“Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2: Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2
Những Tín Điều và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2
Khái Quát
Trong những năm sau cái chết của Tiên Tri Joseph Smith, Giáo Hội đã phát triển thánh thư Thánh Hữu Ngày Sau bằng cách thêm Những Tín Điều vào sách Trân Châu Vô Giá, và Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2 vào sách Giáo Lý và Giao Ước. Những Tín Điều là 13 câu tuyên ngôn ngắn gọn về niềm tin được Tiên Tri Joseph Smith viết ra. Tuyên Ngôn Chính Thức 1 gồm có các bài viết của Chủ Tịch Wilford Woodruff được Chúa mặc khải cho Các Thánh Hữu ngừng thực hiện tục đa hôn vào cuối thập niên 1800. Tuyên Ngôn Chính Thức 2 là lời loan báo về điều mặc khải ban cho Chủ Tịch Spencer W. Kimball vào năm 1978 nhằm cung cấp thêm bằng chứng rằng Cha Thiên Thượng yêu thương tất cả con cái của Ngài và rằng “tất cả mọi người đều như nhau trước mặt Thượng Đế” (2 Nê Phi 26:33). Lời loan báo đó đã làm cho tất cả những người nam xứng đáng có thể được sắc phong chức tư tế của Thượng Đế và tất cả các tín hữu xứng đáng của Giáo Hội đều có thể được làm lễ thiên ân trong đền thờ.
Khuyến khích việc xem xét bản thân và đánh giá. Đặt ra những câu hỏi được soi dẫn để học viên có thể nhận ra những điều mình đã biết và tin tưởng. Khuyến khích học viên mời Đức Thánh Linh giúp các em xác định những điều cần biết và làm chứng về những lẽ thật mà các em tìm kiếm. Để biết thêm thông tin về cách Đấng Cứu Rỗi đã làm điều này, hãy xem phần “Đấng Cứu Rỗi Đã Ban Cơ Hội cho Mọi Người Được Đức Thánh Linh Giảng Dạy” trong Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em cũng có thể xem ví dụ về cách thực hiện việc đó trong bài học tuần này có tiêu đề “Tuyên Ngôn Chính Thức 1”.
Chuẩn bị giảng dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
Những Tín Điều
Mục đích của bài học: Nhằm giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của các em về giáo lý của Đấng Cứu Rỗi bằng cách nghiên cứu các lẽ thật được viết trong Những Tín Điều.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc 13 Tín Điều và thử học thuộc lòng một tín điều có ý nghĩa đối với các em. Khuyến khích các em chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ tín điều nào các em đã chọn và đọc thuộc lòng tín điều đó trước các học viên khác trong lớp.
-
Video: “Những Tín Điều” (4:43); “Các Giáo Lý và Nguyên Tắc Được Chứa Đựng trong Những Tín Điều” (14:28; xem từ phút 13:09 đến 14:07)
-
Tài liệu phát tay: “Sinh Hoạt Học Tập Những Tín Điều”
Tuyên Ngôn Chính Thức 1
Mục đích của bài học: Nhằm giúp học viên hiểu rằng Chúa hướng dẫn Giáo Hội của Ngài qua sự mặc khải liên tục cho các vị tiên tri của Ngài.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm và sau đó hỏi gia đình hoặc bạn bè các em đã được ban phước như thế nào nhờ Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục mặc khải ý muốn của Ngài qua các vị tiên tri của Ngài.
-
Nội dung cần trưng ra: Sinh hoạt tự đánh giá ở đầu bài học
-
Video: “Welcome Message” (4:27; xem từ phút 0:42 đến 1:14)
Tuyên Ngôn Chính Thức 2
Mục đích của bài học: Để giúp học viên hành động với đức tin khi các em gặp phải những tình huống không chắc chắn hoặc các câu hỏi thuộc linh.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc lời giới thiệu của Tuyên Ngôn Chính Thức 2 để tìm hiểu về những hoàn cảnh dẫn đến lời tuyên bố này.
-
Video: “Struggling with the History of Race and the Priesthood” (4:03)
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 10
Mục đích của bài học: Để giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về mặt thuộc linh như thế nào.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên mang đến lớp một bức ảnh cá nhân nhắc về một người hoặc kinh nghiệm mà các em hy vọng sẽ luôn ghi nhớ.
-
Các vật dụng cần mang theo: Ảnh cá nhân; bong bóng hoặc hình ảnh các quả bóng bay với nhiều kích cỡ khác nhau
-
Video: “Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng” (16:43; xem từ phút 15:31 đến 16:09)
-
Hình ảnh: Các khía cạnh hoặc sự kiện khác nhau mô tả Sự Phục Hồi phúc âm