“‘Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới’—Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“‘Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”
“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”
Khái Quát
“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” là một lời phát biểu từ các vị tiên tri nhằm giúp chúng ta hiểu những lời giảng dạy của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô về hôn nhân và gia đình. Thượng Đế đã mặc khải trong bản tuyên ngôn này cách thức đạt được sự bình an và hạnh phúc cho các cá nhân và các gia đình.
Chuẩn bị giảng dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình, Phần 1
Mục đích của bài học: Để giúp các học viên hiểu rõ hơn vai trò trọng tâm của gia đình trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.
-
Học viên chuẩn bị: Mời các học viên đọc bản tuyên ngôn về gia đình và đánh dấu những sự hiểu biết sâu sắc của các em hoặc ghi lại những câu hỏi mà các em có thể có.
-
Học liệu cho học viên: Các bản kỹ thuật số hoặc bản in giấy của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”; Các bản in giấy của bài học 7 trong sách học dành cho viện giáo lý Gia Đình Vĩnh Cửu, Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học dành cho những học viên không thể truy cập vào Thư Viện Phúc Âm
-
Video: “Stand Strong against the Wiles of the World” (27:49; xem từ phút 19:31 đến 20:20); “Plan of Salvation—We‘re Still a Family ” (4:47)
Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình, Phần 2
Mục đích của bài học: Để giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc có con và chăm sóc con cái trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên lắng nghe hoặc đọc lời của bài thánh ca “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 301). Khuyến khích các em nghĩ về tầm quan trọng của con cái trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.
-
Học liệu cho học viên: Các bản kỹ thuật số hoặc bản in giấy của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”; một vài bản in giấy của các bài nói chuyện sau đây để chia sẻ cho các học viên không truy cập được vào Thư Viện Phúc Âm: Dallin H. Oaks, “Cha Mẹ và Con Cái”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 61–67; David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 41–44; Neil L. Andersen, “Con Cái”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 28–31
-
Video: “Jesus Christ Appears in the Ancient Americas” (14:46; xem từ phút 8:13 đến 8:47)
Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình, Phần 3
Mục đích của bài học: Để giúp học viên áp dụng những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô vào các mối quan hệ gia đình của các em.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ những khoảnh khắc khi các em cảm nhận được hạnh phúc cùng với gia đình mình.
-
Học liệu cho học viên: Các bản kỹ thuật số hoặc bản in giấy của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”
Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 10
Mục đích của bài học: Để cung cấp cho học viên cơ hội chia sẻ các đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa trong cuộc sống của các em, đồng thời giúp các em học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ trước lớp một đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa trong cuộc sống của các em và cho biết lý do tại sao.
-
Học liệu cho học viên: Đủ bản in lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland cho các cặp để cùng chia sẻ (Jeffrey R. Holland, “Đó Là Mẹ Ngươi!”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 49)