Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 11, 15


Công Vụ Các Sứ Đồ 11, 15

Đấng Cứu Rỗi Dẫn Dắt Giáo Hội của Ngài qua Sự Mặc Khải

Hình Ảnh
Peter and James speak to the apostles, elders and other members at Jerusalem on the matter of circumcision. Outtakes: include some of the people shooting the film, different shots of the group of people listening.

Chúa Giê Su nói với Các Vị Sứ Đồ của Ngài rằng phúc âm sẽ được thuyết giảng cho muôn dân. Tuy nhiên, thực hiện điều này sẽ cần những thay đổi khó khăn đối với truyền thống lâu đời của người Do Thái. Với việc Chúa Giê Su thăng thiên, những thay đổi này cần được thực hiện qua sự mặc khải. Mục đích của bài học này là giúp em hiểu sâu hơn cách Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua sự mặc khải cho vị tiên tri và các vị sứ đồ của Ngài.

Quyết định phải giảng dạy điều gì. Thường sẽ có nhiều nội dung trong một nhóm thánh thư hơn so với những gì có thể được thảo luận một cách có ý nghĩa trong một tiết học. Hãy thành tâm nghiên cứu thánh thư và chương trình giảng dạy để biết được những lẽ thật và nguyên tắc giáo lý nào là quan trọng nhất cho các học viên của anh chị em nhận ra, hiểu và áp dụng.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Mặc Khải,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org và chuẩn bị chia sẻ những điều các anh chị em hiểu về cách Chúa mặc khải ý muốn của Ngài cho các vị tiên tri của Ngài.

Câu hỏi của một người bạn

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn không cùng tín ngưỡng với em biết được niềm tin của em vào các vị tiên tri và các vị sứ đồ thời hiện đại. Mặc dù người bạn này tin vào các vị tiên tri và các vị sứ đồ trong Kinh Thánh nhưng cậu ấy rất khó chấp nhận ý tưởng rằng ngày nay Thượng Đế làm việc qua họ. Cậu ấy hỏi em: “Chúa Giê Su nói với vị tiên tri và các vị sứ đồ bằng cách nào?”

  • Em tự tin đến mức nào về khả năng của em để trả lời câu hỏi này?

  • Em sẽ nói gì với người bạn của mình?

Mặc dù có một số cách để phản hồi, Công Vụ Các Sứ Đồ 1115 minh họa hai cách mà Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua sự mặc khải.

Sự mặc khải cho vị tiên tri

Sau khải tượng và kinh nghiệm của Phi E Rơ với Cọt Nây (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10), ông đi đến Giê Ru Sa Lem và dạy những lẽ thật mới được mặc khải này cho các vị lãnh đạo khác trong Giáo Hội.

Có thể là hữu ích nếu học viên làm việc theo cặp để ôn lại vắn tắt khải tượng và kinh nghiệm của Phi E Rơ với Cọt Nây trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10 . Một cách khác là mời một học viên tóm tắt câu chuyện cho cả lớp.

Sau khi đến Giê Ru Sa Lem, Phi E Rơ kể lại khải tượng và kinh nghiệm của ông với Cọt Nây (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 11:1–18).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 11:4–18 , tìm kiếm xem em thấy Thượng Đế hướng dẫn Giáo Hội bằng cách nào.

  • Em có thể học được điều gì từ câu chuyện này về cách Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Ngài?

Cân nhắc mời học viên tham khảo những điều các em đã học được trong phần bài đọc chuẩn bị của học viên. Giúp học viên hiểu rằng sự mặc khải trực tiếp đến với vị tiên tri, tức là Vị Sứ Đồ trưởng, qua một khải tượng.

Cân nhắc trưng bày hoặc viết lẽ thật sau đây lên trên bảng:

Từ kinh nghiệm của Phi E Rơ, chúng ta biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài bằng sự mặc khải cho vị tiên tri của Ngài, tức là Vị Sứ Đồ trưởng.

  • Làm thế nào mà việc biết lẽ thật này có thể giúp củng cố chứng ngôn của em về Chúa Giê Su Ky Tô và vị tiên tri của Ngài?

  • Tại sao em tin rằng Giáo Hội ngày nay đang được hướng dẫn bởi sự mặc khải cho vị tiên tri của Chúa?

Sự mặc khải thông qua các hội đồng

Một ví dụ khác về cách Đấng Cứu Rỗi ban sự mặc khải cho các vị tiên tri và các vị sứ đồ của Ngài được minh họa trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15 .

Những người truyền giáo Phao Lô và Ba Na Ba đã giảng dạy và làm phép báp têm cho nhiều người Dân Ngoại. Một số Ky Tô Hữu người Do Thái đến thành An Ti Ốt và dạy rằng những người nam Dân Ngoại đã cải đạo cần tuân theo luật Môi Se bằng cách chịu phép cắt bì, ngoài việc sống theo phúc âm do Chúa Giê Su Ky Tô và Các Vị Sứ Đồ của Ngài giảng dạy (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 15:1,5 ; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Phép Cắt Bì ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 15:2 để xem Phao Lô và Ba Na Ba đã tìm cách giải quyết vấn đề này như thế nào.

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô và Ba Na Ba tìm kiếm sự hướng dẫn từ những vị lãnh đạo Giáo Hội tại Giê Ru Sa Lem?

Một lẽ thật được minh họa trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15bằng cách cùng nhau hội ý và tìm kiếm sự mặc khải từ Thượng Đế, các vị lãnh đạo Giáo Hội tiếp nhận được sự soi dẫn về những vấn đề khó khăn. Khi Phi E Rơ và những vị lãnh đạo khác trong Giáo Hội cùng nhau hội ý, họ đã nhận được sự hướng dẫn từ Thượng Đế. Họ đã gửi thư thông báo cho các tín hữu của Giáo Hội về quyết định được soi dẫn của mình là không yêu cầu phép cắt bì cho những người Dân Ngoại cải đạo, và họ kèm theo lời mời tuân theo các lệnh truyền khác.

Hội đồng là một nhóm người cùng nhau thảo luận về những vấn đề quan trọng và cách ứng phó với những vấn đề đó. Để hiểu thêm về cách hoạt động của một hội đồng trong Giáo Hội, hãy đọc phần sau đây từ Sách Hướng Dẫn Tổng Quát:

Người lãnh đạo [của một hội đồng] khuyến khích các thành viên nói một cách cởi mở và trung thực. Nguồn gốc, độ tuổi, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng của các thành viên trong hội đồng làm phong phú thêm cho hội đồng. Các thành viên chia sẻ góp ý và lắng nghe lẫn nhau một cách tôn trọng. Khi họ tìm cách biết ý muốn của Chúa, tinh thần được soi dẫn và sự hiệp nhất có thể có sức mạnh lớn lao.

(Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 4.4.3, ChurchofJesusChrist.org)

  • Em sẽ tóm tắt như thế nào về cách định nghĩa hội đồng trong Giáo Hội?

Cung cấp thông tin sau đây dưới dạng giấy phát tay cho học viên hoặc trưng ra thông tin đó lên trên bảng.

Hội Đồng Giê Ru Sa Lem

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 15:6–15, 22–28 , tìm kiếm bằng chứng về các bộ phận khác nhau của một hội đồng. Sao chép biểu đồ sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Ở cột bên phải, viết các từ hoặc cụm từ trong câu mà tương ứng với các cụm từ ở cột bên trái.

Hoạt động theo chìa khóa của chức tư tế

Tập trung vào lợi ích của cá nhân và gia đình

Cho phép các thành viên hội đồng bày tỏ ý kiến

Dẫn đến sự hiệp nhất

Các vị lãnh đạo thời hiện đại cũng sử dụng các hội đồng để mời Chúa hướng dẫn trong các vấn đề của Giáo Hội. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ câu chuyện sau đây:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Khi chúng tôi nhóm họp với tính cách Hội Đồng Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, thì phòng họp của chúng tôi trở thành căn phòng của sự mặc khải. Thánh Linh hiện diện một cách rõ ràng. Trong lúc chúng tôi vật lộn với các vấn đề phức tạp, một tiến trình hào hứng diễn ra khi từng Vị Sứ Đồ thoải mái bày tỏ ý nghĩ và quan điểm của mình. Mặc dù ban đầu chúng tôi có thể khác nhau trong các quan điểm, nhưng tình yêu thương chúng tôi cảm nhận cho nhau thì không thay đổi. Sự đoàn kết của chúng tôi giúp chúng tôi nhận ra ý muốn của Chúa dành cho Giáo Hội của Ngài.

Trong các buổi họp của chúng tôi, số đông không bao giờ thắng thế! Chúng tôi thành tâm lắng nghe từng người một và nói chuyện với nhau cho đến khi chúng tôi thống nhất ý kiến. Rồi khi chúng tôi đã hoàn toàn đồng thuận, ảnh hưởng hợp nhất của Đức Thánh Linh thật là làm nổi gai ốc! Chúng tôi kinh nghiệm được điều mà Tiên Tri Joseph Smith đã biết khi ông dạy rằng: “Bằng sự đoàn kết trong cảm nghĩ, chúng ta nhận được quyền năng với Thượng Đế” [Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (năm 2007), trang 423]. Không thành viên nào trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn hay Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đưa ra quyết định về Giáo Hội của Chúa mà dựa theo sự xét đoán tốt nhất của riêng mình!

(Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 95)

Đây có thể là thời điểm tốt để cho học viên đặt ra bất kỳ câu hỏi nào mà các em có thể có về cách Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Ngài. Xin xem “ Mặc Khải ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) và tài liệu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học để có những hiểu biết sâu sắc hữu ích.

  • Em sẽ trả lời như thế nào về tình huống ở đầu bài học, trong đó một người bạn hỏi Chúa Giê Su Ky Tô phán cùng vị tiên tri và các vị sứ đồ bằng cách nào?

  • Việc biết những lẽ thật được nhận ra trong những câu thánh thư này ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về vị tiên tri và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội?

  • Việc biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài theo những cách này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách em nhìn nhận những quyết định của vị tiên tri và các vị sứ đồ ngày nay?

  • Em có thể tham gia vào những hội đồng nào trong suốt cuộc đời của mình?

  • Em có thể làm gì để giúp một hội đồng nhận được sự mặc khải?

Theo sự thúc giục, hãy làm chứng về những lẽ thật đã được dạy trong bài học này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Sự mặc khải cho các vị lãnh đạo Giáo Hội

Trong bài nói chuyện “Giáo Lý của Đấng Ky Tô”, Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã sử dụng những câu chuyện được ghi lại trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1115 để dạy về sự mặc khải cho các vị lãnh đạo Giáo Hội. Cân nhắc nghiên cứu toàn bộ bài nói chuyện hoặc xem video sau đây từ mã thời gian 6:10 đến 11:34.

Một số ví dụ về sự mặc khải liên tục là gì?

Anh Cả QuentinL. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về sự mặc khải được nhận cho Giáo Hội. Xem “Phước Lành của Sự Mặc Khải Liên Tục Ban cho Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải Ban cho Cá Nhân để Hướng Dẫn Cuộc Sống của Chúng Ta” từ mã thời gian 4:55 đến 6:42, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Anh Cả Cook cũng dạy rằng vị tiên tri và các vị sứ đồ nhận được sự soi dẫn từ Thánh Linh và sự mặc khải trực tiếp từ Đấng Cứu Rỗi. Xem “Chuẩn Bị để Gặp Thượng Đế” từ mã thời gian 13:37 đến 14:15.

Các hội đồng có thể hoạt động trong một gia đình như thế nào?

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về các hội đồng gia đình trong bài nói chuyện của ông “Các Hội Đồng Gia Đình” (Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 63–65).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Giới trẻ tham gia trong các hội đồng

Nhiều em giới trẻ đã có hoặc sẽ có cơ hội tham gia vào các hội đồng như một phần của các chức vụ kêu gọi của họ trong một lớp học hoặc chủ tịch đoàn nhóm túc số. Mời học viên thảo luận về những kinh nghiệm mà các em đã có khi tham gia vào các hội đồng này và cách mà những điều các em đã học được trong bài học này có thể giúp cho các em khi hội ý với những người khác trong các chức vụ kêu gọi của mình.

Sự mặc khải cá nhân có thể đến qua việc hội ý như thế nào?

Mời học viên đưa ra bản liệt kê một số quyết định quan trọng mà họ cần phải thực hiện bây giờ và trong tương lai. Hỏi học viên những câu hỏi như sau: Làm thế nào mà việc hội ý với những người khác có thể giúp các em tìm thấy sự hướng dẫn đầy soi dẫn về việc đưa ra những quyết định này? Các em có thể hội ý với ai về những quyết định này? Một số người đáng tin cậy bao gồm cha mẹ và những người trong gia đình (xin xem M. Russell Ballard, “Các Hội Đồng Gia Đình”, Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 63–65), các vị lãnh đạo Giáo Hội và Chúa (xin xem An Ma 37:37).

Cân nhắc chia sẻ lời phát biểu sau đây của Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Nhiều người trẻ tuổi đáng quý trong số các em có thể không có sự hiểu biết rõ ràng về việc các em là ai và con người mà các em có thể trở thành. Tuy nhiên, các em sẽ sớm phải đưa ra những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Xin hãy hội ý với cha mẹ lẫn vị giám trợ của các em về những lựa chọn quan trọng ở trước mắt các em. Hãy để cho vị giám trợ làm người bạn và người khuyên bảo các em” (“Các Giám Trợ—Những Người Chăn Dắt Bầy Chiên của Chúa”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 60). Mời học viên viết về cách các em có thể sử dụng nguyên tắc hội ý để mời sự hướng dẫn của Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của mình.

Cách thánh thư mời sự mặc khải đến trong các hội đồng lãnh đạo của Giáo Hội

Có thể hỏi học viên về các phương tiện khác mà nhờ đó sự mặc khải đến. Cân nhắc cho học viên đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 15:13–18 . Gia Cơ đã chỉ ra những nguồn thẩm quyền nào?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy rằng: “Những buổi thảo luận của hội đồng sẽ thường gồm có việc tham khảo các tác phẩm tiêu chuẩn của thánh thư, những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội và điều đã được làm trước đây. Nhưng cuối cùng, cũng giống như trong Giáo Hội thời Tân Ước, mục tiêu không phải chỉ [để có được] sự đồng lòng của các thành viên trong hội đồng mà còn [để có được] điều mặc khải từ Thượng Đế. Đó là một tiến trình gồm có việc suy luận lẫn đức tin để nhận được ý định và ý muốn của Chúa” (“Giáo Lý của Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 88). Học viên có thể đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 15:28 , tìm kiếm cách mà cả sự đồng lòng lẫn sự mặc khải từ Thượng Đế được nói đến.

In