Lớp Giáo Lý
Bài Học 177—Có Trách Nhiệm với Công Nghệ: Thận Trọng trong Những Lựa Chọn của Chúng Ta về Công Nghệ


“Bài Học 177—Có Trách Nhiệm với Công Nghệ: Thận Trọng trong Những Lựa Chọn của Chúng Ta về Công Nghệ,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Có Trách Nhiệm với Công Nghệ,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 177: Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Cách để Lựa Chọn

Có Trách Nhiệm với Công Nghệ

Thận Trọng trong Những Lựa Chọn của Chúng Ta về Công Nghệ

Hình Ảnh
em thiếu nữ đang dùng máy tính xách tay

Chúng ta được ban phước để sống trong một thời kỳ có nhiều công nghệ. Việc sử dụng công nghệ có thể giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và giúp công việc của Ngài tiến triển. Nhưng điều đó cũng có thể dẫn chúng ta rời xa Ngài. Bài học này giúp học viên áp dụng các biện pháp an toàn để có trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ của bản thân.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sử dụng công nghệ

Cân nhắc đưa ra một hình ảnh về các bảng khắc bằng vàng. Giải thích rằng Thượng Đế đã giao phó các bảng khắc bằng vàng cho Tiên Tri Joseph Smith.

Hình Ảnh
các bảng khắc bằng vàng

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:46, và tìm kiếm lời cảnh báo của Mô Rô Ni dành cho Joseph Smith về các bảng khắc bằng vàng.

Cân nhắc viết đề mục Sử dụng để làm điều tốt ở một bên của tấm bảng và đề mục Sử dụng sai ở bên kia. Sau đó, anh chị em có thể viết những câu trả lời của học viên cho các câu hỏi sau đây dưới mỗi đề mục.

  • Sa Tan sẽ cố gắng làm cho Joseph Smith sử dụng sai các bảng khắc bằng vàng như thế nào?

  • Joseph Smith đã sử dụng các bảng khắc bằng vàng để làm điều tốt như thế nào?

Giơ điện thoại di động lên hoặc đưa ra bức hình của một cái điện thoại, và nói cho học viên biết rằng Thượng Đế đã giao phó công nghệ cho các em.

  • Chúng ta có thể sử dụng công nghệ để làm điều tốt như thế nào?

  • Các em thiếu niên có thể cảm thấy bị cám dỗ để lạm dụng công nghệ theo những cách nào?

Mời học viên yên lặng suy ngẫm câu hỏi sau đây.

  • Các em đang sử dụng công nghệ theo những cách mà Chúa muốn như thế nào?

Khuyến khích học viên cởi mở với những ấn tượng về cách các em có thể có trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ của bản thân. Cân nhắc việc chia sẻ rằng cũng như Chúa đã hướng dẫn Joseph Smith sử dụng các bảng khắc bằng vàng để làm điều tốt, Ngài có thể giúp chúng ta làm như vậy với công nghệ.

Sự hướng dẫn đầy soi dẫn

Sinh hoạt sau đây có thể giúp học viên học hỏi từ sự hướng dẫn đầy soi dẫn của Chúa về việc có trách nhiệm với công nghệ.

Một cách để có thể nghiên cứu các phần sau đây là chia lớp học của anh chị em ra thành hai nhóm. Hãy phát một phần cho mỗi nhóm. Mời học viên tự nghiên cứu phần của mình, viết vào nhật ký học tập những câu trả lời cho các câu hỏi, và sẵn sàng giảng dạy điều các em học được.

Hoặc là, anh chị em có thể mời học viên nghiên cứu phần nào mà các em quan tâm nhiều hơn.

Có Trách Nhiệm với Công Nghệ

Phần 1. Dành thời gian cho công nghệ một cách khôn ngoan

Trong sách Giáo Lý và Giao Ước, Chúa sử dụng các từ “thiết tha nhiệt thành” và “phí phạm”.

  • Em nghĩ những từ này có nghĩa là gì?

Hãy đọc các câu thánh thư sau đây và suy ngẫm điều Chúa dạy về việc thiết tha nhiệt thành và phí phạm: Giáo Lý và Giao Ước 58:27–28; 60:13; 68:31; 75:3.

  • Em sẽ tóm tắt những điều mà Chúa dạy như thế nào?

(Trong các lẽ thật, em có thể nhận ra một điều gì đó như sau: Chúa mong muốn chúng ta thiết tha nhiệt thành để làm điều tốt và không phí phạm thời giờ của mình.)

  • Làm cách nào chúng ta có thể nhận ra mình có đang phí phạm thời giờ cho công nghệ hay không?

Hãy nghiên cứu lời phát biểu sau đây, tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về việc sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Một [cá nhân] chưa chín chắn hoặc lầm lạc có thể dành ra quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử, trò chuyện trực tuyến, hoặc bằng những cách khác cho phép kỹ thuật số thống trị những gì trong thực tế. Thoạt đầu, việc dành thời gian cho công nghệ có vẻ tương đối vô hại, với lý lẽ là dành ra một vài phút cần thiết để thư giãn sau những đòi hỏi của lịch trình bận rộn hằng ngày. Nhưng chúng ta đã vô tình bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để phát triển và cải thiện kỹ năng giao tiếp. … Dần dần, việc giải trí dường như vô hại có thể trở thành một hình thức lệ thuộc nguy hiểm. (David A. Bednar, “Things as They Really Are,” Ensign, tháng Sáu năm 2010, trang 21)

  • Đâu là những lý do người ta dùng để biện minh cho việc phí phạm thời giờ cho công nghệ?

  • Điều gì giúp em tránh phí phạm thời giờ của mình cho công nghệ?

  • Em có thể mời Chúa tham gia vào các nỗ lực của mình để sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan như thế nào?

Phần 2. Lựa chọn phương tiện truyền thông tốt

  • Em thường xuyên đưa ra những lựa chọn nào về phương tiện truyền thông?

  • Những trải nghiệm của em đã dạy cho em điều gì mà có thể giúp em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi các em lựa chọn phương tiện truyền thông?

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:23–24; Những Tín Điều 1:13; và Mô Rô Ni 7:12–17, tìm kiếm các lẽ thật mà có thể giúp đỡ chúng ta xét đoán điều thiện và điều ác.

  • Em tìm thấy những lẽ thật nào trong các câu này?

(Trong số các lẽ thật, em có thể nhận ra một điều gì đó giống như sau: Những gì soi sáng và thuyết phục làm điều tốt đều đến từ Thượng Đế.)

  • Em có thể nhận được lợi ích như thế nào từ việc áp dụng lẽ thật này cho việc lựa chọn phương tiện truyền thông để sử dụng?

Anh Cả David A. Bednar đã mời chúng ta tự hỏi câu hỏi sau đây về phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Việc sử dụng các công nghệ và phương tiện truyền thông khác nhau có mời gọi hoặc cản trở sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của anh chị em không? (David A. Bednar, “Things as They Really Are,” Ensign, tháng Sáu năm 2010, trang 23)

  • Làm thế nào em có thể mời gọi Đức Thánh Linh khi lựa chọn phương tiện truyền thông?

  • Điều gì giúp em tránh loại phương tiện truyền thông mà có thể dẫn em rời xa Đấng Cứu Rỗi?

Khi học viên hoàn thành nghiên cứu, hãy mời các em chia sẻ những điều đã học được. Thực hiện điều này cùng với cả lớp hoặc bằng cách bắt cặp học viên với người nào đó đã nghiên cứu một phần khác. Sau khi các học viên dạy cho nhau, hãy cân nhắc việc mời các em thực tập một hoặc cả hai kỹ năng sau đây để giúp các em sử dụng công nghệ một cách an toàn.

Việc lập kế hoạch trước có thể giúp chúng ta có trách nhiệm với công nghệ

Để giúp học viên áp dụng điều các em học được, hãy giúp các em thực tập kỹ năng sau đây:

Xác định: Lập kế hoạch về cách chúng ta sẽ sử dụng công nghệ một cách có ích, giúp chúng ta nhiệt thành làm việc tốt và không lãng phí thời gian. Tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng khi lập kế hoạch.

Làm mẫu: Cung cấp khuôn mẫu cho học viên bằng cách mời các em nghĩ về những cách mà các em có thể sử dụng công nghệ một cách thành công. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách hỏi:

  • Các em có thể lập kế hoạch trước để có trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ của mình bằng những cách nào?

    Một số câu trả lời có thể là:

    • Suy ngẫm xem Cha Thiên Thượng muốn các em sử dụng công nghệ như thế nào.

    • Có mục đích trước khi sử dụng công nghệ (ví dụ như để liên lạc với một người bạn qua điện thoại).

    • Đặt ra giới hạn thời gian hằng ngày cho việc sử dụng công nghệ.

    • Thiết lập những nơi không dùng thiết bị, như phòng ngủ và phòng tắm.

    • Sạc điện thoại ở khu vực sạc cho gia đình vào ban đêm, cách xa giường của các em.

    • Sử dụng các bộ lọc để chặn nội dung không thích hợp hoặc không an toàn.

  • Các em nghĩ tại sao việc có kế hoạch có thể tạo ra sự khác biệt?

Thực hành: Mời học viên tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để lập kế hoạch về cách các em sẽ có trách nhiệm với việc sử dụng công nghệ.

Hãy cân nhắc hỏi xem có học viên nào sẵn lòng chia sẻ kế hoạch của mình với lớp học không.

Việc tạm ngừng có thể giúp chúng ta chịu trách nhiệm với công nghệ

Để giúp học viên hiểu phải làm gì khi các em gặp nội dung không lành mạnh trên phương tiện truyền thông, kỹ năng sau đây có thể hữu ích:

Xác định: Khi gặp nội dung không lành mạnh trên phương tiện truyền thông, chúng ta có thể tạm ngừng sử dụng công nghệ.

Làm mẫu: Cung cấp khuôn mẫu cho học viên bằng cách chia sẻ ba bước sau đây mà có thể giúp các em tạm ngừng sử dụng công nghệ khi các em gặp nội dung không lành mạnh trên phương tiện truyền thông.

  1. Lên tiếng: Khi thấy nội dung không lành mạnh hoặc làm cho em cảm thấy tệ, cô đơn, hoặc không thoải mái, thì các em có thể nói: “Cái này không ổn.” Những cảm nghĩ này có thể là sự thúc giục đến từ Đức Thánh Linh.

  2. Lựa chọn tốt hơn: Các em có thể tắt thiết bị hoặc tắt thông báo. Các em có thể đi ra ngoài hoặc đi đến một phòng khác không có thiết bị. Các em có thể nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc nhớ lại một câu thánh thư yêu thích để mời gọi Đức Thánh Linh đến cùng các em.

  3. Kết nối với một người nào đó: Các em có thể nói chuyện với một người bạn hoặc người trong gia đình về cảm nghĩ của mình. Các em có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng.

Thực tập: Mời học viên suy nghĩ về những cách thức mà các em có thể tạm ngừng sử dụng khi gặp phải nội dung không lành mạnh trên phương tiện truyền thông.

Nếu muốn, học viên có thể chia sẻ ý kiến của các em với cả lớp.

Chia sẻ những điều các em đã học

  • Các em đã học được điều gì từ bài học này mà các em không muốn quên?

Hãy kết thúc bằng chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa có thể giúp chúng ta sử dụng công nghệ một cách an toàn và khôn ngoan.

In