1 Cô Rinh Tô 15:29
“Tại Sao Họ Vì Những Kẻ Chết Mà Chịu Phép Báp Têm?”
Nhiều Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô đã tham gia lễ báp têm cho tổ tiên đã khuất của họ, nhưng một số không tin vào Sự Phục Sinh của người chết. Phao Lô giúp họ nhận thấy rằng chúng ta thực hiện các giáo lễ cho người chết với đức tin rằng Đấng Ky Tô sẽ khiến tất cả chúng ta sống lại trong Sự Phục Sinh. Bài học này nhằm giúp em mong muốn và có kế hoạch tham gia một cách ý nghĩa hơn vào lịch sử gia đình và công việc đền thờ.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Tầm quan trọng của nhân chứng
Kiểm tra ba bộ ảnh được ghép đôi sau đây. Hãy suy ngẫm về mối quan hệ giữa hai bức tranh trong mỗi bộ.
Bộ một
Bộ hai
Bộ ba
-
Em sẽ giải thích cho người nào đó về mối quan hệ giữa ngôi mộ trống của Đấng Cứu Rỗi và các đền thờ ngày nay như thế nào?
Khi Sứ Đồ Phao Lô biết một số người ở Cô Rinh Tô đang dạy là không có sự phục sinh, ông đã chỉ ra rằng Các Thánh Hữu đã làm một thứ mà đã làm chứng rằng sự phục sinh là có thật.
Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 15:29 , tìm kiếm lối thực hành mà Phao Lô đã đề cập đến.
-
Em sẽ nhắc lại bằng lời của mình những điều Phao Lô đang dạy trong câu 29 như thế nào?
-
Làm thế nào mà các lễ báp têm cho người chết là chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi, Sự Chuộc Tội của Ngài và Sự Phục Sinh?
Phép báp têm cho người chết
Một sự thật mà chúng ta có thể học được từ 1 Cô Rinh Tô 15:29 là những người đã chết mà không được làm phép báp têm vẫn có thể nhận được giáo lễ thiết yếu này qua công việc được thực hiện trong các đền thờ.
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã dạy về việc tham gia công việc đền thờ có thể kết nối chúng ta như thế nào với Chúa Giê Su Ky Tô:
Tôi nghĩ rằng công việc làm thay cho người chết tiếp cận gần với sự hy sinh làm thay của chính Đấng Cứu Rỗi hơn bất kỳ công việc nào khác mà tôi được biết. Nó được trao đi bằng tình yêu thương, không có hy vọng được đền bù, hay sự đền đáp hay bất cứ điều gì như vậy. Thật là một nguyên tắc vinh quang [buổi họp đặc biệt fireside ở Birmingham, Anh, ngày 29 tháng Tám năm 1995].
(Gordon B. Hinckley, “Excerpts from Recent Addresses of President Gordon B. Hinckley”, Ensign, tháng Một năm 1998, trang 73)
-
Làm thế nào mà việc tham gia vào các lễ báp têm và các công việc khác trong đền thờ thay cho người chết có thể giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn?
Gia tăng sự hiểu biết của em
Hãy tưởng tượng rằng vào một ngày ở trường, em và bạn bè thảo luận về kế hoạch cho cuối tuần. Một người bạn nói rằng cậu ấy rất hào hứng đến đền thờ để làm phép báp têm thay cho người chết cùng với những thanh thiếu niên khác trong tiểu giáo khu của mình. Một người bạn khác, Kaya, có vẻ mặt rất bối rối và hỏi: “Phép báp têm cho người chết ư? Đó là gì vậy?”
-
Em sẽ tự tin đến mức nào khi trả lời câu hỏi này theo cách mà Kaya có thể hiểu được?
Hãy dành chút thời gian để gia tăng sự hiểu biết của em về giáo lễ báp têm cho người chết bằng cách chọn một hoặc nhiều nguồn tài liệu sau đây để nghiên cứu hoặc tìm kiếm trong các nguồn tài liệu riêng của mình. Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm một số điều em có thể chia sẻ với một người muốn hiểu rõ hơn về lối thực hành này như Kaya.
-
“Phép báp têm cho người chết” trong “ Phép Báp Têm ”, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, scriptures.ChurchofJesusChrist.org
-
 
-
Giáo lễ báp têm cho người chết cho thấy điều gì về cách mà Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, nghĩ về mỗi người chúng ta.
-
Những kinh nghiệm của chính em khi tham gia giáo lễ này.
Hành động theo những điều em đã học được
Suy ngẫm về kinh nghiệm cá nhân của em với lịch sử gia đình và công việc đền thờ. Hãy suy ngẫm xem điều gì đã khiến những kinh nghiệm này trở nên có ý nghĩa và cả những trở ngại em đã gặp phải. Sau đó, lập một kế hoạch đơn giản và dành cho cá nhân về cách em sẽ áp dụng những điều mình đã học được và cảm nhận được ngày hôm nay. Ví dụ: em có thể cân nhắc lập kế hoạch liên quan đến việc tham dự đền thờ, xin giấy giới thiệu đi đền thờ, sử dụng FamilySearch để tìm tên tổ tiên của mình, những người cần nhận giáo lễ báp têm, làm điều gì đó để kinh nghiệm ở đền thờ của em có ý nghĩa hơn hoặc nghĩ về một trong những ý tưởng được soi dẫn của riêng mình. Hãy làm theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh để lập một kế hoạch phù hợp với em. Hãy ghi lại kế hoạch của em trong nhật ký ghi chép việc học tập.
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Phép báp têm cho người chết có liên quan như thế nào đến Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài?
Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy:
Mối quan tâm của chúng ta về việc cứu chuộc người chết, và thời gian cùng những nguồn lực mà chúng ta dành cho sự cam kết ấy, thì, trên tất cả, là một sự bày tỏ cho lời chứng của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô. Nó tạo ra một lời tuyên bố cũng mạnh mẽ như điều chúng ta có thể đưa ra về thiên tính và sứ mệnh của Ngài. Trước hết, nó làm chứng về Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô; [và] thứ hai, về phạm vi vô hạn của Sự Chuộc Tội của Ngài. …
Chúng ta làm phép báp têm cho người chết vì chúng ta biết rằng họ sẽ sống lại.
(D. Todd Christofferson, “The Redemption of the Dead and the Testimony of Jesus”, Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 10)
Các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô vào thời Kinh Tân Ước có thực hiện phép báp têm cho người chết không?
Các phép báp têm làm thay chỉ được thực hiện sau khi Chúa Giê Su được phục sinh. Đoạn Kinh Thánh duy nhất đề cập đến phép báp têm làm thay cho người chết là 1 Cô Rinh Tô 15:29 , mặc dù các văn bản khác trong thời xưa chứng thực rằng các Ky Tô Hữu thời kỳ đầu đã thực hiện phép báp têm cho người chết.
“Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rằng phép báp têm là cần thiết để có được cuộc sống vĩnh cửu (xin xem Giăng 3:5). Chính Phao Lô đã chịu phép báp têm và dạy rằng qua giáo lễ quan trọng này, chúng ta có thể ‘sống trong đời mới’ ( Rô Ma 6:4 ; xin xem thêm Công Vụ Các Sứ Đồ 9:18). Tuy nhiên, hàng triệu con cái của Cha Thiên Thượng đã chết mà không có được sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc nhận được giáo lễ báp têm thiết yếu. Việc Phao Lô đề cập đến phép báp têm cho người chết cho thấy rằng các tín hữu Giáo Hội thời kỳ đầu đã biết về kế hoạch cứu chuộc người chết của Thượng Đế (xin xem thêm Giăng 5:25, 28 ; 1 Phi E Rơ 3:18–19 ; 4:6)” (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 385).