Lớp Giáo Lý
Bài Học 96—Giáo Lý và Giao Ước 84:49–102: “Đến Với Mọi Người Trên Khắp Thế Gian Này”


“Bài Học 96—Giáo Lý và Giao Ước 84:49–102: ‘Đến Với Mọi Người Trên Khắp Thế Gian Này’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 84:49–102”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 96: Giáo Lý và Giao Ước 84

Giáo Lý và Giao Ước 84:49–102

“Đến Với Mọi Người Trên Khắp Thế Gian Này”

Vào mùa thu năm 1832, những người truyền giáo bao gồm Jared Carter và Stephen Burnett bắt đầu trở lại Kirtland, Ohio, sau khi thuyết giảng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Đó là một thời gian đầy vui mừng khi các anh cả mang về những báo cáo về việc phục vụ Chúa ở miền đông Hoa Kỳ. Nhiều người sẽ sớm chấp nhận thêm sự kêu gọi để tiếp tục phục vụ. Trong thời kỳ của chúng ta, chúng ta cũng có thể phục vụ Chúa bằng cách chia sẻ phúc âm của Ngài. Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được ước muốn giống như Đấng Ky Tô để chia sẻ phúc âm với mọi người trên thế giới.

Hình Ảnh
tất cả mọi người trên thế giới

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Cả thế gian

Hình Ảnh
bản đồ thế giới

Để giúp học viên nhận ra có bao nhiêu con cái của Thượng Đế sống trên thế gian và đang cần đến phúc âm của Ngài, thì anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách trưng ra một bản đồ thế giới. Hãy cân nhắc yêu cầu học viên kể tên càng nhiều quốc gia càng tốt mà các em có thể nghĩ đến trong một phút, hoặc anh chị em có thể mời các em chỉ ra một số quốc gia trên bản đồ. Học viên cũng có thể tra cứu dân số quốc gia của anh chị em hoặc dân số thế giới.

Chuyển sang nói về phúc âm được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô trên khắp thế giới. Anh chị em có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Những người truyền giáo đang phục vụ ở đâu trên khắp thế giới? Họ ở đâu?

  • Số lượng tín hữu trên toàn cầu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô so với tổng dân số trên thế gian thì như thế nào? Số lượng tín hữu của Giáo Hội trong khu vực của em so với tổng dân số trong khu vực của em thì như thế nào?

Để được trợ giúp trả lời các câu hỏi thống kê về Giáo Hội, hãy tham khảo trang “Facts and Statistics (Sự Kiện và Số Liệu Thống Kê)” trên trang newsroom.ChurchofJesusChrist.org.

Anh chị em có thể yêu cầu học viên suy ngẫm về những điều tốt đẹp mà các em có thể làm bằng cách chọn phục vụ một công việc truyền giáo. Hãy đọc lời phát biểu sau đây và mời học viên chia sẻ những suy nghĩ hoặc cảm nhận của các em.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy những điều sau đây:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Mọi người đều xứng đáng có cơ hội để biết về phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Mỗi người đều xứng đáng để được biết nơi nào họ có thể tìm thấy niềm hy vọng và sự bình an mà “[vượt quá] mọi sự hiểu biết” [Phi Líp 4:7]. (Russell M. Nelson, “Thuyết Giảng Phúc Âm về Sự Bình An”, Liahona, tháng Năm năm 2022, trang 7)

Hãy yêu cầu học viên viết một số ý kiến để trả lời gợi ý sau đây:

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem Thượng Đế cảm thấy như thế nào về tất cả con cái của Ngài trên khắp thế giới. Nhiều người đang bỏ lỡ điều gì khi không biết về Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội phục hồi của Ngài? Em biết điều gì và những phước lành nào em đã có được mà có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác?

Các tình trạng của thế gian

Tháng Chín năm 1832 là khoảng thời gian đầy vui mừng ở Kirtland khi những người truyền giáo trở về sau khi đi phục vụ truyền giáo và báo cáo về những kinh nghiệm của họ ở các tiểu bang miền đông nước Mỹ. Trong thời gian này, Joseph Smith đã nhận được những chỉ dẫn từ Chúa. Một số hướng dẫn này đề cập đến tình trạng và nhu cầu của thế gian.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:49–53, tìm kiếm các từ và cụm từ mà Chúa đã sử dụng để mô tả những điều mà mọi người trên thế gian đang trải qua.

Hãy mời học viên chia sẻ các từ và cụm từ mà các em đã tìm thấy và ý nghĩa của chúng. Các em có thể sẽ chỉ ra một chủ đề về tội lỗi và cảnh nô lệ. Học viên cũng có thể nhận thấy rằng mọi người ở trong bóng tối và rên rỉ vì những tình trạng này. Điều này có nghĩa là họ cảm thấy bất lực, buồn bã và đau đớn. Học viên có thể chia sẻ xem các em đã thấy tội lỗi gây ra đau đớn, buồn phiền và dẫn đến tình trạng nô lệ như thế nào. Hãy lưu ý học viên không chia sẻ các chi tiết mà có thể không tôn trọng quyền riêng tư của người nào đó.

Chúa đã chỉ ra rằng ngay cả các tín hữu của Giáo Hội của Ngài cũng đang ở trong giai đoạn khá tăm tối và bị lên án vào thời điểm đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:54–57 để xem điều gì đang gây ra bóng tối và sự kết tội cho các tín hữu của Giáo Hội.

  • Em đã tìm thấy điều gì?

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ các câu này về tầm quan trọng của Sách Mặc Môn và những điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước?

Hãy giúp học viên hiểu Chúa Giê Su Ky Tô và các môn đồ của Ngài cảm thấy như thế nào khi các em thấy mọi người đau khổ trong tội lỗi và bóng tối. Các em có thể nghiên cứu một hoặc hai đoạn trong số các đoạn sau đây một mình hoặc theo các nhóm nhỏ.

  • Những từ nào giúp em hiểu những cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi dành cho những người trong tội lỗi và bóng tối? Hãy nghĩ xem việc vật lộn trong tội lỗi và bóng tối có thể là như thế nào.

  • Việc hiểu những cảm nghĩ của Chúa có thể hữu ích như thế nào?

  • Anh chị em nghĩ làm thế nào mà Sách Mặc Môn có thể giúp một người nào đó vượt qua được bóng tối thuộc linh?

Tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:60–62 và tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã chỉ dẫn những người này làm. Có thể là hữu ích khi biết rằng “những điều này” trong câu 60 và “những điều” trong câu 61 đề cập đến những điều Chúa đã mặc khải trong tiết 84, bao gồm việc ghi nhớ Sách Mặc Môn.

  • Chúa Giê Su đã hướng dẫn họ làm gì?

  • Em sẽ nhận được những phước lành nào khi vâng theo chỉ dẫn của Ngài?

Hãy cho phép học viên chia sẻ những điều các em đã học được. Một lẽ thật mà các em có thể nhận ra là Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta chia sẻ Sách Mặc Môn và chứng ngôn của mình với tất cả con cái của Thượng Đế trên khắp thế giới.

Hãy giúp học viên hiểu lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta chia sẻ phúc âm với tất cả mọi người. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách giúp học viên khám phá những phước lành mà Chúa muốn tất cả mọi người đều có. Sinh hoạt sau đây có thể là một cách thú vị để học viên làm việc với một người bạn cùng cặp khi các em nghiên cứu thêm về Giáo Lý và Giao Ước 84.

Hãy trưng ra các chỉ dẫn sau đây và giúp học viên tuân theo các chỉ dẫn đó. Đối với bước 2, anh chị em có thể chọn trước các phái bộ truyền giáo cụ thể để học viên lựa chọn.

  1. Hãy chọn một người nào đó làm “người bạn đồng hành truyền giáo” của em trong phần còn lại của bài học.

  2. Chọn một phái bộ truyền giáo trên thế giới mà em muốn phục vụ. (Nếu mọi người nói một ngôn ngữ khác trong phái bộ truyền giáo mà em đã chọn, hãy xem liệu em có thể nhanh chóng học cách chào người bạn đồng hành của mình bằng ngôn ngữ đó hay không.)

  3. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:64–73, và lập một bản liệt kê các phước lành mà Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn ban cho tất cả những người chấp nhận Ngài và phúc âm của Ngài.

  4. Hãy thảo luận xem làm thế nào mỗi phước lành mà em đã liệt kê có thể giúp một người nào đó vượt qua bóng tối và cảnh nô lệ của tội lỗi.

Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những phước lành lớn lao mà đến từ việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Ngoài việc đặt ra một câu hỏi như sau, anh chị em có thể cho học viên xem video “A Change of Heart (Một Sự Thay Đổi trong Lòng)” (4:39).

  • Nếu em có thể chia sẻ điều gì đó về Chúa Giê Su Ky Tô với một người không biết hoặc không noi theo Ngài, thì điều đó sẽ là gì?

Những người bạn của Đấng Cứu Rỗi

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về lý do tại sao rất nhiều thiếu nữ và thiếu niên sẵn sàng chấp nhận lời kêu gọi từ Chúa để trở thành một người truyền giáo phục vụ hoặc truyền đạo.

Trong khi học viên suy ngẫm, anh chị em có thể yêu cầu các em chia sẻ về những người mà các em biết gần đây đã nhận được đơn kêu gọi phục vụ từ Chúa. Nếu có, anh chị em có thể chia sẻ một bài đăng trên mạng xã hội về một người nào đó thông báo đơn kêu gọi truyền giáo của họ cho gia đình và bạn bè. Hãy giúp học viên nhận thấy niềm vui có thể đến với những người muốn phục vụ Chúa.

  • Những điều gì có thể gây khó khăn hoặc đáng sợ khi phục vụ Chúa với tư cách là một người truyền giáo?

Hãy cân nhắc mời học viên đọc các câu sau với “người bạn đồng hành truyền giáo” của các em. Anh chị em có thể mời các em chọn hai hoặc ba lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi mà mang lại sự tự tin cho những người mà muốn chia sẻ phúc âm với người khác. Sau đó, các cặp có thể chia sẻ những điều mà các em đã học được với các cặp học viên khác trong lớp.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:77–88, và tìm kiếm những lời khích lệ của Chúa dành cho những người mà có thể lo lắng về việc chấp nhận đơn kêu gọi để phục vụ Ngài.

Anh chị em cũng có thể chia sẻ những lời khích lệ từ các vị lãnh đạo Giáo Hội. (Xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”.)

  • Những lời nào của Chúa là nổi bật với em?

  • Từ những điều em đã học được ngày hôm nay, em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô xem những người đi thuyết giảng phúc âm của Ngài như những người bạn của Ngài? (xin xem câu 77).

  • Hôm nay em đã học được điều gì mà giúp mình hiểu rõ hơn về cảm nghĩ của Chúa về mọi người trên thế giới? Đức Thánh Linh có thể khuyến khích em thực hiện những hành động nào nhờ vào những điều em đã học được?

In