Lớp Giáo Lý
Bài Học 180—Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa: Việc Xây Dựng Khả Năng Tự Lực Ban Phước cho Chúng Ta Về Mặt Thế Tục và Thuộc Linh


“Bài Học 180—Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa: Việc Xây Dựng Khả Năng Tự Lực Ban Phước cho Chúng Ta Về Mặt Thế Tục và Thuộc Linh,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 180: Xây Dựng Khả Năng Tự Lực

Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa

Việc Xây Dựng Khả Năng Tự Lực Ban Phước cho Chúng Ta Về Mặt Thế Tục và Thuộc Linh

Đấng Cứu Rỗi đã phán: “Và mục đích của ta là lo liệu cho các thánh hữu của ta. … Nhưng việc đó cần phải được thực hiện theo cách thức riêng của ta” (Giáo Lý và Giao Ước 104:15–16). Chúa Giê Su Ky Tô giúp Các Thánh Hữu của Ngài xây dựng khả năng tự lực để họ có thể lo liệu cho bản thân và học cách ban phước cho người khác như Ngài đã làm. Bài học này có thể giúp học viên hiểu sự cần thiết phải xây dựng khả năng tự lực theo cách của Chúa.

Hình Ảnh
Đấng Cứu Rỗi đang giảng dạy

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự tự lực

Cân nhắc việc bắt đầu bài học bằng cách tìm ra điều học viên đã hiểu về sự tự lực. Anh chị em có thể viết Sự Tự Lực lên trên bảng và yêu cầu học viên mô tả ý nghĩa của từ này, và lý do tại sao việc tự lực lại quan trọng để chúng ta cố gắng đạt được.

Anh chị em có thể giúp học viên thảo luận điều các em biết về sự tự lực bằng cách trưng ra những bức ảnh về một bữa ăn với cá và một số dụng cụ đánh cá. Yêu cầu học viên thảo luận bức ảnh nào mà có những vật dụng hữu ích nhất cho một người xây dựng khả năng tự lực trong việc cung cấp thức ăn cho gia đình họ. Anh chị em có thể muốn trưng ra hai lời phát biểu dưới đây như một phần của cuộc thảo luận.

Hình Ảnh
dụng cụ đánh cá
Hình Ảnh
bữa ăn có cá

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã giải thích giá trị của việc học cách tự lo liệu cho bản thân:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Có câu nói xưa rằng nếu ta cho ai đó một con cá, thì họ sẽ có một bữa ăn trong một ngày. Nhưng nếu ta dạy cho họ cách câu cá, thì họ sẽ có cái ăn trong cả quãng đời còn lại. (Gordon B. Hinckley, “The Perpetual Education Fund,” Ensign, tháng Năm năm 2001, trang 52)

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy điều sau đây về sự tự lực:

Chúa đã tuyên phán: “Và mục đích của ta là lo liệu cho các thánh hữu của ta” [Giáo Lý và Giao Ước 104:15]. Điều mặc khải này là một lời hứa từ Chúa rằng Ngài sẽ cung cấp các phước lành vật chất và mở cánh cửa cho sự tự lực … chính là khả năng để chúng ta chu cấp những nhu yếu phẩm [trong] cuộc sống [cho] bản thân và … gia đình mình. …

Hãy tin chắc rằng anh chị em là con của Cha Thiên Thượng. Ngài yêu thương anh chị em và sẽ không bao giờ bỏ rơi anh chị em. Ngài biết anh chị em và sẵn sàng ban cho anh chị em các phước lành thuộc linh và vật chất [khi] tự lực… . (Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, trong My Foundation for Self-Reliance [năm 2016], trang 3)

  • Các em học được điều gì từ những lời phát biểu này về sự tự lực?

    Sau khi lớp học thảo luận những lời phát biểu trước, hãy cân nhắc việc mời học viên tóm tắt sự hiểu biết của các em về sự tự lực cho người bạn cùng cặp. Có thể hữu ích để tiếp tục trưng ra những lời phát biểu trước của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn để học viên tham khảo. Sau đó, hãy mời học viên tình nguyện chia sẻ phần tóm tắt của các em với cả lớp.

    Hãy chắc chắn là học viên hiểu rằng với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta có thể xây dựng khả năng tự lực để lo liệu cho những nhu cầu cần thiết của cuộc sống cho bản thân và gia đình mình.

  • Các em nghĩ tại sao việc hiểu về việc xây dựng khả năng tự lực lại quan trọng khi các em còn trẻ?

  • Nếu một người nào đó cảm thấy quá sức trước ý nghĩ phải tự lực, thì các em có thể nhắc nhở họ điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể mang đến cho họ hy vọng?

Để giúp học viên thấy những cách thức áp dụng thực tế các nguyên tắc tự lực, hãy cân nhắc việc viết các đề tài sau đây lên trên bảng: học vấn, sức khỏe, việc làm, tài chính, sức mạnh thuộc linh. Chia học viên thành các nhóm và chỉ định một đề tài cho mỗi nhóm. Mời học viên thảo luận những điều sau đây trong nhóm của mình và sau đó chia sẻ với lớp học điều các em đã thảo luận.

Trả lời các câu hỏi sau đây dựa trên một trong các đề tài này: học vấn, sức khỏe, việc làm, tài chính, hoặc sức mạnh thuộc linh:

  • Các em sẽ mô tả một người nào đó tự lực trong lĩnh vực đó như thế nào?

  • Làm thế nào một thanh thiếu niên có thể bắt đầu xây dựng khả năng tự lực trong lĩnh vực đó? Làm thế nào họ có thể mời Chúa giúp đỡ họ?

  • Những lợi ích của việc học cách làm nhiều điều hơn cho bản thân mình trong lĩnh vực này là gì?

Khuyến khích học viên chú ý đến những thúc giục từ Đức Thánh Linh về cách các em có thể tự lo liệu cho mình. Giúp học viên hiểu rằng ngay cả khi các em có thể tự mình làm mọi việc, các em vẫn cần phải trông cậy vào Chúa. Đôi khi, cũng có thể thích hợp để xin sự giúp đỡ từ người khác.

Sự tự lực theo cách của Chúa

Để giúp học viên hiểu các nguyên tắc về sự tự lực mà chúng ta có thể học hỏi từ Chúa và các tôi tớ của Ngài, hãy cân nhắc một trong những lựa chọn sau đây:

  1. Chia học viên ra thành các nhóm nhỏ, và phân phát tài liệu phát tay “Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa”. Mỗi nhóm có thể chia các phần tham khảo thánh thư và những lời phát biểu cho các thành viên trong nhóm để nghiên cứu. Các em có thể chia sẻ với nhau điều mình đã học được và cùng nhau trả lời các câu hỏi.

  2. Nếu học viên có các nguồn tài liệu và kinh nghiệm để tự mình tìm ra các phần tham khảo thánh thư và những lời phát biểu của các vị lãnh đạo Giáo Hội, thì hãy trưng ra các câu hỏi từ tài liệu phát tay lên trên bảng. Mời học viên tra cứu thánh thư và những lời của các vị tiên tri để tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi.

Xây Dựng Khả Năng Tự Lực theo Cách của Chúa

Nghiên cứu các phần tham khảo thánh thư và những lời phát biểu dưới đây, tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi sau:

  1. Chúa đã dạy điều gì trong thánh thư và qua các vị tiên tri của Ngài mà có thể giúp chúng ta xây dựng khả năng tự lực?

  2. Một người có thể gặp phải những trở ngại nào mà họ sẽ cần sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để vượt qua?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Ezra Taft Benson

Chúa làm việc bằng cách bắt đầu từ trong ra ngoài. Thế gian làm việc bằng cách bắt đầu từ ngoài vào trong. Thế gian sẽ mang người ta ra khỏi khu ổ chuột. Đấng Ky Tô mang những khu ổ chuột (bên trong) ra khỏi người ta, và sau đó họ tự mình ra khỏi những khu ổ chuột (bên ngoài). Thế gian hun đúc con người bằng cách thay đổi môi trường của họ. Đấng Ky Tô thay đổi con người rồi sau đó con người thay đổi môi trường của họ. Thế gian định hướng hành vi của con người, nhưng Đấng Ky Tô có thể thay đổi hành vi của con người. (Ezra Taft Benson, “Born of God,” Ensign, tháng Mười Một năm 1985, trang 6)

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Cách của Chúa không phải là ngồi bên con suối và chờ cho [con nước lớn chảy đi rồi mới băng qua]. Chúng ta phải cùng nhau đến, xắn tay áo lên, đi làm việc, và xây một cây cầu hay đóng một chiếc tàu để vượt qua dòng nước thử thách. (Dieter F. Uchtdorf, “Lo Liệu theo Cách của Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 54)

Cung cấp cho các nhóm cơ hội để chia sẻ với lớp học những câu trả lời và hiểu biết sâu sắc mà các em đã có trong khi nghiên cứu. Các em cũng có thể chia sẻ những ví dụ về việc Chúa đã ban phước cho các em như thế nào trong các nỗ lực sống theo các nguyên tắc tự lực của mình.

Đấng Cứu Rỗi đã phát triển từ ân điển này đến ân điển khác

Học viên có thể nhận ra rằng có thể sẽ quá sức khi cố gắng xây dựng khả năng tự lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Hãy giải thích rằng chúng ta có thể học hỏi từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi rằng việc xây dựng sự tự lực cần có thời gian. Hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh sau khi học viên đọc đoạn thánh thư sau đây.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su học làm mộc

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 93:11–13, và tìm kiếm những điều mà Giăng Báp Tít đã dạy về sự phát triển của Đấng Cứu Rỗi. (Một phần của những bài viết của Giăng Báp Tít đã được mặc khải cho Joseph Smith và được ghi lại trong tiết 93.)

Nếu học viên cần giúp trả lời các câu hỏi sau đây, thì anh chị em có thể muốn giải thích rằng việc tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác có nghĩa là cải thiện dần dần với sự giúp đỡ thiêng liêng. Anh chị em có thể yêu cầu học viên đọc 2 Nê Phi 28:30 để giúp các em thấy cách chúng ta cũng cần phải tiến triển “từng hàng chữ một.”

  • Các em nghĩ Đấng Cứu Rỗi “tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác” có nghĩa là gì? (câu 13).

  • Làm thế nào tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác có thể giúp các em trong các nỗ lực xây dựng khả năng tự lực về mặt thuộc linh và thế tục?

Xây dựng khả năng tự lực trong cuộc sống của chính các em

Hãy mời học viên suy ngẫm về điều mà Đức Thánh Linh có thể đã dạy các em về việc xây dựng khả năng tự lực. Để giúp các em suy ngẫm, anh chị em có thể trưng ra những câu hỏi sau đây. Mời học viên đánh giá tình trạng tự lực hiện tại của mình bằng cách suy ngẫm hoặc trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký học tập.

  • Tôi cảm thấy tự tin như thế nào trong việc xây dựng khả năng tự lực trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống?

  • Tại sao sẽ hữu ích khi bắt đầu phát triển khả năng tự lo liệu cho bản thân mình trong các lĩnh vực này?

  • Làm thế nào tôi có thể mời Chúa tham gia vào việc xây dựng khả năng tự lực tốt hơn trong cuộc sống của mình?

Mời học viên cân nhắc những cách cụ thể mà các em có thể bắt đầu để xây dựng khả năng tự lực trong cuộc sống của mình. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những ý nghĩ và lời chứng của mình về quyền năng của việc trở nên tự lực và điều đó đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em như thế nào.

In