời khuyên bảo từ các vị tiên tri và vị sứ đồ mà có thể khó tuân theo đối với em. Hãy cố gắng nhớ lại xem đó là gì. Em có thể xem qua nhật ký ghi chép việc học tập của mình về những điều em đã ghi lại.

Hãy cho học viên một vài phút để xem nhật ký ghi chép việc học tập của các em nếu các em ghi chú trong đó.

  • Một số câu thánh thư nào mà chúng ta đã nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo vị tiên tri?

    Học viên có thể đưa ra một số câu thánh thư bao gồm Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–35; Giáo Lý và Giao Ước 1:38–39; 21:4–6. Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy. Việc cho phép học viên làm điều này trong các nhóm nhỏ có thể giúp cho nhiều học viên hơn có cơ hội chia sẻ điều quan trọng đối với các em.

    Hãy cân nhắc mời học viên ghi lại câu trả lời của các em cho một hoặc nhiều câu hỏi sau đây. Hãy cho phép học viên chọn những cách thức và phương pháp riêng để ghi lại những cảm nghĩ này. Sau khi đã cho học viên đủ thời gian, hãy mời một vài em chia sẻ suy nghĩ của mình. Mặc dù những cảm nghĩ hiện tại của học viên về việc tuân theo vị tiên tri có thể không tích cực, anh chị em có thể khuyến khích các em hành động ngay cả với những mong muốn nhỏ nhất và tìm kiếm phước lành của Chúa qua việc tuân theo các vị tiên tri của Ngài.

  • Những cảm nghĩ hiện tại của em về việc noi theo vị tiên tri được Chúa chọn là gì? Em nghĩ điều gì đã ảnh hưởng nhiều nhất đến những cảm nghĩ của em về việc noi theo các vị tiên tri của Chúa?

  • Em nghĩ việc noi theo vị tiên tri có thể giúp em trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

Chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô với người khác

Hãy giúp học viên suy nghĩ về những điều các em đã học được khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước về việc chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể mời học viên xem qua các phần hoặc câu cụ thể mà các em tập trung học hỏi. Nó có thể bao gồm Giáo Lý và Giao Ước 18các tiết 30–36.

Học viên có cơ hội lập kế hoạch để chia sẻ phúc âm với một người nào đó khi các em nghiên cứu “Giáo Lý và Giao Ước 30–36, Phần 2.” Hãy cân nhắc hỏi han về kế hoạch này bằng cách đặt ra các câu hỏi như sau (học viên cũng có thể thảo luận những câu hỏi này trong các nhóm nhỏ):

  • Gần đây em đã làm gì để chia sẻ phúc âm với người khác? Em cảm thấy việc đó như thế nào?

  • Em đã gặp những trở ngại nào khi cố gắng chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô theo những cách tự nhiên và thông thường?

  • Em đang học được điều gì về việc chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy thảo luận với cả lớp về những nỗ lực của anh chị em để chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi. Học viên có thể thảo luận về những điều đã diễn ra tốt đẹp hoặc những khó khăn mà các em gặp phải. Cuộc thảo luận này có thể tạo cơ hội cho học viên giúp đỡ lẫn nhau để chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em cũng có thể giúp học viên suy ngẫm xem các em đã phát triển như thế nào khi cố gắng nói chuyện với người khác về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài.

In