Lớp Giáo Lý
Bài Học 192—Giáo Dục Toàn Diện: Tìm Kiếm Kiến Thức về mặt Thuộc Linh lẫn Thế Tục


“Bài Học 192—Giáo Dục Toàn Diện: Tìm Kiếm Kiến Thức về mặt Thuộc Linh lẫn Thế Tục”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Dục Toàn Diện”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 192: Chuẩn Bị cho Học Vấn và Công Việc trong Tương Lai

Giáo Dục Toàn Diện

Tìm Kiếm Kiến Thức về mặt Thuộc Linh lẫn Thế Tục

giới trẻ trong một bối cảnh phúc âm

Chúa mời gọi chúng ta theo đuổi cả học vấn về mặt thuộc linh lẫn thế tục “để [chúng ta] có thể được sẵn sàng về mọi phương diện” (Giáo Lý và Giao Ước 88:80). Bài học này có thể giúp học viên lập kế hoạch để tiếp tục trau dồi kiến thức về tôn giáo của mình trong khi theo đuổi học vấn thế tục trong tương lai.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Dành thời gian cho Chúa trong khi phát triển học vấn của các em

Có thể bắt đầu bài học bằng cách chia sẻ tình huống sau đây:

Hãy tưởng tượng các em nói với một người bạn của mình rằng các em tham dự lớp giáo lý. Sau khi các em giải thích lớp giáo lý là gì, người bạn của các em hỏi: “Tại sao người ta lại muốn dành thời gian cho một lớp học như thế?”

  • Các em sẽ chia sẻ điều gì với người bạn của mình?

    Có thể hỏi thêm những câu như sau để giúp học viên thấy việc tham dự lớp giáo lý đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào.

  • Các em đã được ban phước như thế nào vì dành thời gian cho Chúa trong quá trình học vấn của mình bằng cách tham dự lớp giáo lý?

  • Việc tham dự lớp giáo lý đã tạo ra sự khác biệt thế nào trong việc học tập của các em?

Giải thích rằng sau khi học viên hoàn thành kinh nghiệm lớp giáo lý, các em sẽ có cơ hội tiếp tục học hỏi về tôn giáo trong những năm bước vào tuổi trưởng thành. Bài học này sẽ giới thiệu cho học viên những cơ hội đó.

Khuyến khích học viên chú ý đến những sự thúc giục của Thánh Linh, để có thể giúp các em nhận ra tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức thuộc linh trong quá trình học tập, nghiên cứu của các em. Anh chị em cũng có thể mời các học viên tìm kiếm sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng để biết nên lựa chọn cách nào để trau dồi kiến thức về tôn giáo trong tương lai.

Tầm quan trọng của việc học hỏi về phần thuộc linh

Trong Giáo Lý và Giao Ước, Chúa dạy rằng chúng ta nên trau dồi sự hiểu biết về nhiều đề tài để có thể sẵn sàng phục vụ những người khác. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 88:78–80, 118, và tìm kiếm lời khuyên bảo của Chúa.

  • Dựa trên điều các em học được trong các câu này, Chúa yêu cầu chúng ta học hỏi điều gì để có thể sẵn sàng phục vụ những người khác?

    Học viên có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Chúa mời gọi chúng ta tập trung vào kiến thức về mặt thuộc linh lẫn thế tục khi tìm kiếm sự hiểu biết. Anh chị em có thể nên giải thích rằng học vấn thế tục nói đến những kiến thức không liên quan trực tiếp đến những lời giảng dạy phúc âm.

  • Các em sẽ nói gì với một người cảm thấy rằng họ không có thời gian học hỏi về tôn giáo bởi vì họ quá tập trung vào học vấn thế tục?

    Khi anh chị em thảo luận về câu hỏi trước, có thể nên mời học viên nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 29:34. Các em có thể tìm kiếm những lời giảng dạy giúp bản thân thấy rõ hơn lý do tại sao Chúa muốn tập trung vào cả kiến thức về tôn giáo lẫn thế tục.

  • Vì sao việc tập trung học hỏi về tôn giáo song song với những việc nghiên cứu, học tập khác của các em có thể củng cố mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Sau khi học viên thảo luận xong các câu hỏi trước, có thể trình chiếu và chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring.

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã mô tả các phước lành mà chúng ta có thể nhận được khi cố gắng cân bằng giữa việc học hỏi về mặt thuộc linh và thế tục:

Chủ Tịch Henry B. Eyring

Ưu tiên trước nhất của chúng ta nên là học hỏi về mặt thuộc linh. … Rõ ràng rằng việc ưu tiên trước nhất cho sự học tập về mặt thuộc linh không làm [giảm] bớt trách nhiệm học tập những điều thế tục của chúng ta. Ngược lại, nó mang lại mục đích cho [việc học hỏi về các vấn đề] thế tục của chúng ta và thúc đẩy chúng ta học tập chăm chỉ hơn.

Nếu chúng ta ưu tiên cho việc học [hỏi về mặt] thuộc linh thì chúng ta sẽ phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn về cách sử dụng thời gian của mình. Nhưng chúng ta hãy tỉnh táo để đừng bao giờ hình thành thói quen xem nhẹ việc học tập thuộc linh trong cuộc sống của mình. Đừng bao giờ làm vậy. Điều đó sẽ dẫn đến bi kịch. Ban đầu bi kịch có thể không rõ ràng, mà có thể nó cũng chẳng bao giờ rõ ràng trong cuộc sống trần thế. Nhưng hãy nhớ rằng, anh chị em quan tâm đến học vấn, không chỉ trong cuộc sống trần thế mà còn trong cuộc sống vĩnh cửu nữa. Khi thấy rõ thực tế đó với tầm nhìn thuộc linh, các anh chị em sẽ ưu tiên trước hết cho việc học hỏi về các vấn đề thuộc linh nhưng vẫn không xao lãng việc học hỏi về các vấn đề thế tục. Trên thực tế, khi ấy anh chị em sẽ học về các vấn đề thế tục chăm chỉ hơn so với khi không có tầm nhìn thuộc linh đó. (Henry B. Eyring, “Education for Real Life”, Ensign, tháng Mười năm 2002, trang 17–18).

Các lựa chọn để học hỏi về tôn giáo trong Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội

Cha Thiên Thượng đã ban phước cho chúng ta để có các tổ chức giáo dục do Giáo Hội bảo trợ, mà có thể giúp chúng ta ưu tiên cho việc học hỏi về mặt thuộc linh. Các tổ chức được soi dẫn này ra đời để ban phước cho con cái của Thượng Đế.

Hãy giúp học viên làm quen với những lựa chọn để học hỏi về tôn giáo trong những năm bước vào tuổi trưởng thành.

biểu tượng tài liệu phát tayAnh chị em cũng có thể phát cho học viên tài liệu có tựa đề “Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội”, và cho các em thời gian để đọc và tìm hiểu về các lựa chọn khác nhau.

Dành thời gian cho cả lớp đọc và thảo luận phần có tựa đề “Các Viện Giáo Lý Tôn Giáo.” Cho học viên cơ hội để đặt câu hỏi về viện giáo lý. Có thể hữu ích để mời một giảng viên hoặc học viên thuộc viện giáo lý địa phương nói về viện giáo lý và trả lời các câu hỏi.

Sau khi thảo luận về viện giáo lý, hãy cho học viên thời gian để đọc và tìm hiểu về các lựa chọn khác được liệt kê trong tài liệu phát tay. Mời học viên tìm kiếm bằng chứng về tình yêu thương của Thượng Đế và ước muốn của Ngài dành cho chúng ta, trong lúc các em nghiên cứu các lựa chọn khác nhau. Mặc dù các học viên trên khắp thế giới có thể tham dự mọi tổ chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES), nhưng có lẽ nên cho học viên biết những lựa chọn thích hợp nhất trong khu vực của anh chị em. Bảng biểu sau đây có thể giúp ích:

Các Khu Vực Địa Lý Tập Trung vào Các Đối Tượng Cụ Thể

Các Tổ Chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES)

Các Khu Vực Địa Lý Tập Trung vào Các Đối Tượng Cụ Thể

Toàn Cầu

Các Tổ Chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES)

Viện Giáo Lý Tôn Giáo; Chương Trình BYU-Pathway Worldwide

Các Khu Vực Địa Lý Tập Trung vào Các Đối Tượng Cụ Thể

Hoa Kỳ và Canada

Các Tổ Chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES)

Trường Brigham Young University; trường BYU–Idaho

Các Khu Vực Địa Lý Tập Trung vào Các Đối Tượng Cụ Thể

Các Quần Đảo Châu Á và Thái Bình Dương

Các Tổ Chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES)

Trường BYU–Hawaii

Các Khu Vực Địa Lý Tập Trung vào Các Đối Tượng Cụ Thể

Utah và các tiểu bang lân cận

Các Tổ Chức thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội (CES)

Trường Ensign College

Trước khi mời học viên tìm hiểu về các tổ chức CES khác, có thể giúp học viên đánh giá xem tổ chức nào trong số đó sẽ thích hợp nhất cho các em.

Một cách để anh chị em có thể làm điều này là nghĩ ra vài trường hợp điển hình mô tả những người phù hợp với mỗi tổ chức. biểu tượng tài liệu phát tayMột lựa chọn khác là phát cho học viên tài liệu có tựa đề “Tổ Chức CES Nào Phù Hợp với Tôi?” Sau khi học viên đã đọc tài liệu phát tay này và nhận ra nhu cầu, ước muốn của bản thân, hãy mời các em tìm kiếm tổ chức có thể phù hợp nhất với mình.

Tổ Chức CES Nào Phù Hợp với Tôi?

Hãy đánh dấu những câu mà các em cảm thấy mô tả mình đúng nhất:

  1. Do công việc hoặc các trách nhiệm khác, tôi sẽ cần phải có lịch trình linh động.

  2. Trước đây, tôi không đạt được điểm số cao.

  3. Tôi sẽ có lợi khi có được một người cố vấn học tập.

  4. Tôi sẽ gặp khó khăn một thời gian mới có đủ tiền để đóng cho trường đại học.

  5. Tôi có thể gặp khó khăn trong việc hội đủ điều kiện để theo học hầu hết các trường cao đẳng hoặc đại học.

  6. Tôi thích một môi trường học thuật nghiêm ngặt.

  7. Tôi thích các lớp học có quy mô nhỏ.

  8. Tôi dự định theo học đại học nhưng không phải tại một trong các trường cao đẳng hoặc đại học của Giáo Hội.

Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội

Sứ mệnh của CES: Bồi dưỡng cho các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô trở thành những người lãnh đạo trong gia đình, Giáo Hội và cộng đồng của họ.

[Trang 1]

Quy tụ Y Sơ Ra Ên:

“Chúa đang sử dụng giáo dục trong sự quy tụ vĩ đại Y Sơ Ra Ên đang xảy ra trong Giáo Hội ngày nay. Ngài đang chuẩn bị thế gian cho sự trở lại của Ngài, và Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội là một trong nhiều nguồn lực mà Ngài sẽ sử dụng cho nỗ lực đó. Mỗi tổ chức đang đóng một vai trò khác nhau để ban phước cho một Giáo Hội toàn cầu. Mỗi tổ chức có một mục đích khác nhau và được các lãnh đạo của Giáo Hội giao cho bổn phận là phải khác với thế gian và, thú vị là phải khác với nhau.”

—Anh Cả Clark G. Gilbert, Ủy Viên Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội

  • ĐĂNG KÝ để nhận thêm thông tin về mỗi cơ hội: cesinfo.byu.edu.

  • ĐỂ ỨNG TUYỂN vào một trong các lựa chọn này, hãy đi đến apply.ChurchofJesusChrist.org.

  • TÌM HIỂU THÊM về mỗi tổ chức ở trang tiếp theo của tài liệu phát tay này.

[Trang 2]

Viện Giáo Lý Tôn Giáo

Viện giáo lý là nơi dành cho những người thành niên trẻ tuổi tập trung với bạn bè—ở trường học hoặc nơi khác—có cùng ước muốn để sống theo các lẽ thật vĩnh cửu mà vẫn đối mặt được với hiện thực trần thế của cuộc sống hằng ngày. Mục đích của viện giáo lý là giúp những người thành niên trẻ tuổi khám phá và áp dụng những cách thức thực tiễn để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Viện giáo lý đón nhận mọi học viên dù họ đang ở đâu trên cuộc hành trình đức tin của mình. Đó là một nơi mà họ sẽ được:

  • Học hỏi chương trình giảng dạy đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm dựa trên những lời giảng dạy trong thánh thư và từ các vị tiên tri.

  • Khám phá kinh nghiệm về cách để giải quyết các tình huống thuộc linh và các tình huống trong đời sống thực tiễn.

  • Trải nghiệm một nơi đầy tôn trọng, thấu hiểu, và an toàn để tham gia, đặt câu hỏi, và mở rộng tầm nhìn.

  • Tham gia những bài giảng trực tuyến và trực tiếp, các hội thảo, và các cuộc thảo luận tương tác.

Tìm hiểu thêm tại institute.ChurchofJesusChrist.org.

Chương Trình BYU–Pathway Worldwide

Chương trình BYU–Pathway Worldwide giúp cho tất cả mọi người đều có thể có được tấm bằng đại học.

Những sinh viên nào muốn có được một nền giáo dục trực tuyến linh động, muốn xây đắp sự tự tin trong học tập, hoặc cần thêm thời gian để tìm ra điều cần làm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đều có thể hưởng lợi từ chương trình BYU-Pathway Worldwide.

  • Chương trình BYU–Pathway Worldwide phục vụ cho sinh viên ở hơn 180 quốc gia.

  • Các khóa học diễn ra hoàn toàn trực tuyến, và học phí thấp hơn đáng kể so với các trường khác.

  • Sinh viên sẽ nhận được các chứng chỉ có thể liên thông và chuyển tiếp lên các văn bằng trực tuyến qua trường BYU–Idaho và Ensign College.

  • Mỗi chứng chỉ mất tối đa một năm để hoàn thành.

Tìm hiểu thêm tại cesinfo.byu.edu.

Trường Brigham Young University

Sứ mệnh của trường Brigham Young University (BYU) là trợ giúp cho các cá nhân trong công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo và cuộc sống vĩnh cửu. Trường BYU cung ứng quá trình học hỏi chuyên sâu trong một môi trường đầy lý thú, nơi mà sinh viên có thể mong đợi một cam kết hướng tới sự xuất sắc và theo đuổi việc phát huy đầy đủ tiềm năng của nhân loại. Trường BYU tìm cách giúp sinh viên phát triển về đức tin, trí tuệ, phẩm chất, sở hữu các kỹ năng, ước muốn được tiếp tục học hỏi và phục vụ người khác trong suốt cuộc đời mình.

  • Trường BYU có những cơ hội học hỏi đầy soi dẫn kết hợp các lẽ thật thuộc linh, kinh nghiệm nghiên cứu, và kinh nghiệm thực hành cho tất cả các sinh viên.

  • Đó là bệ phóng cho sinh viên để học lên cao học và có được sự nghiệp trọn vẹn.

  • Trường BYU mang đến các trải nghiệm độc đáo của một trường đại học truyền thống với hiệp hội thể thao NCAA (Hiệp Hội Thể Thao Đại Học Quốc Gia), các buổi trình diễn nghệ thuật và âm nhạc đẳng cấp thế giới.

Tìm hiểu thêm tại cesinfo.byu.edu.

BYU—Idaho

Trường BYU–Idaho xây đắp chứng ngôn về phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô và thúc đẩy các nguyên tắc của phúc âm trong một môi trường học tập, văn hóa và xã hội lành mạnh. Các lớp học được thiết kế để mang đến kinh nghiệm thực tế, nhằm giúp các sinh viên với những sở thích và khả năng khác nhau có thể chuẩn bị cho việc học tập và làm việc suốt đời. Trường BYU–Idaho tìm cách cung cấp một nền giáo dục chất lượng cao với chi phí thấp cho càng nhiều sinh viên càng tốt.

  • Trường đào tạo và cấp văn bằng cho hơn 100 chuyên ngành chính.

  • Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ và xem việc giảng dạy, cố vấn cho học viên là ưu tiên hàng đầu.

  • Số sinh viên trung bình mỗi lớp là 30 người.

Tìm hiểu thêm tại cesinfo.byu.edu.

Trường BYU–Hawaii

Tập trung vào các sinh viên từ châu Đại Dương và khu vực Châu Á–Thái Bình Dương, BYU–Hawaii chuẩn bị cho sinh viên trở thành những hình mẫu cho thế giới về hòa bình và đoàn kết liên văn hóa qua việc sống theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô. Những người tốt nghiệp trường BYU–Hawaii được chuẩn bị để phục vụ suốt đời. Họ thể hiện các kỹ năng tư duy và phẩm chất của một người lãnh đạo biết phục vụ.

  • Sinh viên hoạch định con đường học tập của riêng họ bằng cách chọn một chuyên ngành chính và hai ngành học phụ hoặc chứng chỉ trong các lĩnh vực học tập khác nhau.

Tìm hiểu thêm tại cesinfo.byu.edu.

Trường Ensign College

Tập trung vào các sinh viên từ khu vực Utah rộng lớn, trường Ensign College đào tạo ra các môn đồ đầy khả năng và đáng tin cậy cho Chúa Giê Su Ky Tô. Chương trình giảng dạy tập trung phát triển kỹ năng bảo đảm cho sinh viên có được những kinh nghiệm giúp chuẩn bị cho họ kiếm được mức lương cạnh tranh trong vòng một đến bốn năm. Một môi trường nuôi dưỡng phần thuộc linh bổ sung cho việc học tập chuyên sâu trong lớp học.

  • Bất kỳ ai cũng có thể ứng tuyển.

  • Có hơn 25 lựa chọn về chứng chỉ, mà có thể nộp cho bằng cao đẳng hoặc bằng cử nhân.

  • Các chứng chỉ và bằng cấp trực tuyến của trường cũng được đưa vào chương trình BYU–Pathway Worldwide.

  • Trường có một cộng đồng sinh viên đa dạng.

Tìm hiểu thêm tại cesinfo.byu.edu.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để đọc và nghiên cứu các lựa chọn này, hãy cho các em thời gian chia sẻ điều đã học được bằng cách thảo luận các câu hỏi sau:

  • Các em có được hiểu biết sâu sắc nào khi nghiên cứu những lựa chọn này?

  • Các em đã tìm thấy bằng chứng nào về tình yêu thương và ước muốn của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài?

  • Các em còn câu hỏi gì khác không?

Lập một kế hoạch

Hãy lập ra một kế hoạch để đặt ưu tiên cho việc học hỏi về mặt thuộc linh của các em trong hiện tại lẫn tương lai.

  • Nếu các em còn theo học lớp giáo lý vài năm nữa thì hãy viết ra một mục tiêu để tiếp tục ưu tiên học hỏi về mặt thuộc linh.

  • Nếu các em sắp hoàn thành lớp giáo lý, hãy viết ra bước kế tiếp của các em.

  • Vì sao kế hoạch của các em sẽ giúp các em tiếp tục đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn?

Mời những học viên nào sẵn sàng chia sẻ kế hoạch của các em với cả lớp. Khuyến khích học viên nói chuyện với cha mẹ, vị lãnh đạo Giáo Hội, hoặc người cố vấn về các kế hoạch và hy vọng trong tương lai của các em.

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về giá trị của việc ưu tiên học hỏi về mặt thuộc linh.