Lớp Giáo Lý
Bài Học 154—Những Tín Điều: Học Hỏi Những Lẽ Thật Căn Bản của Phúc Âm của Đấng Cứu Rỗi


“Bài Học 154—Những Tín Điều: Học Hỏi Những Lẽ Thật Căn Bản của Phúc Âm của Đấng Cứu Rỗi,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Những Tín Điều,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 154: Những Tín Điều, Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

Những Tín Điều

Học Hỏi Những Lẽ Thật Căn Bản của Phúc Âm của Đấng Cứu Rỗi

giới trẻ đang tươi cười

Vào ngày 1 tháng Ba năm 1842, Tiên Tri Joseph Smith đã phản hồi lời yêu cầu của biên tập viên báo chí John Wentworth trong việc cung cấp thông tin về lịch sử và niềm tin của Giáo Hội. Trong thư phản hồi, Joseph đã tuyên bố 13 nguyên tắc căn bản của phúc âm được biết đến ngày nay là Những Tín Điều. Bài học này giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của các em về giáo lý của Đấng Cứu Rỗi bằng cách nghiên cứu các lẽ thật có trong Những Tín Điều.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Giải thích niềm tin của chúng ta

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học với tình huống sau đây.

Hãy tưởng tượng các em có một người bạn muốn biết thêm về những gì mà các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô tin vào. Người bạn đó rất quan tâm chủ đề này nhưng chỉ có một vài phút để lắng nghe trước khi đến lớp.

  • Các em sẽ muốn người bạn của mình hiểu gì về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?

    Anh chị em có thể cho học viên ba phút để viết câu trả lời vào nhật ký học tập của mình. Ngoài ra, học viên có thể thảo luận điều các em sẽ chia sẻ với cả lớp hoặc diễn lại tình huống đó với một người bạn.

  • Các em sẽ chia sẻ những nguồn tài liệu nào với người bạn của mình để giúp họ học hỏi thêm về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài?

Nếu cần, hãy chỉ ra rằng một nguồn tài liệu hữu ích là Những Tín Điều. Hãy chắc chắn rằng học viên có thể tìm ra Những Tín Điều trong thánh thư của mình. Anh chị em cho học viên vài phút để đánh giá mức độ quen thuộc của các em với Những Tín Điều. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi học viên xem các em đã từng thuộc lòng một Tín Điều nào đó hoặc sử dụng một số Tín Điều trong khi giảng dạy một bài học, viết một bài nói chuyện, hoặc chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi với những người khác hay chưa.

Những Tín Điều

Để giúp học viên học về cách chúng ta có được Những Tín Điều, hãy cân nhắc việc chia sẻ với học viên video “The Articles of Faith” (4:43), trên trang ChurchofJesusChrist.org. Anh chị em cũng có thể tóm tắt thông tin bối cảnh sau đây:

4:43

Vào năm 1842, Joseph Smith đã phản hồi bức thư ông nhận được từ John Wentworth, là người sống ở Chicago, Illinois. Wentworth là biên tập viên của tờ báo có tên Chicago Democrat và muốn biết thêm về niềm tin và lịch sử của Các Thánh Hữu đang sống ở Nauvoo, Illinois. Trong bức thư, Joseph đã chia sẻ các chi tiết về sự thành lập và vận mệnh của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Vị Tiên Tri kết thúc bức thư với 13 câu ngắn gọn tóm tắt những lẽ thật căn bản và giáo lý của Giáo Hội. Những câu này về sau được đặt tên là Những Tín Điều và được công bố vào năm 1851 trong ấn bản đầu tiên của sách Trân Châu Vô Giá.

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ điều sau đây về việc học hỏi Những Tín Điều có thể giúp chúng ta ra sao.

14:28
Anh Cả L. Tom Perry

Tôi khuyến khích các em sử dụng trí thông minh của mình để học hỏi và tìm hiểu Những Tín Điều và các giáo lý mà những tín điều này giảng dạy. Những Tín Điều là lời tuyên bố quan trọng nhất và chắc chắn là ngắn gọn nhất về giáo lý trong Giáo Hội. Nếu các em chịu sử dụng các tín điều đó để [hướng dẫn] việc học hỏi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, thì các em sẽ thấy mình sẵn sàng làm chứng về lẽ thật đã được phục hồi cho thế gian. Các em sẽ có thể tuyên bố trong một cách giản dị, thẳng thắn và sâu sắc về niềm tin cơ bản mà các em quý trọng với tư cách là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. (L. Tom Perry, “Các Giáo Lý và Nguyên Tắc Chứa Đựng trong Những Tín Điều,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 48)

  • Các em đã học được gì từ lời phát biểu này về tầm quan trọng của việc nghiên cứu và biết về Những Tín Điều?

Hãy cân nhắc việc làm chứng về bất cứ phước lành nào anh chị em đã nhận thấy từ việc nghiên cứu Những Tín Điều và sử dụng chúng để tuyên bố phúc âm của Đấng Cứu Rỗi.

Học hỏi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô qua Những Tín Điều

biểu tượng tài liệu phát tayÝ kiến sau đây là một cách để giúp học viên có được kinh nghiệm có ý nghĩa với Những Tín Điều. Hãy cân nhắc phát tờ tài liệu có tựa đề “Sinh Hoạt Học Tập về Những Tín Điều”. Cho các học viên thời gian để hoàn thành các sinh hoạt trong tài liệu phát tay. Khuyến khích các em chú ý đến những thúc giục thuộc linh hoặc những hiểu biết sâu sắc các em nhận được từ Đức Thánh Linh khi các em nghiên cứu. Anh chị em có thể muốn chắc chắn rằng một số học viên sẽ tập trung vào bốn tín điều đầu tiên vì chúng giảng dạy các lẽ thật căn bản quan trọng về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô, và giáo lý của hai Ngài.

Hãy sẵn sàng phụ giúp học viên, nhưng hãy mời các em sử dụng các kỹ năng học tập mà các em đã học được ở nhà, ở nhà thờ, và lớp giáo lý để hoàn thành các sinh hoạt này. Nếu học viên hoàn thành sinh hoạt một cách nhanh chóng, hãy mời các em chọn một tín điều khác và lặp lại tiến trình này.

Sinh Hoạt Học Tập về Những Tín Điều

Bước 1: Chọn một trong Những Tín Điều mà các em muốn nghiên cứu hôm nay và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Các em học được lẽ thật hoặc những lẽ thật vĩnh cửu nào từ tín điều này?

  • Những lời giảng dạy từ tín điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Bước 2: Chọn ít nhất hai trong số các lựa chọn sau đây để giúp các em tìm hiểu thêm về tín điều các em đã chọn:

  1. Học thuộc lòng. Hãy nghĩ về một ý kiến giúp các em học thuộc lòng tín điều và dành thời gian để học thuộc lòng tín điều đó.

  2. Tìm các nguồn tài liệu liên quan. Tìm các câu thánh thư hoặc lời phát biểu liên quan từ các vị lãnh đạo Giáo Hội có liên quan đến tín điều mà các em đã chọn. Các em có thể sử dụng các công cụ như các cước chú trong thánh thư, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, hoặc chức năng tìm kiếm trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm để được trợ giúp.

  3. Trình bày bằng hình ảnh. Hãy sử dụng nghệ thuật để giúp các em trò chuyện hoặc trình bày những lời giảng dạy từ tín điều các em đã chọn. Các ví dụ có thể bao gồm hình vẽ, ảnh ghép, đám mây từ khóa, hoặc ảnh meme. (Do tính thiêng liêng của Thượng Đế, hãy tránh vẽ các thành viên trong Thiên Chủ Đoàn.)

  4. Tạo một tình huống. Hãy nghĩ về những tình huống mà các em hoặc các bạn thanh thiếu niên khác gặp phải, hoặc những câu hỏi về phúc âm mà tín điều của các em có thể giúp ích. Viết tình huống hoặc câu hỏi ra và giải thích cách thức hoặc lý do tại sao các lẽ thật được giảng dạy trong tín điều là có ích.

  5. Làm chứng. Viết chứng ngôn của các em về các lẽ thật đã được giảng dạy trong tín điều của mình. Mô tả cách những lời giảng dạy này đã ban phước cho cuộc sống của các em và mang các em đến gần Thượng Đế hơn.

Chia sẻ những điều các em đã học

Cân nhắc những cách thức giúp học viên chia sẻ và trình bày điều các em đã học được. Anh chị em có thể viết số 1–13 lên 13 mảnh giấy nhỏ và đặt chúng vào một cái mũ. Rút ngẫu nhiên một mảnh giấy và hỏi xem có học viên nào đã nghiên cứu tín điều đó mà sẵn lòng chia sẻ không. Đối với lớp học có đông học viên hơn, hãy cân nhắc việc tổ chức các em thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ và mời các em chia sẻ với nhau.

Sau khi chia sẻ, các học viên sẵn lòng có thể trưng ra tờ giấy của các em lượt qua khắp phòng để những người khác xem.