Lớp Giáo Lý
1 Cô Rinh Tô 15:13–28


1 Cô Rinh Tô 15:13–28

“Nhưng Bây Giờ, Đấng Ky Tô Đã Từ Kẻ Chết Sống Lại”

Hình Ảnh
Painting of Jesus Christ looking up to heaven with His arms raised up. He is by the tomb where He was laid.

Hãy tưởng tượng trong giây lát rằng Chúa Giê Su Ky Tô chưa bao giờ được phục sinh. Điều đó có ý nghĩa gì đối với thế gian? đối với cá nhân em? Tại sao Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô lại quan trọng đến như vậy? Khi Các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô đặt câu hỏi về những lẽ thật của Sự Phục Sinh, Phao Lô đã viết thư cho họ về ý nghĩa mà Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi có thể có đối với họ. Bài học này có thể giúp em cảm thấy nhiều tình thương yêu và lòng biết ơn dành cho Chúa Giê Su Ky Tô hơn vì Ngài đã chiến thắng được sự chết.

Suy ngẫm về những nhu cầu của học viên trong khi giảng dạy. Việc điều chỉnh các phương pháp giảng dạy có thể giúp học viên làm tròn vai trò của mình một cách thành công. Ví dụ, nếu các học viên trông có vẻ mệt mỏi thì hãy cân nhắc mời các em làm việc theo nhóm để giúp giữ cho các em tham gia học hỏi. Nếu học viên hăng hái thì việc yêu cầu các em tự học tập cá nhân có thể giúp các em tiếp tục tham gia.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên thảo luận câu hỏi sau đây với những người trong gia đình hoặc bạn bè và mời học viên chuẩn bị để đến lớp chia sẻ các câu trả lời cho câu hỏi: Ngày nào đã thay đổi dòng lịch sử nhiều nhất? Tại sao?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Một ngày thay đổi lịch sử

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ một câu hỏi mà ông đã từng nghiên cứu. Hãy xem “Kìa, Xem Người Này!” từ mã thời gian 1:37 đến 2:31, trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc lời phát biểu sau.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Gần đây tôi tìm kiếm trên mạng xem: “Ngày nào đã thay đổi dòng lịch sử nhiều nhất?”

Các câu trả lời được xếp từ những ý kiến bất ngờ và lạ lùng cho đến các ý kiến sâu sắc và đáng suy ngẫm. Trong số đó có cái ngày mà một tiểu hành tinh đâm vào Bán Đảo Yucatán trong thời tiền sử; hoặc cái ngày vào năm 1440 khi Johannes Gutenberg hoàn thành máy in của mình; và dĩ nhiên có cả cái ngày vào năm 1903 khi anh em nhà Wright chứng tỏ rằng con người thật sự có thể bay.

Nếu hỏi anh chị em cùng câu hỏi đó, thì anh chị em sẽ nói gì?

(Dieter F. Uchtdorf, “Kìa, Xem Người Này!,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 107–108)

  • Em sẽ nói ngày nào đã thay đổi dòng lịch sử nhiều nhất? Tại sao?

Anh Cả Uchtdorf đã chia sẻ sự kiện mà ông cảm thấy đã thay đổi dòng lịch sử nhiều nhất. Xem “Kìa, Xem Người Này!” từ mã thời gian 4:20 đến 4:55 hoặc đọc lời phát biểu sau đây.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Có nhiều sự kiện trong suốt lịch sử mà ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của các quốc gia và dân tộc. Nhưng dù có kết hợp tất cả lại, thì chúng vẫn không thể so sánh được với tầm quan trọng của điều đã xảy ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên đó.

Điều gì đã làm cho sự hy sinh vô hạn và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô trở thành sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử—có sức ảnh hưởng nhiều hơn cả các cuộc thế chiến, những vụ thiên tai tàn khốc, và các khám phá khoa học làm thay đổi cuộc sống?

(Dieter F. Uchtdorf, “Kìa, Xem Người Này!,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 108)

  • Em nghĩ tại sao Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử?

  • Tại sao Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng đối với em?

Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô

Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô để sửa chỉnh một niềm tin sai lầm đã nảy sinh là không có Sự Phục Sinh. Khi em nghiên cứu những lời của ông, hãy tạo một bảng biểu tương tự như sau để ghi lại những chi tiết và lẽ thật từ thánh thư, cũng như những sự thúc giục em nhận được từ Đức Thánh Linh. Làm như vậy có thể giúp em hiểu rõ hơn về thánh thư, có kinh nghiệm học tập mạnh mẽ hơn, đồng thời gia tăng tình thương yêu và sự hiểu biết của em về Đấng Cứu Rỗi và về chiến thắng của Ngài trước cái chết.

Cân nhắc trưng ra bảng biểu này lên trên bảng và cho cả lớp cùng điền vào bảng biểu này. Mời học viên vẽ bảng biểu vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Nếu Chúa Giê Su Ky Tô đã không được phục sinh …

Vì Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục sinh …

Hãy cân nhắc mời học viên làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ khi thực hiện sinh hoạt dưới đây.

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 15:13–19 . Thêm hai hoặc ba lời phát biểu vào bên trái bảng biểu dựa trên những điều em học được từ những câu này.

  • Em và những người khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu Chúa Giê Su không được phục sinh?

Giờ hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 15:20–22 . Tìm kiếm những điều sẽ xảy ra nhờ có Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Thêm những điều đó vào cột bên phải trong bảng biểu của em. Lưu ý rằng “trái đầu mùa” trong câu 20 muốn nói đến Chúa Giê Su Ky Tô là người đầu tiên được phục sinh.

  • Phao Lô nhấn mạnh điều gì sẽ xảy ra bởi vì Chúa Giê Su đã được phục sinh?

Đoạn này giúp chúng ta hiểu rằng nhờ có Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, nên mọi người sẽ được phục sinh. Cái chết thể xác đến với tất cả mọi người do Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va. Chúa Giê Su Ky Tô đã khắc phục hậu quả này để cho tất cả mọi người như một ân tứ miễn phí.

Hãy dừng lại và suy ngẫm xem ân tứ phục sinh mà cho tất cả mọi người có thể dạy em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Sự chiến thắng cái chết thể xác của Đấng Cứu Rỗi cho tất cả mọi người dạy em điều gì về Ngài?

Hãy tế nhị khi hỏi những câu hỏi sau đây. Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân để giúp khuyến khích học viên đưa ra phản hồi. Nếu học viên không sẵn sàng chia sẻ với cả lớp, thì các em có thể trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Hãy nhớ lại câu hỏi trước đó trong bài học: “Tại sao Sự Phục Sinh lại quan trọng đối với em?”

  • Những điều em đã học được hôm nay ảnh hưởng như thế nào đến câu trả lời của em cho câu hỏi đó?

  • Em tưởng tượng mình sẽ cảm thấy như thế nào về Chúa Giê Su Ky Tô khi Ngài ban cuộc sống mới cho em và những người thân yêu?

Sự Phục Sinh của Ngài có ý nghĩa gì đối với chúng ta

Các vị lãnh đạo Giáo Hội thời xưa và thời hiện đại đã làm chứng về ý nghĩa của việc Đấng Cứu Rỗi chiến thắng cái chết đối với chúng ta.

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 15:51–58 , An Ma 11:42–44 và lời phát biểu sau đây của Anh Cả Paul V. Johnson thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, là người có con gái chết vì ung thư. Thêm các chi tiết quan trọng mà em nhìn thấy vào bảng biểu của mình. Lưu ý rằng “không hay hư nát” ( 1 Cô Rinh Tô 15:52) có nghĩa là tiếp tục mãi mãi và không suy tàn.

Hình Ảnh
Elder Paul V. Johnson of the Quorum of the Seventy takes an official portrait, 2021.

Mỗi người chúng ta đều có những hạn chế và yếu kém về thể chất, tinh thần, và tình cảm. Những thử thách này … cuối cùng sẽ được giải quyết. Không một vấn đề nào trong số những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta sau khi chúng ta phục sinh. …

… Chúng ta biết rằng [Đấng Ky Tô] có thể làm cho chúng ta nguyên vẹn cho dù có bị tan vỡ như thế nào đi nữa. Chúng ta biết rằng Ngài “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt [chúng ta], sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa” [Khải Huyền 21:4].

(Paul V. Johnson, “Và Sẽ Không Có Sự Chết Nữa,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 122–123)

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã thêm vào bảng biểu của mình từ lời phát biểu của Anh Cả Johnson.

Xem lại bảng biểu của em. Suy ngẫm xem cách mà những điều em đã ghi lại ảnh hưởng đến cảm nghĩ của em dành cho Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc sử dụng bảng biểu này giúp ích như thế nào cho việc học tập của em?

  • Những điều em ghi lại ảnh hưởng như thế nào đến tình thương yêu giữa em và Cha Thiên Thượng cùng Chúa Giê Su Ky Tô?

Để kết thúc việc nghiên cứu của em, hãy cân nhắc đọc lời bài hát “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 38).

Ở cuối bảng biểu, hãy viết ra những điều em đã học được hoặc cảm thấy trong ngày hôm nay mà có ý nghĩa nhất đối với em và lý do tại sao.

Hãy cho học viên có đủ thời gian để viết. Sau đó, hãy cân nhắc chia sẻ chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi và quyền năng của Ngài trước cái chết có ý nghĩa gì đối với cá nhân anh chị em.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Sự hiểu biết về quyền năng của Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô có thể ảnh hưởng như thế nào đến tôi?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Sự bảo đảm rằng Sự Phục Sinh có thể mang đến cơ hội để được đoàn tụ với những người trong gia đình chúng ta—vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, con cái, cháu chắt—là một nguồn động viên mạnh mẽ để chúng ta làm tròn các trách nhiệm gia đình của mình trên trần thế. Điều này giúp chúng ta sống với nhau đầy yêu thương trong cuộc sống này với niềm mong đợi những cuộc sum họp và hội ngộ vui vẻ trong cuộc sống mai sau.

(Dallin H. Oaks, “Resurrection,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2000, trang 16)

Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ như thế nào khi chúng ta phải trải qua những mất mát trong cuộc sống trần thế?

Hãy xem “Chuyện Gì Đến Thì Cứ Để Cho Nó Đến và Hân Hoan Chấp Nhận Nó” từ mã thời gian 8:23 đến 9:12, trong đó Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Sứ Đồ giải thích cách Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ chúng ta khi chúng ta trải qua những mất mát trong cuộc sống trần thế. Video này hiện có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy:

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Đấng Cứu Rỗi làm cho tất cả mọi điều được trở thành đúng. Không có sự bất công nào trên trần thế là vĩnh viễn, ngay cả cái chết, vì Ngài phục hồi sự sống một lần nữa. Không có thương tích, khuyết tật, sự phản bội, hoặc lạm dụng nào không được bù đắp vào lúc cuối cùng nhờ vào công lý và lòng thương xót tột bậc của Ngài.

(D. Todd Christofferson, “Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 112)

Mọi người sẽ được phục sinh cùng một lúc phải không?

“Phao Lô giải thích rằng Sự Phục Sinh tuân theo một thứ tự hoặc trình tự đã được thiết lập (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:23). …

“Chúa Giê Su Ky Tô là người đầu tiên phục sinh. Ngay sau Sự Phục Sinh của Ngài, đã có Các Thánh Hữu ngay chính được sống lại và ra khỏi mồ mả (xin xem Ma Thi Ơ 27:52–53). Vào Ngày Tái Lâm, Sự Phục Sinh sẽ tiếp tục với sự sống lại của Các Thánh Hữu ngay chính khác, là ‘những kẻ thuộc về Ngài’ vào ngày Ngài đến ( 1 Cô Rinh Tô 15:23). Qua sự mặc khải ngày sau, chúng ta biết rằng những người này sẽ thừa hưởng vương quốc thượng thiên [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:50–70 ; 88:97–98 ]. Sau đó sẽ đến sự phục sinh của những người sẽ nhận được vinh quang trung thiên [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:71–79 ; 88:99 ]. Tiếp theo, vào cuối Thời Kỳ Ngàn Năm là những người sẽ thừa hưởng vinh quang hạ thiên [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:81–86 ; 88:100–101 ]. Cuối cùng, Sự Phục Sinh sẽ được kết thúc với sự sống lại của … ‘những đứa con diệt vong’, những người sẽ không nhận được một đẳng cấp vinh quang nào nhưng sẽ ‘phải trở về vị trí riêng của mình để hưởng những gì họ muốn nhận được, vì họ không muốn hưởng những gì mà đáng lẽ họ đã có thể nhận được’ [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:31–39, 43–44 ; 88:28–32, 35, 101–102 ]” (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 385).

Những linh hồn nào đã nổi loạn ở cuộc sống tiền dương thế và không nhận được thể xác hữu diệt sẽ không nằm trong số những người sẽ được phục sinh (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:32–39).

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt học tập cho 1 Cô Rinh Tô 15:20–22

In