Lớp Giáo Lý
Bài Học 198—Tư Duy Phát Triển: Phát Triển Thái Độ và Hành Động Giúp Cải Thiện Lối Suy Nghĩ của Chúng Ta


“Bài Học 198—Tư Duy Phát Triển: Phát Triển Thái Độ và Hành Động Giúp Cải Thiện Lối Suy Nghĩ của Chúng Ta”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Tư Duy Phát Triển”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 198: Thành Công trong Việc Học

Tư Duy Phát Triển

Phát Triển Thái Độ và Hành Động Cải Thiện Lối Suy Nghĩ của Chúng Ta

Hình Ảnh
thiếu nữ hạnh phúc

Mỗi người chúng ta sẽ đối mặt với những trở ngại trong việc học tập và học vấn của mình. Tùy thuộc vào tư duy của bản thân, chúng ta có thể xem những trở ngại này là rào cản sẽ ngăn cản chúng ta hoặc là cơ hội để học hỏi và phát triển. Việc chọn đối mặt với những trở ngại với tư duy phát triển cho thấy đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này có thể giúp học viên nâng cao tư duy phát triển để vượt qua những trở ngại trong học tập.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những trở ngại trong học tập

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách chia sẻ tình huống sau đây. Ngoài ra, anh chị em có thể yêu cầu học viên tạo ra một tình huống trong đó một thanh thiếu niên phải đối mặt với một trở ngại trong nhận thức về việc học tập của mình. Sau đó, anh chị em có thể điều chỉnh các câu hỏi để chúng liên quan nhiều hơn đến tình huống đã chọn.

Khi Khang tìm hiểu về các môn học mà mình sẽ phải học trong năm học tới, bạn ấy biết mình sẽ học môn toán. Khang nhớ lại trước đây bạn ấy đã học toán kém đến mức nào. Bạn ấy tin rằng bạn ấy sẽ thi trượt nếu học môn toán này.

  • Các em nhận thấy điều gì trong lối tư duy của Khang?

  • Các em sẽ cho bạn ấy lời khuyên nào?

Tư duy phát triển

Giải thích rằng khi chúng ta gặp phải những khó khăn hoặc trở ngại trong việc học và các khía cạnh khác của cuộc sống, chúng ta có thể nhìn chúng với tư duy phát triển hoặc tư duy cố định.

Trưng ra các định nghĩa sau đây, và yêu cầu một hai học viên đọc to các câu đó cho cả lớp nghe.

Tư duy phát triển: Những người có tư duy phát triển tin rằng mình có thể học hỏi và có được sức mạnh từ Chúa Giê Su Ky Tô. Họ sẽ nhanh chóng thay đổi khi họ học hỏi. Họ thúc đẩy bản thân ngay cả khi mọi việc đều khó khăn bằng cách dựa vào Chúa Giê Su Ky Tô.

Tư duy cố định: Những người có tư duy cố định nghi ngờ khả năng học hỏi của mình. Họ sợ thất bại, và họ tin rằng mình không thể học được một số điều nào đó.

Để giúp học viên hiểu rõ hơn về hai loại tư duy này, hãy cân nhắc chia sẻ những câu nói sau đây. Anh chị em có thể trưng ra câu nói đầu tiên từ mỗi cột để giúp học viên nhìn thấy hai ví dụ tương ứng với nhau. Sau đó, anh chị em có thể cung cấp cho học viên phần còn lại của những câu nói có tư duy cố định. Mời các em làm việc theo nhóm nhỏ để viết một câu mà một người nào đó có tư duy phát triển có thể nói mà thể hiện đức tin của họ nơi Đấng Cứu Rỗi.

Tư Duy Cố Định

Tư Duy Phát Triển

Tư Duy Cố Định

“Những sai lầm của tôi cho thấy tôi không thông minh.”

Tư Duy Phát Triển

“Nhờ Đấng Cứu Rỗi, tôi có thể học hỏi từ những sai lầm của mình và trở nên tốt hơn.”

Tư Duy Cố Định

“Tôi không thích thử làm những điều mới vì tôi có thể sẽ thất bại.”

Tư Duy Phát Triển

“Khi biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô hài lòng với mọi nỗ lực mà tôi thực hiện để phát triển, tôi có thể thử làm những điều mới và vui thích với những thử thách.”

Tư Duy Cố Định

“Tôi không thể học được.”

Tư Duy Phát Triển

“Nếu tôi muốn học một điều gì đó, thì tôi có thể học được nó với sự giúp đỡ của Chúa.”

Tư Duy Cố Định

“Khi nản lòng, tôi sẽ bỏ cuộc.”

Tư Duy Phát Triển

“Việc vượt qua những khó khăn giúp tôi trưởng thành và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.”

Mời học viên suy nghĩ xem các em thường nhìn nhận thử thách với tư duy phát triển hay cố định. Mời các em tìm kiếm những lẽ thật hữu ích và chú ý đến những ấn tượng từ Đức Thánh Linh mà có thể giúp các em nâng cao tư duy phát triển.

Những lẽ thật vĩnh cửu có thể giúp chúng ta nâng cao tư duy phát triển

Anh Devin G. Durrant, trước đây thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Trường Chủ Nhật, đã giải thích lý do các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô nên nâng cao tư duy phát triển:

Hình Ảnh
Anh Devin G. Durrant

Cha Thiên Thượng khuyến khích chúng ta tìm cách phát triển các ân tứ và cải thiện bản thân vì với tư cách là cha mẹ nhân từ, Ngài tin rằng chúng ta có thể đạt được những điều lớn lao, mà cuối cùng bao gồm cả sự tôn cao. Ngài là người cha người mẹ với tư duy phát triển. Nếu muốn trở nên giống như Ngài, thì chúng ta cần phải áp dụng cùng một quan điểm đó và học cách phát triển trong mọi phương diện mà Ngài kỳ vọng. (Devin G. Durrant, “Helping Children and Youth Develop a Growth Mind-Set”, Ensign, tháng Hai năm 2020)

  • Lời phát biểu này giúp các em hiểu gì về cách tư duy phát triển có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của các em?

  • Các em nghĩ điều gì có thể giúp các em nâng cao tư duy phát triển?

Nếu cần, hãy giải thích rằng việc hiểu và ghi nhớ những lẽ thật về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp học viên nâng cao tư duy phát triển khi các em gặp trở ngại, kể cả những trở ngại trong quá trình học tập.

Mời học viên tìm ra một số lẽ thật này trong thánh thư của các em. Anh chị em có thể mời các em xác định những câu thánh thư mà các em biết hoặc nghiên cứu một số câu sau đây.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để tìm hiểu các lẽ thật, hãy mời các em chia sẻ những phát hiện của mình với cả lớp. Các em có thể viết lên bảng những lẽ thật mà các em đã tìm thấy. Các em có thể tìm ra các lẽ thật tương tự như sau: Nhờ sức mạnh của Thượng Đế, chúng ta có thể làm được mọi điều.

  • Làm thế nào mà việc ghi nhớ những lẽ thật này về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các em có tư duy phát triển trong việc học của mình?

  • Một số ví dụ nào trong thánh thư nói về những người đã vận dụng đức tin của họ nơi Thượng Đế để đối phó với những thử thách của họ với tư duy phát triển?

    Trong cuộc thảo luận về câu hỏi trước đó, anh chị em có thể mời học viên tìm thêm các ví dụ từ cuộc đời của Nê Phi. Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên xem các ví dụ về La Man và Lê Mu Ên mà cho thấy một tư duy cố định.

    Đây là một số ví dụ mà anh chị em có thể chỉ cho học viên tham khảo: cách họ phản ứng với lệnh truyền phải trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằng đồng từ La Ban (xin xem 1 Nê Phi 3:4–7); những nỗ lực để lấy các bảng khắc bằng đồng (xin xem 1 Nê Phi 3:24–31; 4:1–6); hành động của các anh em sau khi Lê Hi chia sẻ khải tượng của ông về cây sự sống (xin xem 1 Nê Phi 10:17–19; 11:1–6; 15:1–3, 8–9); Nê Phi làm gãy cung của mình (xin xem 1 Nê Phi 16:18–23, 30–32); và Nê Phi được truyền lệnh đóng một chiếc tàu (xin xem 1 Nê Phi 17:7–11, 17–18).

  • Chúa đã giúp các em như thế nào, hoặc các em nghĩ Chúa có thể giúp các em như thế nào để có tư duy phát triển và vượt qua những trở ngại trong việc học tập của mình?

Hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của chính anh chị em.

Anh chị em cũng có thể cân nhắc cho học viên xem một trong các video trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

Tư duy phát triển của tôi

Hãy mời học viên suy ngẫm về một số trở ngại mà các em gặp phải trong việc học tập hoặc việc hiểu được tư duy phát triển có thể giúp ích ra sao. Các em có thể ghi lại những trở ngại này vào nhật ký học tập. Các em có thể đề cập đến những khó khăn trong việc đọc, trong một môn học ở trường, hoặc việc thiếu cơ hội học hành. Hãy khuyến khích các em làm như sau.

Chọn hai hoặc ba trở ngại tiềm ẩn trong học vấn và học hỏi của các em. Đối với mỗi trở ngại, hãy viết ra một câu nói với tư duy phát triển mà cho thấy đức tin của các em vào khả năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp các em thành công.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ một câu nói mà các em đã viết. Các em có thể chia sẻ với một người bạn ngồi cạnh hoặc đi quanh phòng và chia sẻ với những bạn khác.

Sau khi học viên đã chia sẻ, hãy khuyến khích các em xác định những cách thức các em sẽ làm theo những câu mà các em nghĩ ra. Hãy làm chứng về những lẽ thật mà anh chị em đã thảo luận ngày hôm nay. Khuyến khích học viên cố gắng vượt qua những trở ngại trong việc học tập với tư duy phát triển.

In