Lớp Giáo Lý
Bài Học 157—Đánh Giá Việc Học Tập của Em 10: Suy Ngẫm về Việc Học Tập Giáo Lý và Giao Ước của Em


“Bài Học 157—Đánh Giá Việc Học Của Em 10: Suy Ngẫm về Việc Học Giáo Lý và Giao Ước của Em”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Của Em 10”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài học 157: Những Tín Điều và Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 10

Suy Ngẫm về Việc Học Tập Giáo Lý và Giao Ước của Em

Hình Ảnh
hai anh em đang xem album ảnh

Việc suy ngẫm và đánh giá quá trình học hỏi về phần thuộc linh của chúng ta có thể giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những ký ức thuộc linh

Cân nhắc mang theo một bức ảnh cá nhân đến lớp. Trưng ra bức ảnh và mô tả ngắn gọn những kỷ niệm của anh chị em có liên quan đến những người hoặc sự kiện trong bức ảnh. Nếu học viên được yêu cầu thực hiện sinh hoạt chuẩn bị, hãy mời các em chia sẻ ngắn gọn những hình ảnh và kỷ niệm của mình trong các nhóm nhỏ hoặc trước lớp. Các em cũng có thể chia sẻ hình ảnh mà các em có trên điện thoại.

  • Các em nghĩ tại sao người ta thích xem hình ảnh của mọi người hoặc những sự kiện của mình trong quá khứ?

  • Một số ví dụ về những kỷ niệm chúng ta có thể có mà không thể ghi lại trong ảnh là gì?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về những ký ức thuộc linh của chúng ta.

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Hãy luôn ghi nhớ những ký ức thiêng liêng của anh chị em. Hãy tin tưởng những ký ức đó. Hãy viết chúng xuống. Hãy chia sẻ chúng với gia đình của anh chị em. Hãy tin rằng chúng đến với anh chị em từ Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Yêu Quý của Ngài. Hãy để cho chúng mang lại sự kiên nhẫn cho những nghi ngờ của anh chị em và sự hiểu biết về những khó khăn của anh chị em. Tôi hứa với anh chị em rằng khi anh chị em sẵn lòng ghi nhận và trân quý kỹ những sự kiện thuộc linh tối quan trọng trong cuộc sống của anh chị em thì càng ngày càng có nhiều hơn những sự kiện như vậy sẽ đến với anh chị em. Cha Thiên Thượng biết anh chị em và thương yêu anh chị em! (Neil L. Andersen, “Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 22)

  • Các em nghĩ tại sao việc suy ngẫm về những ký ức thuộc linh của chúng ta lại quan trọng?

    Giải thích rằng bài học này sẽ cho học viên một cơ hội để suy ngẫm về một số ký ức hoặc kinh nghiệm thuộc linh mà các em đã có trong khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước và lịch sử Giáo Hội trong năm qua.

    Trước khi cho học viên thời gian để trả lời những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc đề cập đến lời phát biểu trong lời giới thiệu sách Giáo Lý và Giao Ước có nội dung: “Trong những điều mặc khải, người ta nghe [thấy] tiếng nói dịu dàng nhưng cứng rắn của Chúa Giê Su Ky Tô.” Anh chị em có thể mời học viên xem lại những hiểu biết sâu sắc mà các em đã ghi lại trong nhật ký học tập trong suốt cả năm hoặc các đánh dấu hay chú thích mà các em đã ghi trong thánh thư để giúp trả lời những câu hỏi này.

  • Các em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô khi các em nghiên cứu những lời của Ngài trong Giáo Lý và Giao Ước năm nay?

  • Mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã thay đổi như thế nào trong năm qua?

  • Các em đã nghiên cứu một số đoạn thánh thư nào mà đã tác động đến các em? Những đoạn này đã tác động như thế nào đến các em?

  • Các em đã cố gắng áp dụng một số lẽ thật phúc âm nào? Các em đã thấy hoặc hy vọng thấy điều gì từ những nỗ lực của mình?

Sau khi đã cho học viên có đủ thời gian, hãy mời các em chia sẻ một số ký ức thuộc linh của các em trước lớp, nếu thích hợp để chia sẻ. Khi học viên chia sẻ, hãy khuyến khích những em khác đóng góp vào cuộc thảo luận bằng cách đặt ra những câu hỏi như “Có em nào có kinh nghiệm tương tự không?” hoặc “Các em có thể bổ sung gì vào những điều bạn mình vừa chia sẻ?”

Nhận sự mặc khải

Nhắc nhở học viên rằng các em đã được mời trong suốt cả năm để luyện tập và học cách nhận được sự mặc khải cá nhân.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Tôi khẩn nài anh chị em hãy gia tăng [hết sức] khả năng thuộc linh hiện tại của mình để nhận được sự mặc khải cá nhân. …

Tôi khẩn nài các anh chị em gia tăng khả năng thuộc linh của mình để nhận được sự mặc khải. … Hãy chọn làm công việc thuộc linh được đòi hỏi này để vui hưởng ân tứ Đức Thánh Linh và nghe được tiếng nói của Thánh Linh thường xuyên hơn và rõ ràng hơn. (Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 95–96)

Để giúp minh họa cho lời mời của Chủ Tịch Nelson yêu cầu chúng ta nỗ lực hơn khả năng của mình để tiếp nhận sự mặc khải, hãy cân nhắc việc cho các em xem các quả bóng bay khác nhau được thổi phồng thành các kích cỡ khác nhau. Mời học viên cân nhắc xem quả bóng nào tượng trưng đúng nhất khả năng của các em để tiếp nhận sự mặc khải cá nhân vào đầu năm và quả bóng nào tượng trưng cho khả năng của các em bây giờ. Trong khi soi xét bản thân, học viên có thể suy ngẫm những câu hỏi sau đây. Mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ.

  • Điều gì đã giúp các em “gia tăng [hết sức]” và “gia tăng khả năng thuộc linh của mình để nhận được sự mặc khải” trong năm nay?

  • Một số đoạn thánh thư nào từ Giáo Lý và Giao Ước đã bổ sung cho sự hiểu biết của các em về việc nhận được sự mặc khải?

    Nếu học viên cần trợ giúp, thì anh chị em có thể cung cấp một số ví dụ như Joseph Smith—Lịch Sử 1:5–20Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3; 9:7–9; 11:12–13; 88:118.

  • Các em đã có những kinh nghiệm nào đối với việc nhận được sự mặc khải cá nhân?

Giải Thích Sự Phục Hồi

Hãy trưng ra xung quanh phòng nhiều hình ảnh mô tả các sự kiện quan trọng trong Sự Phục Hồi, chẳng hạn như sau. Ngoài ra, anh chị em có thể yêu cầu cả lớp liệt kê các sự kiện quan trọng trong Sự Phục Hồi lên bảng. Cùng cả lớp chọn bốn hoặc năm sự kiện để thảo luận. Viết những điều này lên những tờ giấy khác nhau và đặt các tờ giấy này xung quanh phòng.

Hình Ảnh
Khải Tượng Thứ Nhất

Khải Tượng Thứ Nhất

Hình Ảnh
Phục Hồi Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc

Phục Hồi Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc

Hình Ảnh
Sự ra đời của Sách Mặc Môn

Sự Ra Đời của Sách Mặc Môn

Hình Ảnh
Xây dựng đền thờ

Xây dựng Đền Thờ

Chia học viên thành nhiều nhóm và mời mỗi nhóm tập trung lại ở một bức hình hoặc tờ giấy khác nhau. Chỉ định một trưởng nhóm để điều phối một cuộc thảo luận về sự kiện đó trong Sự Phục Hồi. Khuyến khích trưởng nhóm mời mọi người trong nhóm chia sẻ một điều gì đó. Sau khi đã cho học viên có đủ thời gian, hãy mời các nhóm đi qua một hình ảnh mới và chọn một trưởng nhóm mới. Những gợi ý sau đây có thể giúp người trưởng nhóm hướng dẫn cuộc thảo luận tại mỗi trạm.

  1. Chia sẻ những gì mọi người trong nhóm nhớ về sự kiện này.

  2. Giải thích lý do tại sao sẽ có lợi ích cho mọi người trên khắp thế giới nếu biết về phần này của Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  3. Thảo luận về cách mà phần này của Sự Phục Hồi đã giúp gia tăng đức tin của mọi người trong nhóm nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Tiên Tri Joseph Smith

Có thể sử dụng sinh hoạt sau đây để bổ sung cho sinh hoạt suy ngẩm mà học viên đã thực hiện lúc bắt đầu bài học.

Trưng ra hình ảnh của Tiên Tri Joseph Smith. Hỏi học viên xem các em có nhớ đoạn giáo lý thông thạo nào mô tả công việc vĩ đại mà Joseph đã hoàn thành trong cuộc đời của ông không. Sau đó cùng nhau đọc hoặc đọc thuộc lòng Giáo Lý và Giao Ước 135:3. Nhắc học viên nhớ rằng chứng ngôn này về Joseph Smith đã được viết ngay sau sự tuẫn đạo của ông. Giúp các em chuẩn bị để chia sẻ với nhau chứng ngôn của các em về Joseph Smith là vị tiên tri của Chúa.

Hãy nghĩ về những cảm nghĩ và chứng ngôn của riêng các em về Joseph Smith đã thay đổi như thế nào trong năm qua. Các em có thể muốn viết xuống những suy nghĩ của mình khi suy ngẫm về những điều sau đây:

  • Làm thế nào các em đã tiến đến việc tự mình biết được rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng Joseph Smith trong Khu Rừng Thiêng Liêng?

  • Công việc mà Chúa đã soi dẫn cho Joseph Smith làm có thể giúp các em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

  • Nếu các em không chắc chắn về sự kêu gọi của Joseph Smith với tư cách là vị tiên tri của Thượng Đế, thì các em có thể làm gì để biết được điều đó?

Hãy cân nhắc kết thúc bằng cách mời một vài học viên chia sẻ chứng ngôn của các em về Joseph Smith.

In