Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 10, Phần 1


Công Vụ Các Sứ Đồ 10, Phần 1

“Thượng Đế Chẳng Hề Vị Nể Ai”

Cornelius greets Peter outside of his home. Outtakes include Cornelius kneeling, Peter raising Cornelius from the ground, surrounding landscape, and others involved in the filming.

Khi Chúa Giê Su hiện đến cùng các môn đồ của Ngài sau khi Ngài phục sinh, Ngài đã truyền lệnh cho họ rao truyền phúc âm đến khắp thế gian (xin xem Ma Thi Ơ 28:19–20). Trước đây, phúc âm chủ yếu được chia sẻ với người Do Thái, và Phi E Rơ cùng các môn đồ khác tiếp tục tập trung nỗ lực truyền giáo vào họ. Cọt Nây, một người Dân Ngoại yêu thương Thượng Đế và tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài, đã được chỉ dẫn qua một sứ giả thiên thượng để tìm kiếm Sứ Đồ Phi E Rơ. Đồng thời, Phi E Rơ có một khải tượng giúp ông hiểu rõ hơn về cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng về tất cả các con cái của Ngài. Bài học này có thể giúp em nhìn nhận những người khác giống như cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su nhìn nhận họ hơn.

Trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn. Hãy giúp học viên nhìn thấy mối liên hệ giữa việc sống theo phúc âm và việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. “Việc trở nên như vậy là một tiến trình thay đổi trong nhân cách và chính bản chất của học viên. Nó đến qua quyền năng cứu chuộc và củng cố của Chúa Giê Su Ky Tô” (Kim B. Clark, “Sự Học Hỏi Kỹ Càng và Niềm Vui nơi Chúa” [bài nói chuyện trong buổi phát sóng chương trình huấn luyện thường niên của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo], ngày 13 tháng Sáu năm 2017, broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chú ý đến cách các em nhìn nhận và đối xử với những người xung quanh và tại sao các em lại hành động như vậy. Yêu cầu các em sẵn sàng chia sẻ một vài hiểu biết sâu sắc từ những quan sát của mình.

Em nhìn thấy điều gì?

Clouds in a sunny sky

Hãy nhìn vào những đám mây (bên ngoài hoặc trong bức tranh này) và mô tả những gì em nhìn thấy.

  • Tại sao hai người có thể nhìn vào cùng một đám mây nhưng lại thấy những thứ khác nhau?

  • Tại sao hai người có thể nhìn một người khác và nhìn nhận người đó theo cách khác nhau?

  • Em biết gì về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nhìn nhận mỗi người chúng ta?

Mời học viên chia sẻ những quan sát và hiểu biết sâu sắc của mình nếu các em đã hoàn thành sinh hoạt chuẩn bị của học viên.

Khi em nghiên cứu, hãy nhớ rằng cách em nhìn nhận mọi người đôi khi có thể khác với cách nhìn nhận của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô về họ. Hãy để cho Đức Thánh Linh hướng dẫn em về những điều em có thể cần làm để điều chỉnh quan điểm của mình cho giống với quan điểm của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Phi E Rơ dạy Cọt Nây, một người Dân Ngoại

Cho đến thời điểm này trong thời kỳ Kinh Tân Ước, phúc âm đã được thuyết giảng, với một số ngoại lệ, chỉ cho người Do Thái, theo chỉ dẫn của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ma Thi Ơ 10:5–6). Có một vài tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô là Dân Ngoại (không phải là người Do Thái), nhưng họ đã cải đạo theo người Do Thái trước khi đi theo Đấng Ky Tô. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi đã nói với các môn đồ của Ngài rằng sau khi Đức Thánh Linh đến với họ, họ sẽ thuyết giảng phúc âm “cho đến cùng trái đất” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8). Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10 , chúng ta đọc về một sự thay đổi quan trọng trong cách thức vận hành của Giáo Hội có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1–8 để tìm hiểu về Cọt Nây. Hãy tìm những dấu hiệu cho thấy cách Cha Thiên Thượng nhìn nhận ông.

  • Em đã học được điều gì về Cọt Nây từ những câu này?

  • Em đã tìm thấy được điều gì mà cho thấy cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng về Cọt Nây?

Khi người của Cọt Nây đi tìm Sứ Đồ Phi E Rơ, Chúa đang dạy cho Phi E Rơ về cách Ngài nhìn nhận tất cả mọi người.Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 10:9–16 và vẽ một bức tranh cho thấy những điều em hình dung về khải tượng của Phi E Rơ.

Mỗi học viên có thể vẽ riêng bức tranh hoặc một học viên có thể vẽ khải tượng lên trên bảng. Hãy cho học viên vẽ trong một khoảng thời gian ngắn để học viên có đủ thời gian cho phần còn lại của bài học.

Mời học viên chia sẻ những gì các em đã vẽ. Cân nhắc mời học viên chia sẻ suy nghĩ của các em về ý nghĩa có thể có của khải tượng.

  • Tại sao Phi E Rơ lại quan tâm đến những gì ông được chỉ thị để làm trong khải tượng?

Phi E Rơ lớn lên là một người Do Thái, tuân theo các lệnh truyền và truyền thống của luật Môi Se. Luật này có những yêu cầu nghiêm ngặt về những gì con người được ăn và không được ăn (xin xem Lê Vi Ký 11). Những động vật mà người Do Thái được phép ăn được gọi là “sạch sẽ”, trong khi những động vật mà Thượng Đế cấm người Do Thái ăn được gọi là “ô uế.”

Ban đầu, Phi E Rơ không hiểu được toàn bộ ý nghĩa của khải tượng. Khi ông đang suy ngẫm, những người đàn ông được Cọt Nây cử đi đã đến. Thánh Linh bảo Phi E Rơ đi với những người này đến nhà của Cọt Nây (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:17–20).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 10:25–29, 34–35 , tìm kiếm điều Phi E Rơ dần dần biết được về ý nghĩa của khải tượng mà ông đã nhận.

Clouds in a sunny sky

Hãy xem câu 34 để biết lẽ thật mà Phi E Rơ đã học được về cách Cha Thiên Thượng nhìn nhận tất cả các con cái của Ngài. Cân nhắc đánh dấu lẽ thật mà em đã tìm thấy.

Phi E Rơ học được rằng Thượng Đế chẳng hề vị nể ai. Nếu học viên có được lợi ích khi đọc những câu thánh thư khác nhấn mạnh lẽ thật này, thì hãy cùng nhau đọc 2 Nê Phi 26:13, 28, 33 ; Giáo Lý và Giao Ước 1:34–35 .

Cân nhắc chia sẻ những lời phát biểu từ phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” nếu cần trong cuộc thảo luận này.

Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập ý nghĩa của câu “Thượng Đế chẳng hề vị nể ai” đối với em.

  • Em nghĩ sự mặc khải của Cha Thiên Thượng đã thay đổi tấm lòng và quan điểm của Phi E Rơ như thế nào? Làm thế nào mà việc hiểu được sự mặc khải này có thể thay đổi tấm lòng của con người ngày nay?

Mời những người tình nguyện chia sẻ những điều các em đã viết.

Khi Phi E Rơ hiểu rằng Thượng Đế muốn phúc âm được truyền dạy cho tất cả mọi người, ông đã thuyết giảng sứ điệp của Chúa Giê Su Ky Tô cho Cọt Nây, gia đình và bạn bè của ông ấy (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:36–43).

Clouds in a sunny sky
  • Em nghĩ cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô cho thấy tình yêu thương của Thượng Đế dành cho tất cả mọi người như thế nào?

  • Việc ghi nhớ rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô coi trọng tất cả mọi người có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách em nhìn nhận và đối xử với người khác?

  • Em có thể làm gì để tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để nhìn nhận những người khác theo cách của Ngài?

Trong khi Phi E Rơ làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô thì Đức Thánh Linh đã đến với Cọt Nây và gia đình của ông. Sau đó, Phi E Rơ mời họ chịu phép báp têm (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:44–48). Sự mặc khải mà Thượng Đế ban cho Phi E Rơ đã thay đổi các lối thực hành của Giáo Hội, và phúc âm bắt đầu được thuyết giảng cho tất cả mọi người.

Học viên có thể hoàn thành sinh hoạt sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập. Cũng nên cân nhắc mời học viên chia sẻ với gia đình những điều các em đã học được từ bài học này.

Hãy suy ngẫm xem thế giới hoặc đất nước, khu phố, trường học hoặc gia đình của em sẽ khác như thế nào nếu tất cả con cái của Cha Thiên Thượng đều nhìn nhận nhau theo cách Ngài nhìn nhận chúng ta.

Chọn một trong những môi trường này. Giải thích những khác biệt mà em có thể nhận thấy nếu mọi người trong môi trường này nhìn nhận người khác theo cách mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nhìn nhận họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ chấp nhận ai vào Giáo Hội và vương quốc của Ngài?

Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích:

18:51
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Mỗi người chúng ta đều có một tiềm năng thiêng liêng vì mỗi người là con của Thượng Đế. Mỗi người đều bình đẳng trong mắt Ngài. Ý nghĩa của lẽ thật này rất là sâu sắc. Thưa anh chị em, xin hãy lắng nghe kỹ những điều tôi sắp nói. Thượng Đế không yêu chủng tộc này hơn chủng tộc khác. Giáo lý của Ngài về vấn đề này rất rõ ràng. Ngài mời tất cả mọi người đến cùng Ngài, “dù là da đen hay da trắng, nô lệ hay tự do, nam cũng như nữ” [ 2 Nê Phi 26:33 ].

Tôi cam đoan với anh chị em rằng vị thế của anh chị em trước mặt Thượng Đế không được quyết định bởi màu da của anh chị em. Việc làm Thượng Đế đẹp lòng hoặc không hài lòng tùy thuộc vào lòng tận tụy của anh chị em đối với Thượng Đế và các giáo lệnh của Ngài chứ không phải vào màu da của anh chị em.

(Russell M. Nelson, “Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 94)

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:45 . “Sự ban cho Đức Thánh Linh” có nghĩa là gì?

Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10:45 , cụm từ “sự ban cho Đức Thánh Linh” muốn nói đến quyền năng của Đức Thánh Linh mà đã đến với những dân Ngoại này. Điều này khác với ân tứ của Đức Thánh Linh mà chúng ta nhận được qua giáo lễ xác nhận sau khi chịu phép báp têm (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:14–17 ; xin xem thêm Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 105).

Khải tượng của Phi E Rơ đã thay đổi lối thực hành của Giáo Hội như thế nào?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Qua kinh nghiệm và điều mặc khải này ban cho Phi E Rơ, Chúa đã thay đổi lối thực hành của Giáo Hội và mặc khải một sự hiểu biết càng trọn vẹn hơn về giáo lý cho các môn đồ của Ngài. Và như vậy, việc thuyết giảng phúc âm được mở rộng cho tất cả nhân loại.

(D. Todd Christofferson, “Giáo Lý của Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 88)

Khải tượng của Phi E Rơ có những điểm tương đồng nào với sự mặc khải để mở rộng chức tư tế cho tất cả các tín hữu nam xứng đáng trong Giáo Hội?

Nguồn tài liệu sau đây có thể hữu ích nếu em muốn hiểu thêm về sự mặc khải năm 1978, trong đó Cha Thiên Thượng đã mở rộng lễ sắc phong chức tư tế cho tất cả các tín hữu nam xứng đáng của Giáo Hội:

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Đấng Cứu Rỗi đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước

Cân nhắc mời học viên đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 10:38 và suy ngẫm về cách Đấng Cứu Rỗi “đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước” theo cách mà Ngài nhìn nhận và đối xử với người khác. Sau đó, có thể mời học viên suy ngẫm về những điều các em có thể làm để noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để làm việc thiện.

Dạy người khác về Đấng Cứu Rỗi

Khi Phi E Rơ dạy Cọt Nây và những người đi cùng ông, ông đã nói về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài trước tiên, sau đó mời những người mà ông đang dạy hành động theo những lời dạy này bằng cách chấp nhận các giáo lễ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:35–48). Những người truyền giáo khác đã lặp lại khuôn mẫu này (xin xem Mô Si A 18:1–10 ; An Ma 18:24–39). Có thể mời học viên đọc những lời giảng dạy của Phi E Rơ cho Cọt Nây và chuẩn bị đề cương của riêng các em về những điều các em có thể chia sẻ với một người bạn muốn biết thêm về phúc âm. Các em cũng có thể suy ngẫm lời phát biểu sau đây của Chủ tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Khi nói chuyện với những người khác, chúng ta cần phải nhớ rằng một lời mời để tìm hiểu thêm về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài là thích hợp hơn một lời mời để tìm hiểu thêm về Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta muốn người khác được cải đạo theo phúc âm. Đó là vai trò trọng đại của Sách Mặc Môn. Những cảm nghĩ về Giáo Hội chúng ta tuân theo sự cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô; những cảm nghĩ đó không xảy ra trước khi sự cải đạo. Nhiều người nghi ngờ về các giáo hội nhưng vẫn có một tình yêu mến dành cho Đấng Cứu Rỗi. Điều nào cần làm trước thì phải làm trước.

(Dallin H. Oaks, “Chia Sẻ Phúc Âm Phục Hồi”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 59)

Một tấm gương hiện đại

Học viên có thể tìm kiếm những câu chuyện hoặc những lời giảng dạy trong Sách Mặc Môn cho thấy rằng Cha Thiên Thượng mời gọi tất cả con cái của Ngài đến cùng Ngài (xin xem 2 Nê Phi 9:21–22 ; 2 Nê Phi 26:28 ; Mô Si A 27:23–25 ; Mô Si A 28:1–3).

12:2