Lớp Giáo Lý
Bài Học 161—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 10: Áp Dụng Các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh


“Bài Học 161—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 10: Áp Dụng Các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 10”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài học 161: “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”

Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 10

Áp Dụng Các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

học viên đang tham dự lớp học

Sự thông thạo giáo lý có thể giúp học viên xây dựng nền tảng cho cuộc sống của các em dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này sẽ cung cấp cho học viên cơ hội chia sẻ những đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa trong cuộc sống của các em, đồng thời giúp các em học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Ôn lại phần thông thạo giáo lý: Chia sẻ

Để giúp học viên ôn lại sơ lược điều các em đã học được trong năm nay và chuẩn bị cho các em chia sẻ những đoạn giáo lý thông thạo mà đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em, hãy cân nhắc việc viết cụm từ còn dở dang Một trong những … ưa thích của tôi lên bảng.

Anh chị em có thể hoàn thành cụm từ theo một vài cách khác nhau, chẳng hạn như các nhân vật trong lịch sử Giáo Hội, những câu chuyện mà chúng ta đã học được trong năm nay, hoặc những điều tôi học được từ một người bạn cùng lớp. Đối với mỗi cách anh chị em hoàn thành cụm từ, hãy cho phép học viên chia sẻ ngắn gọn với một người bạn cùng cặp những câu trả lời của các em và lý do các em chọn những câu trả lời đó.

Cuối cùng, hãy hoàn thành cụm từ với những đoạn thông thạo giáo lý. Cho học viên thời gian để xem lại bản liệt kê các đoạn thông thạo giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023). Mời các em chia sẻ với một người bạn cùng cặp về đoạn thánh thư mà các em đã chọn và ý nghĩa của đoạn thánh thư đó đối với mình. Hãy chắc chắn dành ra đủ thời giờ cho sinh hoạt áp dụng thực hành sau đây.

Học và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Trước khi giới thiệu câu chuyện sau đây, có thể hữu ích nếu cho phép học viên ôn sơ lược lại các nguyên tắc trong các đoạn 5–12 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. (Các sinh hoạt ôn tập được gợi ý có trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý” trong phần phụ lục của sách hướng dẫn này.)

Lưu ý: Đề tài được đề nghị trong bài học này có thể rất nhạy cảm và cá nhân đối với nhiều học viên. Khi lớp học thảo luận câu chuyện sau đây, hãy nhắc nhở các em về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho tất cả con cái của Ngài và ước muốn của Ngài dành cho chúng ta là đối xử với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng và tình yêu thương.

Hãy xem phần “Tình huống thay thế” trong “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” nếu anh chị em cảm thấy sẽ tốt hơn cho học viên để tập áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào một tình huống khác.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả một thanh niên phải đối mặt với một thử thách rất khó khăn. Khi các em đọc về hoàn cảnh của người thanh niên này, hãy suy ngẫm lý do tại sao việc áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh lại quan trọng đối với cậu ấy.

Anh Cả Jeffrey R. Holland

Tôi nói về một thanh niên đi truyền giáo một cách xứng đáng nhưng vì lựa chọn cá nhân nên đã trở về nhà sớm [bởi những cảm giác] hấp dẫn đồng giới tính và một số chấn thương anh đã trải qua trong vấn đề đó. Anh vẫn còn xứng đáng, nhưng đức tin của anh ta đang bị khủng hoảng, gánh nặng về cảm xúc của anh ta trở nên nặng nề hơn và nỗi đau khổ tinh thần của anh ta càng gia tăng nhiều hơn. Do đó, anh ta bị tổn thương, hoang mang, tức giận, bơ vơ và cô độc. (Jeffrey R. Holland, “Đó Là Mẹ Ngươi!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 49)

Anh chị em có thể giúp chuẩn bị cho học viên thấy được sự liên quan trong bài học này bằng cách cho phép các em xử lý những sự hiểu biết và cảm xúc của mình liên quan đến những tình huống như thế này. Anh chị em có thể khuyến khích học viên viết những suy nghĩ của các em vào nhật ký học tập bằng cách trưng ra những gợi ý như sau:

  • Các em nghĩ người thanh niên này có thể có những câu hỏi hoặc thắc mắc nào về kế hoạch của Cha Thiên Thượng hoặc về Giáo Hội?

  • Mối quan hệ của cậu ấy với Cha Thiên Thượng có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi những câu hỏi hoặc mối bận tâm này?

  • Tại sao điều này lại quan trọng đối với những người có hoàn cảnh tương tự để hiểu và áp dụng các nguyên tắc nhằm đạt được sự hiểu biết thuộc linh? Tại sao điều này lại quan trọng đối với bạn bè và gia đình của họ để cũng áp dụng các nguyên tắc đó?

Hãy nhớ rằng bài học này không thể trả lời mọi câu hỏi mà học viên có thể có. Thượng Đế vẫn chưa mặc khải mọi câu trả lời. Bài học này nhằm giúp học viên trở thành môn đồ trung tín hơn của Chúa Giê Su Ky Tô thông qua việc áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh khi các em đối mặt với những thắc mắc và mối bận tâm trong cuộc sống.

Mời học viên chia sẻ trước lớp điều các em đã học được về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà các em cảm thấy sẽ hữu ích nhất cho người thanh niên này, bạn bè, hoặc gia đình của cậu ấy. Hãy dành nhiều thời gian cho cuộc thảo luận này.

Tùy thuộc vào thời gian còn lại sau cuộc thảo luận, anh chị em có thể chọn từ tài liệu học còn lại để giúp học viên hiểu rõ hơn các nguyên tắc này.

Người thanh niên đã làm gì?

Hãy cân nhắc việc yêu cầu các thành viên trong lớp tìm một người bạn cùng làm và cung cấp cho mỗi cặp một bản in của phần còn lại của câu chuyện do Anh Cả Holland kể. Hãy mời các em gạch dưới bằng chứng về cách người thanh niên này và những người khác đã áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Sau đó, cân nhắc trưng ra các câu hỏi dưới đây để các em thảo luận theo cặp.

Anh Cả Jeffrey R. Holland

Chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo khu, và vị giám trợ đã dành ra vô số giờ để tìm kiếm, khóc và ban phước cho anh. … [Mẹ của anh] đã chia sẻ với con trai của bà chứng ngôn về quyền năng của Thượng Đế, về Giáo Hội của Ngài, nhất là về tình yêu thương của Ngài dành cho đứa con này. Đồng thời, bà cũng làm chứng về tình yêu thương kiên [định], bất tận của bà dành cho đứa con. …

Khuynh hướng tình dục của [người thanh niên] này bằng một cách nào đó đã không thay đổi một cách kỳ diệu—không một ai cho rằng điều đó sẽ xảy ra cả. Nhưng dần dần, lòng của anh ta đã thay đổi.

Người thanh niên này bắt đầu trở lại nhà thờ. Anh ta sẵn sàng chọn dự phần Tiệc Thánh một cách xứng đáng. Anh ta cũng nhận được một giấy giới thiệu đi đền thờ lại và chấp nhận một sự kêu gọi để phục vụ với tư cách là giảng viên lớp giáo lý vào sáng sớm, nơi mà anh ta đã được thành công rực rỡ. Và giờ đây, sau 5 năm, theo lời yêu cầu riêng của anh ta và với sự phụ giúp đáng kể của Giáo Hội, anh ta đã trở lại với công việc truyền giáo để hoàn tất sự phục vụ của mình cho Chúa. Tôi đã khóc vì lòng dũng cảm, tính liêm khiết, và quyết tâm của người thanh niên này. (Jeffrey R. Holland, “Đó Là Mẹ Ngươi!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 49)

  • Những lựa chọn mà người thanh niên đưa ra cho thấy đức tin của anh ấy nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Các em nghĩ những hành động của người thanh niên đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của người này với Cha Thiên Thượng?

  • Các em nghĩ tại sao việc mẹ của anh ấy chọn làm chứng với anh ấy về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho anh ấy lại quan trọng?

  • Các em thấy bằng chứng nào cho thấy anh ấy đã tìm đến các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định? Các em nghĩ sự lựa chọn các nguồn phương tiện của anh ấy có thể đã ảnh hưởng như thế nào đến đức tin của anh ấy nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Giả sử người thanh niên này không thể tìm thấy câu trả lời cho một số câu hỏi hoặc mối bận tâm của mình. Các em biết gì về Cha Thiên Thượng và kế hoạch của Ngài mà có thể hữu ích cho anh ấy ghi nhớ?

Điền vào chỗ trống

Đối với sinh hoạt này, hãy cân nhắc viết lên bảng ba câu còn chưa hoàn thành dưới đây.

Chọn một trong những lời phát biểu sau đây từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý và cố gắng nhớ lại để hoàn tất lời phát biểu đó. Sau đó, kiểm tra câu trả lời của các em bằng cách sử dụng các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”.

  1. “Trong những lúc mà chúng ta có thể ngay lập tức không tìm ra giải đáp cho những thắc mắc của mình …”

  2. “Chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh để …”

  3. “Học cách nhận ra và tránh các nguồn hỗ trợ không đáng tin cậy có thể …”

Hãy suy nghĩ về lý do các nguyên tắc trong lời phát biểu mà các em đã chọn là quan trọng đối với người thanh niên đó và bạn bè và gia đình của anh ấy để hiểu.

Mời học viên di chuyển quanh phòng và chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc với nhau. Anh chị em có thể khuyến khích các em tiếp tục đổi bạn để chia sẻ cho đến khi các em đã chia sẻ suy nghĩ của mình với ít nhất một người đã chọn phương án 1, một người đã chọn phương án 2, và một người đã chọn phương án 3.

Các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định

Hãy cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây. Sau đó, cho học viên đủ thời gian để tìm kiếm thánh thư và những lời phát biểu trước khi mời các em đứng lên phát biểu.

Nếu cần, anh chị em có thể cung cấp cho học viên các nguồn tài liệu được gợi ý trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”.

  • Các em nghĩ những đoạn thông thạo giáo lý nào từ Giáo Lý và Giao Ước (hoặc các sách thánh thư khác) có thể giúp người thanh niên này?

  • Những lời phát biểu nào từ các vị lãnh đạo Giáo Hội sẽ hữu ích cho người này hoặc những người thân yêu của anh ấy để nghiên cứu?