Lớp Giáo Lý
Bài Học 141—Giáo Lý và Giao Ước 132: Tục Đa Hôn


“Bài Học 141—Giáo Lý và Giao Ước 132: Tục Đa Hôn”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 132” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 141: Giáo Lý và Giao Ước 129–132

Giáo Lý và Giao Ước 132:1–2, 34–66

Tục Đa Hôn

Hình Ảnh
Joseph Smith đang đọc và phiên dịch Kinh Thánh

Mặc dù luật pháp về hôn nhân được Thượng Đế chấp nhận là giữa một người nam và một người nữ (xin xem Gia Cốp 2:27, 30), nhưng đã có những lúc Ngài truyền lệnh cho một số con cái của Ngài thực hiện tục đa hôn. Những năm đầu của Giáo Hội phục hồi là một trong những thời kỳ ngoại lệ đó. Chúa đã truyền lệnh cho Tiên Tri Joseph Smith thực hiện tục đa hôn và giảng dạy nguyên tắc này cho những người khác. Bài học này có thể giúp học viên hiểu thêm về lệnh truyền của Chúa dành cho một số Thánh Hữu để thực hiện tục đa hôn trong thời kỳ đầu của Giáo Hội.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Các giáo lệnh khó thực hiện

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Thượng Đế luôn luôn phán bảo con cái giao ước của Ngài phải làm những việc khó. (Russell M. Nelson, “Hãy Sống Đúng Theo Tiềm Năng của Mình Là Những Người của Thiên Niên Kỷ,” Liahona, tháng Mười năm 2016, trang 27)

  • Có một số ví dụ nào về những điều khó khăn mà Thượng Đế đã phán bảo con cái của Ngài phải làm?

    Nếu cần, hãy đề cập đến một vài câu chuyện trong thánh thư để học viên suy nghĩ. Các ví dụ có thể gồm có việc Áp Ra Ham được yêu cầu phải hy sinh Y Sác (xin xem Sáng Thế Ký 22:1–2, 10), Ma Ri chấp nhận sự kêu gọi để làm mẹ của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Lu Ca 1:26–38), và Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau đớn và chuộc tội cho toàn thể nhân loại (xin xem Ma Thi Ơ 26:39). Hãy cân nhắc đưa ra những hình ảnh mô tả những sự kiện này.

    Hình Ảnh
    Áp Ra Ham và Y Sác
    Hình Ảnh
    Ma Ri được thiên sứ viếng thăm
    Hình Ảnh
    Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê
  • Các em nghĩ tại sao đôi khi Thượng Đế phán bảo con cái của Ngài phải làm những việc khó khăn?

Là một phần của cuộc thảo luận này, anh chị em có thể đọc Áp Ra Ham 3:23–25. Anh chị em cũng có thể cho xem video “Làm Một Vị Tiên Tri Có Khó Không?” (1:54), có sẵn tại ChurchofJesusChrist.org.

Trong gian kỳ của chúng ta, Chúa đã yêu cầu Tiên Tri Joseph Smith làm nhiều việc khó khăn. Một lệnh truyền khó khăn mà Thượng Đế ban cho Joseph Smith là bắt đầu thực hiện tục đa hôn, còn được gọi là tục đa thê, trong thời kỳ đầu của Giáo Hội.

Hãy giải thích rằng tục đa hôn đề cập đến việc một người nam kết hôn với nhiều người nữ. Hãy giúp học viên hiểu rằng việc vật lộn với những cảm nghĩ hoang mang hoặc có câu hỏi về chủ đề này là điều bình thường. Cân nhắc cho học viên có thời gian để viết những thắc mắc mà các em có vào nhật ký học tập của mình.

Sẽ tốt cho học viên để tự các em tìm kiếm câu trả lời. Hãy mời các em chú ý đến sự hướng dẫn mà các em nhận được qua Đức Thánh Linh trong khi học tập. Vai trò của anh chị em với tư cách là giảng viên chứ không phải là để trả lời tất cả các câu hỏi của học viên. Anh chị em có thể nói rằng mình không có lời giải đáp. Anh chị em có thể cho thấy rằng ngay cả khi không có mọi câu trả lời, chúng ta vẫn có thể tiến bước với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Những chỉ dẫn của Chúa về tục đa hôn

Trong khi phiên dịch Kinh Thánh, Tiên Tri Joseph Smith đã đọc về việc một số tôi tớ của Thượng Đế lấy nhiều vợ. Để tìm hiểu về điều Joseph đã cầu vấn Thượng Đế, hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 132:1. Sau đó, đọc các câu 234–37, và tìm kiếm cách Chúa đã trả lời câu hỏi của Vị Tiên Tri.

  • Các em học được lẽ thật nào từ các câu thánh thư này về việc khi nào thì tục đa hôn được Chúa chấp nhận?

Hãy mời học viên diễn giải điều các em đang học và giúp các em nhận ra lẽ thật rằng Chúa chấp nhận việc thực hiện tục đa hôn chỉ khi nào Ngài truyền lệnh làm điều đó.

Trong Sách Mặc Môn, chúng ta biết được rằng một số người Nê Phi bắt đầu tục đa hôn trái với ý muốn của Thượng Đế. Họ biện minh cho hành động của mình dựa trên các câu chuyện thánh thư từ Kinh Cựu Ước (xin xem Gia Cốp 2:23–24; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 132:38–39). Chúa đã lên án những hành động này và dạy dân Nê Phi tiêu chuẩn của Ngài về hôn nhân.

Hãy đọc Gia Cốp 2:26–27, 30, và tìm kiếm những lời giảng dạy của Chúa dành cho dân Nê Phi.

  • Các câu này đã bổ sung điều gì vào sự hiểu biết của các em về tục đa hôn?

Nếu cần, hãy giúp học viên hiểu rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là luật pháp về hôn nhân được Thượng Đế chấp nhận. Tuy nhiên, đôi khi Thượng Đế đã truyền lệnh thực hiện tục đa hôn, là một ngoại lệ đối với luật pháp được công nhận này. Một lý do mà Thượng Đế lý giải cho việc thực hiện tục đa hôn là để “gây dựng dòng dõi cho [Ngài]” (Gia Cốp 2:30).

  • Sự hiểu biết này có thể giúp ích như thế nào cho những câu hỏi mà các em có thể có về việc thực hiện tục đa hôn trong thời kỳ đầu của Giáo Hội?

Tục đa hôn giữa các Thánh Hữu thời kỳ đầu

Học viên có thể được lợi ích từ cơ hội để sử dụng các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định để hiểu rõ hơn việc thực hiện tục đa hôn trong thời kỳ đầu của Giáo Hội.

Hãy cân nhắc phát tài liệu có tựa đề “Các Đoạn Trích từ ‘Tục Đa Hôn ở Kirtland và Nauvoo.’” Anh chị em có thể yêu cầu học viên nghiên cứu các tài liệu này một mình hoặc trong các nhóm nhỏ. Hãy mời các em tìm kiếm những thông tin mà có thể giúp trả lời những câu hỏi mà các em có thể có.

Sau khi học viên đã nghiên cứu xong, hãy cho các em một cơ hội để chia sẻ điều các em đã học được bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Các em đã học được gì từ việc học tập của mình mà các em thấy là hữu ích?

  • Joseph Smith và các tín hữu khác trong thời kỳ đầu của Giáo Hội đã cảm thấy như thế nào khi được yêu cầu thực hiện tục đa hôn?

  • Thượng Đế đã giúp các Thánh Hữu với lệnh truyền khó khăn này như thế nào?

Hãy giúp học viên hiểu rằng là điều bình thường nếu các em vẫn còn thắc mắc về đề tài này. Đó là một lệnh truyền khó khăn cho các Thánh Hữu thời kỳ đầu để tuân theo và nó cũng có thể khó để hiểu được ngày nay. Tuy nhiên, việc tập trung vào các lẽ thật quan trọng mà chúng ta thật sự biết về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô, và phúc âm phục hồi có thể giúp chúng ta tiến bước trong đức tin. Anh chị em có thể muốn đưa ra một lời chứng cá nhân và chia sẻ một lời phát biểu như sau:

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Đức tin không bao giờ đòi hỏi câu trả lời cho mỗi câu hỏi nhưng tìm kiếm sự bảo đảm và lòng can đảm để tiến bước, đôi khi [để] thừa nhận: “Tôi không biết hết mọi điều, nhưng tôi biết đủ để tiếp tục con đường của người môn đồ.” (Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 66)

Tóm tắt điều các em đã học được

Để giúp học viên trình bày được điều các em đã học hôm nay, hãy cân nhắc việc giới thiệu một tình huống như sau:

Hãy tưởng tượng các em có một cuộc trò chuyện với một người bạn đang thắc mắc liệu Joseph Smith có đi ngược lại ý muốn của Thượng Đế không khi ông bắt đầu thực hiện tục đa hôn trong Giáo Hội. Hãy dành ra một chút thời gian để phác thảo một số điểm trong nhật ký của các em mà các em có thể chia sẻ với người bạn của mình một cách ân cần và kiên nhẫn.

Sau khi học viên đã có cơ hội để viết vào nhật ký, anh chị em có thể hỏi xem có học viên nào cảm thấy thoải mái để chia sẻ điều các em đã viết không. Đây cũng có thể là thời điểm tốt để học viên trình bày bất cứ câu trả lời nào mà các em có thể đã tìm thấy cho một số câu hỏi hoặc băn khoăn của chính mình.

Hãy cân nhắc làm chứng với học viên rằng khi các em thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tìm đến Cha Thiên Thượng để được giúp đỡ, thì Ngài sẽ giúp các em với những thử thách hoặc câu hỏi mà các em gặp trong cuộc sống của mình.

In